Các triệu chứng nhiễm Omicron và ảnh hưởng của biến thể này đến quá trình mang thai
Trong bối cảnh sự xuất hiện của biến thể Omicron, các nhà nghiên cứu đều cho rằng, tiêm chủng có tác dụng bảo vệ thai phụ và thai nhi chống lại COVID-19.
Biến thể Delta của virus SARS-CoV-2 (Corona) được xác định lần đầu tiên ở Ấn Độ vào cuối năm 2020 và lan truyền nhanh chóng trên toàn thế giới. Sau đó là sự xuất hiện của biến thể Omicron hiện nay thực sự đang được chú ý.
1. Biến thể Omicron là gì?
Omicron là biến thể của virus corona mới nhất đang được quan tâm. Báo cáo đầu tiên của Omicron cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), chủng này được phát hiện lần đầu Nam Phi và ở Botswana vào tháng 11/ 2021.
2. Biến thể Omicron nguy hiểm như thế nào?
Các chuyên gia tin rằng biến thể Omicron lây lan nhanh chóng và dễ dàng hơn cho người khác, ngay cả khi người bị nhiễm bệnh đã được tiêm phòng hoặc không có triệu chứng.
Theo Tiến sĩ Sherry Ross, chuyên gia sức khỏe phụ nữ tại Trung tâm Sức khỏe Providence Saint John ở Santa Monica, California, Hoa Kỳ cho biết, dựa trên dữ liệu thu thập được cho đến nay, biến thể Omicron dường như gây ra nhiều triệu chứng nhẹ hơn so với biến thể Delta. Tiến sĩ Charles Bailey, giám đốc y tế về phòng chống nhiễm trùng tại Bệnh viện Providence Mission và Bệnh viện Providence St. Joseph ở Orange County, California, Hoa Kỳ cho rằng, không có lý do gì để nghi ngờ rằng biến thể Omicron gây ra rủi ro lớn hơn cho phụ nữ mang thai so với các biến thể trước đó.
3. Phụ nữ mang thai phải đối mặt với những rủi ro gì?

Omicron là biến thể đáng quan ngại thứ năm sau Alpha, Beta, Gamma và Delta.
Kể từ khi COVID-19 xuất hiện lần đầu tiên vào cuối năm 2019, các nhà khoa học đã nghiên cứu tác động của virus và các biến thể của nó đối với các nhóm dân số khác nhau, bao gồm cả những người đang mang thai.
Khi mang thai, hệ thống miễn dịch của người mẹ thay đổi hướng tới việc thích ứng với sự tồn tại của thai nhi trong cơ thể. Tùy theo cơ địa của người mẹ mà sự thay đổi này có thể làm tăng tính mẫn cảm với một số loại mầm bệnh, đồng thời nếu có thể tăng nặng nếu nhiễm bệnh. Do đó việc mắc bệnh COVID-19 trong thai kỳ có thể nguy hiểm và thậm chí nguy cơ tử vong đối với một số người bệnh.
Nói chung, những người mang thai có nguy cơ bị bệnh nặng do virus hơn những người không mang thai. Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hoa Kỳ, những người mang thai bị nhiễm COVID-19 cũng có nguy cơ sinh non cao hơn (tức là sinh trước 37 tuần) và thai chết lưu. Họ cũng có thể có nhiều nguy cơ mắc các biến chứng thai kỳ khác.
4. Các triệu chứng nhiễm Omicron ở phụ nữ mang thai
Các triệu chứng của Omicron giống như các triệu chứng của các biến thể virus corona khác như sốt, ho, khó thở và các triệu chứng giống bệnh cúm như mệt mỏi, đau đầu và đau cơ.
Tiến sĩ Bailey cho biết, các triệu chứng đường hô hấp trên (như đau họng) có thể gặp nhiều hơn với biến thể Omicron nhưng mất vị giác hoặc khứu giác ít hơn. Vì vậy, biến thể Delta cho đến nay vẫn là chủng virus nổi bật nhất lưu hành ở tất cả các nước với bất kỳ triệu chứng nào.
5. Vaccine COVID-19 có bảo vệ chống lại biến thể Omicron không?
Tiến sĩ Ross cho biết, vaccine phòng COVID-19 được tất cả các tổ chức chăm sóc sức khỏe phụ nữ khuyến cáo nên tiêm cho phụ nữ trước khi mang thai, đang mang thai hoặc đang cho con bú. Các nghiên cứu y học đã cho thấy sự an toàn và bảo vệ của vaccine đối với phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh thông qua các kháng thể của trẻ. Tiến sĩ Ross cho rằng quan điểm về các thông tin, rằng vaccine phòng COVID-19 có thể gây sảy thai hoặc vô sinh là sai.
Chuyên gia sức khỏe cộng đồng và tác giả của cuốn sách về không gian cá nhân dành cho trẻ em Carol Winner, cho biết: "Omicron có thể là biến thể mới, nhưng nó không phải là phiên bản cuối cùng. Cách phòng thủ tốt nhất để chống lại biến thể Omicron là nên tiêm vaccine COVID-19 tăng cường cho tất cả mọi người".
6. Làm cách nào để bảo vệ thai phụ và thai nhi khỏi bệnh Omicron?

