Hà Nội
23°C / 22-25°C

Các tỉnh miền núi phía Bắc: Công nghệ không đốt và mô hình cụm xử lý rác thải y tế phù hợp

Thứ tư, 10:23 20/07/2016 | Y tế

GiadinhNet - Một khuôn viên sạch sẽ gọn gàng, không gian xanh nhiều cây cối, ánh nắng chiếu qua kẽ lá xuống những hàng ghế đá dọc con đường dẫn vào bệnh viện. Phía sau khuôn viên ấy, những thùng chuyên dụng chứa chất thải y tế hàng ngày sẽ được phân loại và chọn lọc kỹ càng, rồi được thu gom và vận chuyển về theo từng cụm để sau cùng xử lý bằng công nghệ “xanh” – công nghệ “không khói”.

Nguyên lý của công nghệ này là sử dụng công nghệ không đốt để xử lý chất thải nguy hại, không gây ô nhiễm môi trường thứ phát, sau đó biến chất thải nguy hại thành chất thải thông thường và có thể phục vụ mục đích tái chế. Nhờ đó, những vật dụng tưởng như phải bỏ đi nay có thể “tái sinh” thành vật dụng mới, tiết kiệm tài nguyên cho xã hội. Với sáng kiến xử lý rác thải theo cụm và dựa vào công nghệ không đốt, các bệnh viện khu vực miền núi phía Bắc đang biến những giấc mơ bệnh viện “xanh-sạch-đẹp” dần trở thành hiện thực.

Công nghệ xanh giúp các địa phương tìm được “cơ” trong “nguy”

Thử hình dung, cuối mỗi ngày, tại một bệnh viện tuyến tỉnh, khối lượng chất thải nguy hại như bơm, kim tiêm, chai lọ và các sinh, bệnh phẩm…cần xử lý là hàng chục đến hàng trăm ký. Chúng sẽ được xử lý ra sao? Tại nhiều địa phương, sự lựa chọn thông thường hiện nay vẫn là đốt, hoặc thủ công hoặc bằng lò. Tuy nhiên, dù đạt tiêu chuẩn tới đâu, phương pháp này vẫn còn nhược điểm là vẫn sẽ xả ra môi trường một lượng khí thải gây ô nhiễm như phát thải mùi, các loại khí axit, đặc biệt dioxin và furan… Chưa kể cách làm này khá tốn kém do chi phí vận hành, bảo dưỡng, giám sát môi trường công nghệ hiện nay rất cao.

Hiểu rõ những nguy cơ tiềm tàng cũng như cơ hội cải thiện môi trường trong việc thay thế công nghệ đốt rác thải bằng công nghệ xanh, dựa trên đặc thù mỗi địa phương, các sở y tế một số tỉnh miền núi phía Bắc đang chủ động áp dụng các mô hình quản lý tương đối phù hợp. Theo đó, thay vì sử dụng lò đốt như cách làm truyền thống, việc xử lý chất thải y tế bằng nồi hấp khử trùng hoặc thiết bị vi sóng với nhiệt độ thấp đã làm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm và chứng minh hiệu quả xử lý vượt trội. Công nghệ này góp phần giảm thiểu lượng khí phát thải, không tạo khói, tiết kiệm nguồn năng lượng trong quá trình xử lý chất thải độc hại, đồng thời một số chất thải lây nhiễm bằng vật liệu nhựa sau khi khử khuẩn an toàn lại có thể trở thành vật liệu tái chế, tiếp tục được đưa vào sản xuất thành các vật dụng khác, đem lại lợi ích kinh tế cho xã hội.

Với sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế và chỉ đạo về mặt chuyên môn của Bộ Y tế, rất nhiều tỉnh miền núi phía Bắc đã lựa chọn được giải pháp thích hợp nhất cho mình, xoay chuyển tình trạng từ nơi có nguy cơ cao về ô nhiễm môi trường trở thành những địa phương tích cực ứng dụng công nghệ tiên tiến của thế giới nhằm cải thiện điều kiện sức khỏe môi trường cho người dân.

Hiện nay 3 huyện của tỉnh Bắc Kạn là Ngân Sơn, Ba Bể và Na Rì cùng với tỉnh Cao Bằng, hai địa phương đầu tiên ở Việt Nam đã triển khai mô hình sử dụng công nghệ không đốt trong xử lý chất thải y tế ở tuyến huyện và tuyến xã. Giá thành của thiết bị này không quá cao, nhờ đó, tính đến nay, Trung tâm Y tế của 3 huyện và 8 cụm xã đã triển khai được mô hình này.

