Các y, bác sĩ trải lòng khi trực xuyên Tết, đón giao thừa trong viện
GĐXH - Những ngày cận Tết 2023 mọi người đều hối hả trở về bên gia đình thì ở ngoài kia vẫn còn rất nhiều người vì công việc, nhiệm vụ mà không thể về nhà đón Tết. Các y, bác sĩ trên khắp cả nước là những người như vậy.
Nơi ánh đèn không bao giờ tắt
Có lẽ phải chứng kiến một ca trực xuyên đêm mới thấy được hết những vất vả, khó khăn, đôi khi là nghẹt thở của các bác sĩ khi thực hiện công việc cứu người của mình.
Những ngày cận Tết 2023, trong khi người người, nhà nhà tất bật mua sắm, chuẩn bị đón năm mới thì tại các bệnh viện, đôi ngũ y bác sĩ, nhân viên y tế vẫn ngày đêm miệt mài với công việc của mình.
Sẽ chẳng có ai muốn xa gia đình vào ngày Tết, bởi thời gian này mọi người ở khắp nơi đều về nhà đoàn tụ, sum vầy với nhau. Thế nhưng, ở đâu đó vẫn có những con người đang hi sinh hết mình cho công việc, chỉ mong có thể góp một phần nhỏ sức lực, cống hiến cho xã hội.
Trong một đêm trực ngày cận Tết cùng các bác sĩ tại Bệnh viện 19-8 (Bộ Công an) tôi mới có cơ hội được trải nghiệm và cảm nhận những vất vả cũng như áp lực của tất cả các y bác sĩ, nhân viên y tế khi đang thực hiện công việc cứu người.
Trái với không khí tưng bừng, rộn ràng ngoài kia là sự vội vã, khẩn trương mọi người cùng tiếng còi hú, tiếng kêu rên của bệnh nhân, tiếng "tít tít" của thiết bị y tế và mùi thuốc khử trùng đặc trưng của bệnh viện.
Mới chỉ có mặt vài tiếng đồng hồ trong bệnh viện chúng tôi đã cảm thấy ngộp thở, có một chút "choáng" khi liên tiếp thấy bệnh nhân ở đủ các hoàn cảnh, độ tuổi đến cấp cứu. Thế nhưng, đối với các y bác sĩ công việc đó lại là điều bình thường, nó diễn ra hàng ngày và cũng là trách nhiệm của họ đối với xã hội.
Trực đêm, đối với đội ngũ y, bác sĩ ở các bệnh viện, đặc biệt là các bệnh viện lớn luôn là những đêm trắng không ngơi nghỉ, thậm chí là "cuộc chiến" đầy cam go để giành giật lại sự sống cho người bệnh từ tay tử thần.
Áp lực chồng chất áp lực, bởi bệnh nhân nhập viện ban đêm thường là những ca bệnh nặng, người say xỉn, tai nạn giao thông, hay những người không may đổ bệnh… Điều đó đòi hỏi các bác sĩ không chỉ cần có tay nghề cao, sự kiên nhẫn, tận tâm, để cứu chữa người bệnh mà còn cần cả những kỹ năng để bảo vệ chính mình.
Để hiểu hơn về công việc cũng như những tâm tư của các y bác sĩ trong những ngày trực xuyên đêm, đặc biệt là những ngày cuối cùng của năm cũ, chúng tôi đã tìm gặp Ths, BS Nguyễn Danh Nghiệp – Phó trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh và Y học hạt nhân.
Cuộc trò chuyện của chúng tôi luôn gián đoạn vì những ca cấp cứu của bệnh nhân liên tục xuất hiện. Bác sĩ không được chậm trễ, khi nhận được chuông báo hiệu cấp cứu, như một thói quen, anh bật dậy như lò xo giải quyết công việc.
