Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cách bảo vệ sức khỏe trong rét đậm

Chủ nhật, 19:14 15/12/2024 | Sống khỏe

Rét đậm những ngày qua khiến nhiều người, trong đó có người cao tuổi phải nhập viện vì các bệnh đường hô hấp, cơ xương khớp, tim mạch... Vì vậy, cần dự phòng và bảo vệ tốt người cao tuổi trước những vấn đề sức khỏe thường gặp trong mùa đông.

BSCKII. Phạm Văn Cường – Trưởng khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông cho biết, số người cao tuổi bị đau nhức xương khớp nhập viện và điều trú tại khoa tăng khoảng 15% trong rét đậm . Nguyên nhân là do nhiệt độ thấp sẽ tác động lên màng hoạt dịch các khớp khiến cho các khớp có thể sưng, co cứng gây nên các triệu chứng như đau nhức hoặc viêm khớp, thường gặp nhất là ở khớp đầu gối, khớp vai và bàn tay…

Biểu hiện này thường gặp hơn ở người cao tuổi, suy giảm miễn dịch, nhiều bệnh nền hay người bệnh đã mắc các bệnh xương khớp mạn tính từ trước. Đau nhức xương khớp là dấu hiệu của nhiều bệnh, trong đó có thoái hóa khớp, nên phải cần chẩn đoán chính xác mới điều trị đúng và hiệu quả.

Nếu bệnh nhân chủ quan và không được khám chữa trị kịp thời, bệnh có thể khó kiểm soát và có thể để lại hậu quả nặng nề đến vận động. Vì vậy, bác sĩ Cường khuyến cáo người dân nên giữ ấm khi trời lạnh và nếu đau nhức xương khớp cần đi khám bác sĩ chuyên khoa khớp ngay.

Cách bảo vệ sức khỏe trong rét đậm- Ảnh 1.
Cách bảo vệ sức khỏe trong rét đậm- Ảnh 2.
Cách bảo vệ sức khỏe trong rét đậm- Ảnh 3.

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân cơ xương khớp tại BVĐK Hà Đông.

Thời tiết lạnh đột ngột có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người cao tuổi, đặc biệt với đối tượng có nhiều bệnh mạn tính bởi sự suy giảm hệ miễn dịch và khả năng điều chỉnh thân nhiệt của cơ thể.

Theo các bác sĩ Bệnh viện Lão khoa Trung ương, một số bệnh lý gia tăng khi trời lạnh gồm có:

  • Bệnh đường hô hấp : Không khí lạnh có là yếu tố thuận lợi để một số virus phát triển như: cảm lạnh thông thường (rhinovirus), cúm (influenza), COVID-19, Respiratory syncytial virus-RSV,... Các virus này là căn nguyên gây viêm phổi, đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính,... Triệu chứng phổ biến thông thường là ho, sốt, mệt mỏi tuy nhiên các trường hợp nghiêm trọng hơn gây khó thở, suy hô hấp, thậm chí tử vong.
  • Bệnh tim mạch : Khi cơ thể tiếp xúc với nhiệt độ lạnh đột ngột làm các mạch máu co thắt đột ngột dẫn tới tăng huyết áp tăng nguy cơ đột quỵ não, nhồi máu cơ tim,...
  • Bệnh cơ xương khớp : Trời lạnh có thể làm trầm trọng thêm các cơn đau khớp, đặc biệt là ở những người mắc bệnh viêm khớp hoặc thoái hóa khớp. Cảm giác đau và cứng khớp làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và giảm khả năng vận động của người cao tuổi.
  • Các bệnh về chuyển hoá: Thời tiết lạnh và xấu nên chúng ta thường ưa thích ở trong nhà nên dẫn tới lối sống tĩnh lại, giảm vận động hơn từ đó tăng nguy cơ thừa cân, béo phì, rồi loạn mỡ máu, đái tháo đường.
  • Các vấn đề về tâm lý: Sự thay đổi nhịp ngày/đêm trong mùa đông cũng gây ảnh hưởng đến nhịp sinh học của cơ thể gây ảnh hưởng đến não bộ làm tăng các bệnh lý: nỗi buồn mùa đông (winter blue), trầm cảm mùa đông (winter SAD),...
  • Tăng nguy cơ ngã, chấn thương: Suy giảm vận động cùng thời tiết xấu (ẩm ướt, trơn trượt,...) làm tăng nguy cơ ngã, chấn thương.
Cách bảo vệ sức khỏe trong rét đậm- Ảnh 4.

Biện pháp bảo vệ sức khỏe trong rét đậm

Một số biện pháp nhằm nâng cao sức khỏe người cao tuổi được các bác sĩ khuyến cáo như:

- Tuân thủ dùng thuốc và tái khám định kỳ: Trời lạnh là một trở ngại khiến người bệnh hạn chế ra khỏi nhà. Tuy nhiên người bệnh có các bệnh lý mạn tính hãy tái khám định kỳ và duy trì thuốc đều đặn để tránh bệnh trở nặng hơn.

- Tiêm vaccine cúm mùa, phế cầu: Người cao tuổi nên tiêm vaccine hàng năm đặc biệt là đối tượng từ 65 tuổi trở lên, có bệnh phổi mạn tính, tim mạch, tiểu đường.

- Giữ ấm cơ thể: Người cao tuổi nên mặc đủ ấm, đặc biệt là vùng cổ, tay, chân. Sử dụng chăn ấm khi ngủ và tránh để cơ thể tiếp xúc trực tiếp với không khí lạnh.

- Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Cung cấp cho cơ thể những thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất và protein giúp tăng cường sức đề kháng. Đặc biệt, hãy chú ý đến lượng nước uống để tránh mất nước trong mùa lạnh.