Mô hình khu xử lý chất thải theo cụm – sáng kiến đầy tính “quy hoạch”

Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất đối với các tỉnh miền núi phía Bắc là địa hình hiểm trở phức tạp, mưa lũ thất thường, các cơ sở y tế nhỏ lẻ nằm ở những khu vực xa xôi đi lại khó khăn, lượng rác thải bị dàn trải khó tập trung khiến cho quá trình thu gom và vận chuyển chất thải y tế gặp nhiều khó khăn, chi phí lớn. Ngoài ra, sự hiểu biết hạn chế về quy trình, kỹ thuật, cách thức thu gom và xử lý chưa khoa học cũng góp phần làm cho vấn đề ô nhiễm môi trường bệnh viện khu vực này chưa được giải quyết triệt để. Bài toán khó khăn này đã được Bắc Kạn giải quyết rất linh hoạt. Qua sự tham mưu của Sở Y tế, chính quyền tỉnh đã trang bị thùng chứa chuyên dụng cho các trạm y tế tại các xã trong vùng dự án để phục vụ việc thu gom, chở về điểm xử lý rác không đốt cụm xã. Nhờ đó, rác thải y tế từ những trạm thuộc khu vực xa xôi, quy mô nhỏ, nằm rải rác đều có thể được thu gom và xử lý kịp thời, tiết kiệm chi phí và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Hiện nay, mô hình đầu tư các khu xử lý chất thải y tế theo cụm được đa số các địa phương ủng hộ vì tính ưu việt của nó, tiêu biểu là Điện Biên và Lạng Sơn. Ông Tạ Văn Hiền, Phó Trưởng phòng Nghiệp vụ y, Sở Y tế Điện Biên cho biết, từ 2011 đến nay, tình hình xử lý chất thải y tế đã đi vào nề nếp. Khâu phân loại đã cơ bản được thực hiện tại nguồn và được vận chuyển đúng quy trình. Hiện nay, 6/14 bệnh viện có hệ thống xử lý chất thải đảm bảo kỹ thuật, 6/17 phòng khám đã đầu tư hệ thống xử lý chất thải. Còn ở Lạng Sơn, đối với các bệnh viện tuyến huyện, đã có trên 90% hoàn thành và đưa vào sử dụng công trình xử lý chất thải rắn và 30% có công trình xử lý chất thải lỏng.

Xây dựng hệ thống xử lý chất thải rắn – lỏng riêng biệt

Bên cạnh sáng kiến xử lý theo cụm, các tỉnh còn lập kế hoạch xây dựng hệ thống và quản lý chất thải theo quy trình phân loại rất rõ ràng. Ở Lai Châu, không chỉ có đội ngũ y bác sĩ phải nắm vững quy trình xử lý và kiểm soát nhiễm khuẩn trong bệnh viện mà ngay cả bệnh nhân và người nhà cũng được giáo dục, truyền thông rất cụ thể để bà con cùng hợp tác với bệnh viện, xây dựng môi trường an toàn, sạch đẹp. Bác sĩ Đỗ Văn Giang, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh khẳng định rằng, nhờ những nỗ lực này mà công tác quản lý chất thải đã đi vào nề nếp, tiến bộ rõ rệt. Tại đây, chất thải lỏng và chất thải rắn được quản lý rất chặt chẽ và chuyên nghiệp. Chất thải lỏng sẽ chảy về bể tự hoại, được lọc, xử lý bơm hóa chất sau đó mới đưa ra hệ thống thoát nước của thành phố. Nước thải của bệnh viện đã được quan trắc và đạt quy chuẩn của Bộ TN & MT, đồng thời được chính quyền tỉnh cấp phép xả thải vào nguồn nước sau khi đã qua hệ thống xử lý. Còn về chất thải rắn, ông Nguyễn Tùy Bút, Giám đốc Ban quản lý Dự án - Sở Y tế Lai Châu cho hay, chúng sẽ được hấp sấy vi sóng, biến từ chất thải nguy hại thành rác thải thông thường. Công nghệ này đã được ứng dụng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Lao phổi và Bệnh viện Y học cổ truyền, các trung tâm y tế huyện Mường Tè, Than Uyên, Sìn, Hồ, Phong Thổ, Tam Đường và sắp tới là huyện Nậm Nhùn (2017).

Một địa phương khác cũng chú trọng đầu tư mạnh để nâng cấp, cải tạo hệ thống xử lý chất thải y tế trên địa bàn cấp huyện là tỉnh Sơn La. Từ tháng 8/2013,UBND tỉnh đã cho phép lập các dự án đầu tư cải tạo, nâng cấp hệ thống xử lý nước thải và rác thải y tế tại bệnh viện đa khoa một số huyện với tổng vốn đầu tư là 15. 562 tỷ đồng. Hiện nay, dự án tại Bệnh viện Đa khoa huyện Mai Sơn đã xây xong khu vực xử lý chất thải rắn, đang lắp đặt, thi công hệ thống xử lý nước thải, ước tính đạt 80% khối lượng. Dự án tại Bệnh viện Đa khoa huyện Mường La hiện đã xây xong khu vực xử lý chất thải rắn, đang lắp đặt, thi công hệ thống xử lý nước thải, ước tính đạt 40% khối lượng. Dự án cải tạo, nâng cấp hệ thống xử lý rác thải y tế Bệnh viện Đa khoa huyện Phù Yên đến nay tiến độ đạt 50% khối lượng. Dự án tại Bệnh viện Đa khoa huyện Sốp Cộp đã hoàn thành 100% khối lượng và đang đưa vào vận hành thử nghiệm. Với sự đầu tư mạnh mẽ như vậy, kết quả tỷ lệ chất thải rắn y tế được xử lý tăng qua từng năm, từ 69% chất thải rắn y tế được xử lý năm 2014 lên con số 72% năm 2015. Kết quả nêu trên góp phần giảm tình trạng ô nhiễm môi trường do rác thải y tế trên địa bàn tỉnh.