Cũng chính vì vậy mà tôi mới cảm nhận rõ hơn khối lượng công việc của các y bác sĩ, nhân viên y tế phải gồng gánh mỗi ngày là như thế nào. Thậm chí bữa cơm tối cũng không được trọn vẹn vì việc cấp cứu bệnh nhân phải được ưu tiên hơn cả.
"Công việc của chúng tôi trong ca trực bắt đầu từ 7 giờ sáng hôm nay đến 7 giờ sáng hôm sau, có nghĩa là chúng tôi sẽ làm việc liên tục 24 tiếng đồng hồ. Khoa của tôi là Chẩn đoán hình ảnh vì vậy khối lượng công việc có phần nhiều hơn các khoa khác trong bệnh viện.
Thông thường khi xe 115 đưa bệnh nhân tới, Khoa Cấp cứu sẽ là nơi tiếp nhận người đầu tiên để có những chẩn đoán sơ bộ. Sau đó bệnh nhân sẽ được chuyển đi chụp X- quang, siêu âm, chụp CT, MRI khi có kết quả đưa trở về Khoa Cấp cứu hoặc các khoa chuyên môn để điều trị", BS Nghiệp cho hay.
Gần như thời gian trực sẽ ít có thể nghỉ ngơi nên mọi việc cá nhân chỉ có thể làm tranh thủ. Khi vãn bệnh nhân, anh em dành 15-30 phút để ăn cơm và chợp mắt, nhiều hôm đông bệnh nhân quá còn quên cả ăn và ngủ.
Có lẽ khoa cấp cứu của tất cả các bệnh viện là nơi không bao giờ tắt đèn, bởi nơi này ngày nào cũng sẽ có bệnh nhân tới, không kể ngày đêm. Nếu hỏi khi nào yên bình nhất thì chắc câu trả lời là "không", chỉ có thể là ít bệnh nhân đến cấp cứu thì đúng hơn.
Làm việc xuyên Tết vì bệnh nhân
Số lượng người phải nhập viện tăng cao, đặc biệt là những ngày lễ, Tết. Bệnh nhân khi cấp cứu chủ yếu là say rượu bia, tai nạn giao thông, ngộ độc thực phẩm, cao huyết áp, tai biến, hoặc chấn thương khi lao động,…
Chia sẻ thêm về khối lượng công việc trong những ngày trực Tết, BS Nghiệp cho hay: "Ngày thường khối lượng công việc đã nhiều nhưng ngày Tết còn nhiều hơn. Năng suất làm việc có khi phải gấp đôi ngày thường. Khi có ca cấp cứu thì bác sĩ luôn luôn phải túc trực, tránh những điều không mong muốn đối với bệnh nhân.
Đối với Khoa Chẩn đoán hình ảnh của chúng tôi ngoài việc chụp X quang, siêu âm, chụp CLVT, chụp cộng hưởng từ (MRI ) để chẩn đoán còn phải chụp và can thiệp mạch trong các bệnh lý cấp cứu như chấn thương vỡ tạng, dị dạng mạch… Bệnh nhân khi vào viện cũng không phân biệt độ tuổi, giới tính, ai cũng nhận, bởi vậy yêu cầu các bác sĩ phải ứng biến nhanh, đa khoa trong mọi tình huống".
Nói về những khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ trực Tết có lẽ chính là việc phải đối mặt với các ca bệnh nguy kịch, thời khắc đó các y bác sĩ phải đối mặt với tử thần để tranh giành mạng sống cho bệnh nhân. Thật hạnh phúc khi cứu sống được một mạng người nhưng cũng có lúc may mắn lại không mỉm cười. Có lẽ thời điểm đó, ngoài nỗi đau mất mát của gia đình bệnh nhân thì các bác sĩ cũng không khỏi ám ảnh, buồn bã và thất vọng.
"Có lẽ điều tôi ám ảnh và sợ hãi nhất trong mỗi ca trực đó chính là tiếng còi hú của xe cấp cứu 115. Khi đó các anh em bác sĩ đều biết lại có thêm bệnh nhân phải vào viện, nhẹ thì có thể về nhà theo dõi còn nặng thì sẽ phải ở lại điều trị, thậm chí là trường hợp xấu hơn.