Tiêm phòng, kết hợp thực hiện 5K, khám thai định kỳ sẽ giúp các bà mẹ và chuẩn bị làm mẹ an toàn trước mọi biến thể của COVID-19.
Tiến sĩ Bailey nói, trên hết, hãy tiêm phòng và nếu đã được tiêm phòng, hãy nên tiêm nhắc lại. Các biện pháp bổ sung để bảo vệ bản thân khỏi COVID-19 bao gồm đeo khẩu trang nếu đang ở trong phòng và ở gần những người mà bạn không biết để được chủng ngừa và không có các triệu chứng COVID-19 cũng như tránh các cuộc tụ tập đông người hoặc các tình huống phải đeo khẩu trang và nên giữ khoảng cách.
Ông Winner nói: "Vì vậy hãy nhận biết rằng một thành viên trong gia đình chưa được tiêm vaccine có thể lây bệnh cho bất kỳ ai khác, kể cả phụ nữ mang thai".
Tiến sĩ Ross nhấn mạnh, các hướng dẫn vệ sinh của CDC Hoa Kỳ đã được áp dụng kể từ khi bắt đầu đại dịch COVID-19 vẫn còn nguyên giá trị và cần được tuân thủ tốt. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây, và nếu không có sẵn xà phòng và nước, hãy sử dụng chất khử trùng tay có chứa ít nhất 60% cồn. Tránh chạm vào mắt, mũi và miệng của bạn bằng tay chưa rửa sạch.

5 loại thực phẩm giúp lão hóa khỏe mạnh và minh mẫn hơn
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcCó một tuổi già khỏe mạnh và trí óc còn minh mẫn là ước muốn của mọi người. Lối sống và dinh dưỡng là yếu tố góp phần quan trọng giúp chúng ta đạt được điều đó. Các nhà khoa học đã phát hiện ra một số loại thực phẩm có lợi cho quá trình lão hóa khỏe mạnh ở con người.

4 dấu hiệu cảnh báo ung thư vú phụ nữ không nên bỏ qua
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcMặc dù không phải tất cả những bất thường ở vú đều là ung thư nhưng việc nhận biết sớm các dấu hiệu nghi ngờ là rất quan trọng, điều này góp phần vào khả năng điều trị thành công và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Chung tay phòng bệnh Thalassemia, nâng cao chất lượng giống nòi cho đất nước
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcGĐXH – Theo các chuyên gia, bệnh Thalassemia (tan máu bẩm sinh) đã và đang gây ra những hệ lụy nghiêm trọng ảnh hưởng đến chất lượng giống nòi và cuộc sống của người bệnh. Vì vậy, chủ động phòng ngừa nguy cơ trẻ sinh ra mắc bệnh là việc làm vô cùng cấp thiết hiện nay.

Không chủ quan với viêm âm đạo do vi khuẩn
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcViêm âm đạo do vi khuẩn không chỉ đơn thuần là một sự mất cân bằng vi sinh vật. Các bằng chứng ngày càng tăng cho thấy sự liên quan của lây truyền qua đường tình dục trong sự phát triển và tái phát của viêm âm đạo do vi khuẩn.

Huế triển khai nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày Thalassemia thế giới 8/5
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcGĐXH - Ngành Y tế TP Huế triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền hưởng ứng Ngày Thalassemia thế giới 8/5 nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về căn bệnh tan máu bẩm sinh.

3 lợi ích của tập luyện trong thời kỳ mãn kinh
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcTập thể dục có rất nhiều tác động tích cực đối với mọi người ở mọi lứa tuổi. Nhưng đối với phụ nữ đang trong thời kỳ mãn kinh, tập thể dục đặc biệt có tác dụng mạnh mẽ.

Cụ bà lớn tuổi nhất thế giới nói 'không tranh cãi' là bí quyết để sống thọ
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcCụ Ethel Caterham, người vừa được công nhận là lớn tuổi nhất thế giới, nói bí quyết sống đến tuổi 115 là nhờ không to tiếng với ai và làm điều mình thích.

Massage tuyến tiền liệt có thể mang lại 4 lợi ích
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcTuy không có nhiều nghiên cứu về lợi ích của việc massage tuyến tiền liệt nhưng một số bằng chứng cho thấy massage tuyến tiền liệt có thể cải thiện các vấn đề như viêm tuyến tiền liệt, phì đại tuyến tiền liệt, tiểu khó hoặc rối loạn cương dương.

Biến chứng nguy hiểm của sốt siêu vi ở trẻ em
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcSốt siêu vi (còn gọi là sốt virus) là phản ứng sốt ở trẻ khi nhiễm một loại virus nào đó. Bệnh sẽ trở nên nguy hiểm khi xảy ra các biến chứng trên nhiều cơ quan của cơ thể nếu không được phát hiện kịp thời và chăm sóc đúng cách như: viêm phổi nặng do RSV, phù não, viêm cơ tim, sốc do sốt xuất huyết...

Giao mùa, cảnh giác với virus hợp bào hô hấp ở trẻ nhỏ
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcVirus hợp bào hô hấp (RSV) là một trong những nguyên nhân gây bệnh đường hô hấp thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh thường xuất hiện vào thời điểm giao mùa.

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.