Thực tế cho thấy, mô hình đầu tư hệ thống xử lý chất thải y tế theo cụm đã phát huy ưu điểm và nên nhân rộng tại các địa phương vùng miền núi. Theo thống kê, tại các tỉnh miền núi phía Bắc, nhiều bệnh viện tuyến tỉnh như bệnh viện đa khoa, bệnh viện lao & bệnh phổi... đã có công trình xử lý chất thải đảm bảo tiêu chuẩn và quy trình kỹ thuật quốc gia về môi trường. Việc sử dụng công nghệ xanh không đốt, quản lý chuyên nghiệp theo đúng quy trình dựa trên mô hình xử lý theo cụm rất phù hợp với địa phương đã góp phần giảm tình trạng ô nhiễm, làm sạch hơn môi trường bệnh viện và nâng cao chất lượng sống cho người dân.

Một trong những nguồn lực quan trọng giúp cho các địa phương này thay đổi sang công nghệ “ xanh” đến từ dự án Hỗ trợ Xử lý chất thải bệnh viện của Bộ Y tế, với tổng vốn vay từ Ngân hàng Thế giới (WB) 150 triệu USD, trong đó tập trung thực hiện áp dụng công nghệ không đốt trong xử lý rác thải y tế theo cụm.

Việc thu gom chất thải y tế theo cụm là giải pháp rất phù hợp với đặc thù khó khăn ở khu vực miền núi phía Bắc. Sau khi rác thải được tập trung và phân loại theo quy chuẩn, chúng sẽ được xử lý để có thể biến một phần thành những vật dụng tái chế, giảm thiểu việc xả thải gây ô nhiễm và tiết kiệm tài nguyên, cung cấp những sản phẩm hữu ích cho cộng đồng.

Nhóm phóng viên

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bé gái sơ sinh bị bỏ trong túi bóng đặt trước cửa bệnh viện ở Hà Nội

Bé gái sơ sinh bị bỏ trong túi bóng đặt trước cửa bệnh viện ở Hà Nội

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Trẻ bị bỏ vào túi bóng đặt tại cửa khoa cấp cứu của bệnh viện trong tình trạng tím tái toàn thân, không tự thở, tim mờ.

Mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ 19 tuổi vào rừng hái lá ngón để ăn

Mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ 19 tuổi vào rừng hái lá ngón để ăn

Y tế - 2 ngày trước

Do mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ trẻ ở Quảng Nam đã vào rừng hái 6 lá ngón ăn để tự tử, rất may được cứu sống kịp thời.

Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện

Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện

Y tế - 3 ngày trước

Sau khi ăn thịt một con chó bị đánh bả, 8 người dân tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) có biểu hiện sốt, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy phải nhập viên cấp cứu.

Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao

Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Huấn luyện viên thể hình 32 tuổi nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở, vã mồ hôi… Ngay khi tiếp nhận người bệnh, các bác sĩ bệnh viện E nhận thấy ở người bệnh có những triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim cấp.

Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'

Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'

Y tế - 4 ngày trước

Nam thanh niên 23 tuổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau đớn, mất vận động đùi trái, xương đùi vỡ nát thành nhiều mảnh sau khi bị cây đổ đè trúng.

Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn

Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn

Y tế - 4 ngày trước

Trong lúc bố mẹ vắng nhà, 2 anh em ruột ở Đắk Lắk đã bắt cóc làm thịt. Sau khi ăn xong, cả hai đều bị ngộ độc, người anh tử vong còn em gái đang nguy kịch.

Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này

Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh Whitmore.

Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt

Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Đây là ca bệnh đặc biệt và nhỏ tuổi nhất được thăm khám tại chương trình Phẫu thuật vi phẫu quốc tế được tổ chức thực hiện tại Bệnh viện E.

Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm

Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm

Y tế - 4 ngày trước

Nam thanh niên 26 tuổi phải vào viện tâm thần 2 lần do thường xuyên hút thuốc lá điện tử pha với cần sa.

Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2

Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH – Tại bệnh viện, bệnh nhân có biểu hiện choáng, sắc mặt tái nhợt, tim thai giảm thấp, huyết áp không đo được.

Top