Đặc biệt là thời điểm Tết, sẽ có nhiều gia đình vì vậy mà không thể đón một cái Tết trọn vẹn hoặc ăn Tết trong bệnh viện. Đó là điều không ai mong muốn, nhưng vẫn còn may mắn vì vẫn có thể đón Tết những năm sau…
Nhân lực trong những ngày trực Tết cũng hạn chế mà khối lượng công việc lại nhiều nên khá khó khăn. Có những khi mải mê cấp cứu cho bệnh nhân mà khi quay lại giao thừa đã tới từ khi nào không hay. Tuy nhiên, chúng tôi không xem đó là vất vả, bởi đó là công việc mình lựa chọn, quan trọng là đồng hành cùng bệnh nhân, cứu được họ".
Một trong những khó khăn tiếp theo trong công việc của các y bác sĩ đó chính là lúc bị bệnh nhân, người nhà bệnh nhân có những lời nói khiếm nhã, thậm chí chửi không thương tiếc hoặc bệnh nhân say xỉn kích động, nôn ọe…
"Những lúc đó anh em y bác sĩ chỉ biết im lặng và thực hiện công việc của mình. Chúng tôi biết việc gì quan trọng và cần giải quyết trước tiên. 24 giờ làm việc liên tục không ngừng nghỉ cũng khiến chúng tôi mệt mỏi, đôi lúc kiệt sức. Nếu bệnh nhân và gia đình họ không thông cảm thì công việc trở nên khó khăn hơn rất nhiều.
Bệnh nhân nhập viện có đủ các trường hợp khác nhau vì vậy khi cấp cứu chúng tôi cần phải ứng biến rất nhanh, tất cả chỉ mong muốn cứu được mạng sống cho bệnh nhân nhanh nhất", BS Nghiệp chia sẻ.
Dù công việc có khó khăn, vất vả, nhiều lúc rất áp lực nhưng anh chị em trong Bệnh viện 19-8 nói riêng và các đồng nghiệp ở bệnh viện khác vẫn luôn giúp đỡ, chia sẻ công việc cho nhau. Trong những ngày trực Tết, những lời chúc, tin nhắn, cây quất, cành đào hay đồ ăn của lãnh đạo Bệnh viện cũng như bệnh nhân cũng khiến các y bác sĩ cảm thấy ấm lòng hơn.
Những liều thuốc tinh thần giúp các y, bác sỹ vượt qua ca trực xuyên Tết
Ngày Tết ai cũng mong muốn được đoàn tụ bên gia đình, trong khoảnh khắc chuyển giao giữa năm mới và năm cũ các thành viên dành cho nhau những lời chúc ấm áp nhất. Thế nhưng ở ngoài kia vẫn còn rất nhiều người vì những lý do riêng, vì công việc nên không thể bên gia đình dịp quan trọng này.
"Có lẽ không chỉ riêng tôi mà tất cả các y bác sĩ, những người phải làm nhiệm vụ trực Tết đều mong muốn được về bên gia đình, ở cạnh người thân yêu vào thời khắc quan trọng nhất trong năm. Những lúc này chỉ mong nhanh hết ca trực để về ăn Tết với gia đình, cùng mọi người đi chơi đầu năm.
Gần như năm nào chúng tôi cũng sẽ ăn Tết tại bệnh viện, chắc chắn ai cũng sẽ cảm thấy tủi thân, một chút trống vắng. Những lúc như vậy anh chị em trong ca trực chỉ biết động viên nhau, dành cho nhau những lời chúc, những câu chuyện cười hay lì xì lấy lộc may mắn đầu năm.