- Duy trì tập luyện thể dục: Giúp duy trì sức khoẻ, tăng cường sự dẻo dai và linh hoạt của cơ thể, đồng thời giảm nguy cơ mắc các bệnh lý mãn tính như tim mạch, tiểu đường và các vấn đề về cơ xương khớp,... Việc tập thể dục thường xuyên còn giúp giảm căng thẳng, lo âu và nâng cao chất lượng giấc ngủ. Quan trọng hơn, tập luyện giúp người cao tuổi duy trì sự độc lập trong sinh hoạt hàng ngày và kéo dài tuổi thọ.

Cách bảo vệ sức khỏe trong rét đậm- Ảnh 5.


Minh Đức
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bé 7 tuổi ở Quảng Ninh may mắn được điều trị dậy thì sớm từ dấu hiệu nhiều cha mẹ Việt bỏ qua

Bé 7 tuổi ở Quảng Ninh may mắn được điều trị dậy thì sớm từ dấu hiệu nhiều cha mẹ Việt bỏ qua

Mẹ và bé - 2 giờ trước

GĐXH - Dù bất ngờ với chẩn đoán con gái 7 tuổi bị dậy thì sớm, nhưng gia đình cảm thấy may mắn khi con được chẩn đoán chính xác, kịp thời và điều trị đúng hướng.

‘Siêu thực phẩm’ rẻ tiền giúp tăng cường miễn dịch trong mùa đông

‘Siêu thực phẩm’ rẻ tiền giúp tăng cường miễn dịch trong mùa đông

Sống khỏe - 3 giờ trước

Bông cải xanh không chỉ là một loại rau phổ biến và rẻ tiền mà nó còn là một 'siêu thực phẩm' chứa nhiều dưỡng chất giúp tăng cường miễn dịch, hỗ trợ cơ thể chống lại bệnh tật trong mùa đông lạnh giá.

Cô gái đi cấp cứu ít phút sau khi hôn chàng trai mới quen

Cô gái đi cấp cứu ít phút sau khi hôn chàng trai mới quen

Sống khỏe - 14 giờ trước

Vài phút sau khi hôn chàng trai, Phoebe cảm thấy cổ họng thô ráp, cơ thể phát ban và nổi mề đay. Cô lập tức gọi xe cấp cứu vào bệnh viện.

5 ngày thực hiện 3 cuộc phẫu thuật, bác sĩ cứu thiếu niên từ cõi chết trở về

5 ngày thực hiện 3 cuộc phẫu thuật, bác sĩ cứu thiếu niên từ cõi chết trở về

Y tế - 16 giờ trước

Trải qua 3 cuộc phẫu thuật phức tạp trong vòng 5 ngày, nam bệnh nhân bị sốc đa chấn thương nghiêm trọng được các bác sĩ cứu sống, thoát khỏi lưỡi hái tử thần.

Đau đầu âm ỉ, người đàn ông 58 tuổi ở Hà Nội suýt vỡ mạch máu não vì căn bệnh này

Đau đầu âm ỉ, người đàn ông 58 tuổi ở Hà Nội suýt vỡ mạch máu não vì căn bệnh này

Sống khỏe - 17 giờ trước

GĐXH – Sau 2 tuần bị đau đầu, uống thuốc không đỡ, ông D đến viện được phát hiện bị phình mạch máu não, có khả năng vỡ cao.

Diễn viên Hồng Ánh gặp vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe, căn bệnh của cô nguy hiểm thế nào?

Diễn viên Hồng Ánh gặp vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe, căn bệnh của cô nguy hiểm thế nào?

Bệnh thường gặp - 22 giờ trước

GĐXH - Diễn viên Hồng Ánh nhập viện do vấn đề về dây thanh quản, thanh đới. Cô bị ho và tắt tiếng, đến nay tình hình vẫn không ổn...

Nữ sinh giỏi đột quỵ, qua đời tuổi 17 vì áp lực thi cử, ngủ 4 tiếng/ngày

Nữ sinh giỏi đột quỵ, qua đời tuổi 17 vì áp lực thi cử, ngủ 4 tiếng/ngày

Sống khỏe - 1 ngày trước

Áp lực thi cử chỉ ngủ 4 tiếng/ngày, nữ sinh Thẩm Huệ Di (17 tuổi), học sinh Trường SMK Yong Peng (Malaysia) đột quỵ qua đời ở tuổi 17.

Làm sao để biết cơ thể thiếu chất gì?

Làm sao để biết cơ thể thiếu chất gì?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Việc thiếu các vitamin và khoáng chất thiết yếu sẽ khiến cơ thể mất cân bằng, sức khỏe suy giảm, nhưng làm sao biết cơ thể thiếu chất gì để bổ sung?

Căn bệnh Thương Tín gặp phải nguy hiểm ra sao mà có nguy cơ tàn tật suốt đời?

Căn bệnh Thương Tín gặp phải nguy hiểm ra sao mà có nguy cơ tàn tật suốt đời?

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH – Hiện tại, nghệ sĩ Thương Tín phải ngồi xe lăn do chân phải gặp biến chứng teo cơ, không thể duỗi thẳng sau tai nạn vỡ xương bánh chè; chân trái bị viêm khớp gối nặng.

Tuổi 25 cần những loại vitamin nào?

Tuổi 25 cần những loại vitamin nào?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Vitamin có vai trò rất quan trọng trong việc duy trì mức năng lượng, tăng cường khả năng miễn dịch, giữ cho da, tóc và xương khỏe mạnh. Vậy lứa tuổi 25 cần những loại vitamin nào?

Top