Tranh thủ lúc không có bệnh nhân lãnh đạo Bệnh viện cũng tổ chức chúc Tết mọi người, dành lời động viên các bác sĩ thêm động lực chiến đấu. Dù chỉ là những hành động nhỏ nhưng lại mang giá trị tinh thần rất lớn đối với chúng tôi. Nó giúp các y bác sĩ, nhân viên y tế vượt qua nỗi cô đơn, nhớ nhà, nhớ người thân khó có thể diễn tả bằng lời", BS Nghiệp trải lòng.
Khi được hỏi bà xã hoặc con nhỏ có bao giờ giận vì bố vắng nhà ngày Tết hay chưa? Bs Nghiệp tâm sự: "Chưa bao giờ được ăn Tết ở nhà trọn vẹn là câu nói của bà xã dành cho tôi. Dù có một chút buồn nhưng gia đình luôn hiểu và thông cảm cho công việc của tôi.
Nghề này thường xuyên phải đi trực, thời gian ở bệnh viện còn nhiều hơn ở nhà. Vì vậy, tất cả mọi chuyện lớn bé trong nhà đều do một tay người bạn đời lo liệu. Bà xã đã hi sinh cho gia đình thay cả phần của tôi, đó là điều tôi rất biết ơn và trân trọng.
Chính vì vậy, khi sắp xếp được công việc tôi sẽ không ngần ngại dành thời gian cho gia đình, đưa mọi người đi chơi, đi ăn để bù đắp, gắn kết nhau hơn".
Bên cạnh những khó khăn, không thể về nhà đón Tết cùng gia đình thì trong những ngày trực, các y bác sĩ vẫn có niềm vui để phần nào quên đi tâm sự, nỗi cô đơn của mình.
"Có lẽ việc cứu sống được bệnh nhân là điều khiến chúng tôi cảm thấy hạnh phúc và có động lực nhất. Nếu những bệnh nhân mình cấp cứu, điều trị ổn thì sau mỗi ca trực trở về nhà ăn Tết cùng vợ con cũng thấy vui hơn. Những lá thư của bệnh nhân hoặc người nhà bệnh nhân gửi cho chúng tôi sau khi vượt qua cửa tử làm các y bác sĩ cảm thấy ấm lòng và tự hào hơn cả. Trong năm mới 2023 chỉ mong những người thân trong gia đình và tất cả mọi người đều khỏe mạnh, gặp an lành".
Xuân 2023 đã về trên từng nếp nhà, từng con phố, những gương mặt tươi vui, rạng rỡ để đón chào một năm mới. Nhưng ở đâu đó ngoài kia luôn có những con người thầm lặng đón giao thừa cùng với công việc của mình. Chấp nhận xa nhà, xa người thân yêu để cống hiến với mục tiêu lớn, mang lại một mùa xuân yên vui, hạnh phúc cho tất cả mọi người.
Bắc Kạn: Dự án nhà máy thủy điện Khuổi Nộc 2 bị 'tuýt còi' do tận thu cát sỏi để khai thác vàng
Thời sự - 3 giờ trướcGĐXH - UBND tỉnh Bắc Kạn vừa yêu cầu đình chỉ hoạt động tận thu cát, cuội, sỏi làm vật liệu xây dựng tại dự án thủy điện Khuổi Nộc 2 huyện Na Rì do có dấu hiệu lợi dụng giấy phép tận thu vật liệu xây dựng để khai thác vàng trái phép.
Tin tối 21/11: 3 người trong 1 gia đình rơi xuống vùng nước sâu may mắn được cứu sống; bắt giữ gần 1 tấn thực phẩm ăn lẩu nhiều người yêu thích
Xã hội - 3 giờ trướcGĐXH - Cơ quan chức năng huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết vừa kịp thời cứu một gia đình bị rơi xuống vùng nước ngập sâu; Tổng khối lượng thực phẩm bị bắt giữ là 982kg, tất cả số hàng hóa này đều không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Vụ kè sông ở Bắc Kạn bị thiệt hại do xả lũ: Nhà máy thủy điện Thác Giềng 1 báo cáo gì?
Đời sống - 4 giờ trướcGĐXH - Ngày 06/11/2024, nhà máy thuỷ điện Thác Giềng 1 có báo cáo liên quan đến việc xả lũ gây ảnh hưởng dự án kè khắc phục sạt lở bờ sông Chu, sông Cầu đoạn qua thị trấn Đồng Tâm, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn.
Tham ô tài sản, hai cán bộ lĩnh án
Pháp luật - 5 giờ trướcGĐXH - Ngày 21/11, TAND tỉnh Thừa Thiên Huế tuyên án đối với Nguyễn Vĩnh Linh (SN 1961, trú phường Tây Lộc, TP Huế) và Nguyễn Như Quỳnh (SN 1975, trú phường Vĩnh Ninh, TP Huế) về "Tham ô tài sản" và "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng".
Hà Nội: Phát hiện gần 150 bộ hài cốt khi thi công cống thoát nước trên phố Tây Sơn
Đời sống - 5 giờ trướcGĐXH - Trong quá trình thi công, cải tạo đường và hệ thống thoát nước tại ngõ 167 Phố Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, (TP Hà Nội), nhóm công nhân tại đây đã phát hiện gần 150 bộ hài cốt.
Phá đường dây làm giả giấy tờ của lực lượng vũ trang
Pháp luật - 5 giờ trướcGĐXH - Một đường dây chuyên làm giả giấy tờ, trong đó có những giấy tờ của lực lượng vũ trang nhằm mục đích lừa đảo vừa bị Công an quận Đống Đa triệt phá.
Thủ đoạn lừa chạy thủ tục làm 'sổ đỏ' để chiếm đoạt tài sản
Pháp luật - 6 giờ trướcGĐXH - Lợi dụng tâm lý e ngại thủ tục hành chính và các thủ tục liên quan đến Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) của người dân, các đối tượng tự nhận bản thân có các mối quan hệ nên làm được nhanh khiến nhiều nạn nhân "nhẹ dạ, cả tin" sập bẫy.
Công an tìm người gửi tiền vào một doanh nghiệp vàng bạc ở Nghệ An
Pháp luật - 6 giờ trướcGĐXH - Công an tỉnh Nghệ An đang điều tra vụ việc một doanh nghiệp vàng bạc ở huyện Yên Thành mở sổ tiết kiệm như ngân hàng, huy động vốn của người dân.
Quận Nam Từ Liêm xử lý triệt để vi phạm tại ngõ 8 phố Tôn Thất Thuyết sau phản ánh của Gia đình và Xã hội
Thời sự - 7 giờ trướcGĐXH - Sau phản ánh của chuyên trang Gia đình và Xã hội (Báo Sức Khỏe và Đời sống), UBND quận Nam Từ Liêm cho biết sẽ chỉ đạo Công an Quận, Đội thanh tra GTVT thường xuyên kiểm tra, xử lý nếu phát sinh việc dừng đỗ, thu tiền trông giữ phương tiện trái phép tại ngõ 8 đường Tôn Thất Thuyết, thuộc phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm.
Tuyển sinh đại học 2025: Cân não lựa chọn môn trong tổ hợp xét tuyển
Giáo dục - 7 giờ trướcNhiều trường đại học có sự tính toán tổ hợp xét tuyển đại học trong năm 2025 phù hợp với lứa thí sinh đầu tiên thi tốt nghiệp THPT theo CTGDPT 2018.
Tin sáng 21/11:Từ năm 2025, người mắc các bệnh này sẽ không được lái xe máy; Thay đổi lương hưu người lao động cần biết
Xã hộiGĐXH - Theo quy định của Thông tư 36/2024, Bộ Y tế quy định những người mắc một trong những bệnh được liệt kê không đủ điều kiện để lái xe máy. Chính sách lương hưu từ năm 2025 có nhiều thay đổi so với Luật BHXH hiện hành, người lao động cần nắm rõ.