Cách chăm sóc sức khỏe giúp người cao tuổi bị tai biến nhanh hồi phục
GiadinhNet - Tai biến là một thực trạng thường gặp, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ở người cao tuổi. Nhưng nếu gia đình tin tưởng và biết chăm sóc đúng cách, người bệnh vẫn có thể hồi phục tích cực, tránh tái phát.
Tai biến mạch máu não hay còn gọi là đột quỵ, là tình trạng một phần não bị hư hại đột ngột do tắc hoặc vỡ mạch máu não. Các tế bào não sẽ chết đi trong vài phút, khiến các vùng cơ thể do phần não đó điều khiển ngưng hoạt động, dẫn tới yếu liệt, tê cứng, mất cảm giác nửa người, thậm chí hôn mê. Đột quỵ thường gặp ở người cao tuổi, đặc biệt là nam giới.
Sau tai biến, bệnh nhân có hồi phục hoàn toàn hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: mức độ tổn thương, tuổi tác, tiền sử bệnh lý, thời gian phát hiện… Nhưng chính chế độ chăm sóc và trị liệu mới là yếu tố quyết định đến khả năng bình phục của người bệnh. Gia đình bệnh nhân không nên lo lắng quá mức, nếu kiên trì và tập luyện đúng cách thì vùng não tổn thương sẽ có khả năng tái tạo cả về giải phẫu lẫn chức năng, khắc phục di chứng và chống tái phát hiệu quả.
Sau đây là những gợi ý chăm sóc giúp nâng cao chất lượng sống của bệnh nhân sau tai biến:
Về ăn uống ở người tai biến mạch máu não
Theo khuyến cáo của WHO, thực đơn cho người sau tai biến cần cân bằng giữa protein, chất béo và carbonhydrate. Bệnh nhân cần ăn nhiều rau quả tươi, thức ăn nên cắt nhỏ hoặc hầm nhừ, ưu tiên các món mềm, dễ tiêu hóa như cháo, súp, sữa…
Cần tránh các chất bột đường, đồ chiên xào, hạn chế muối vì dễ hấp thụ nước gây tăng huyết áp và biến chứng. Ngoài ra, cần đặc biệt tránh các chất kích thích (rượu, bia, chè đặc, cà phê).

Ảnh minh họa.
Theo bác sĩ chuyên khoa 2 Huỳnh Tấn Vũ, với bệnh nhân có thể tự ăn được nên áp dụng chế độ dinh dưỡng: cho người bệnh ăn uống như bình thường, nếu ăn ít thì nên tăng thêm bữa trong ngày. Thức ăn phải được chế biến phù hợp với khả năng nhai của người bệnh. Có thể cắt nhỏ, băm nhuyễn, ninh nhừ để người bệnh dễ ăn và dễ hấp thụ.
- Thức ăn phải cân đối và đáp ứng đủ các chất cần thiết như: chất đạm từ thịt, cá, trứng, đậu hũ…; chất bột đường từ gạo, mì, bánh mì…; chất béo từ dầu mỡ…; rau củ quả và trái cây.
- Năng lượng cần trong ngày: 25 - 30kcal/kg cân nặng/ngày.
- Thành phần dinh dưỡng trong ngày nên được phân chia đa dạng.
- Uống đủ nước: có thể tính theo 40ml/kg cân nặng/ngày.
Lưu ý:
Đa số người bệnh đều nằm tại giường hoặc đi lại hạn chế nên nhu cầu năng lượng sẽ thấp hơn so với người bình thường.
Nếu người bệnh có chế độ ăn hợp lý thì biểu hiện cơ thể như sau: da hồng hào, không viêm loét, niêm mạc không bị lở loét, cân nặng đạt mức lý tưởng, cơ chắc, tóc mượt, không rụng.
Với bệnh nhân không thể tự ăn được: người bệnh tai biến mạch máu não có thể không ăn được do liệt cơ hầu họng. Nếu cố ăn dễ gây sặc hoặc nôn. Vì vậy, nuôi ăn qua ống thông được bác sĩ khuyên áp dụng sẽ giúp người bệnh nhận đủ lượng thực phẩm cần thiết trong ngày. Khi chăm sóc bệnh nhân phải nuôi ăn qua ống thông cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra như nhiễm trùng…
Chế độ chăm sóc, sinh hoạt, tập luyện
Chăm sóc bệnh nhân sau tai biến cần tỉ mỉ, kiên nhẫn, chú trọng cả thể chất và tinh thần của người bệnh. Chúng ta cần học tập phương pháp chăm sóc người cao tuổi của Nhật Bản, khuyến khích bệnh nhân tự chủ trong sinh hoạt, sử dụng các sản phẩm phù hợp và tập luyện đúng cách để nhanh hồi phục.
Nếu bệnh nhân chưa tự vận động được, người nhà nên xoa bóp các bắp cơ, đặc biệt là phía bị liệt để tránh teo cơ, cứng khớp. Phải luôn khuyến khích người bệnh tập đi lại, lúc đầu có thể cần người hỗ trợ. Sau đó, nên tạo điều kiện để bệnh nhân dần chủ động trong sinh hoạt, không phụ thuộc vào người chăm sóc. Cần thu dọn các dụng cụ, đồ vật dễ gây vấp ngã, đóng tay vịn ở bên không bị liệt để bệnh nhân dễ dàng vịn đứng lên. Nên cho người bệnh mặc quần áo rộng rãi để các cụ dễ mặc, dễ cởi; đặt nước uống, giấy vệ sinh ở vị trí thuận tiện để bệnh nhân tự phục vụ.
Với người có thể tự đi lại, gia đình cần khuyến khích bệnh nhân tự chủ tối đa, chỉ hỗ trợ khi thật sự cần thiết. Cần duy trì chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi khoa học, ăn, ngủ đúng giờ. Không nên nằm nhiều, tránh ngồi một chỗ, có thể làm việc nhà nhẹ nhàng, tránh mang vác nặng.
Trong trường hợp bệnh nặng, bệnh nhân chưa tự vận động được, người nhà phải giúp họ thay đổi tư thế 3 giờ một lần để tránh loét. Mỗi lần lật người, cần xoa rượu, cồn hoặc phấn rôm vào lưng, mông và các vị trí bị tì đè khác. Khi cho ăn uống, nên kê gối sau lưng bệnh nhân để giữ họ ở tư thế nửa nằm, nửa ngồi.
Đối với trường hợp nhẹ hơn, tùy mức độ di chứng liệt, cần đề ra một kế hoạch cụ thể cho bệnh nhân tập luyện hằng ngày. Cố gắng để cho họ tự làm ở mức tối đa, người nhà chỉ hỗ trợ hoặc giúp đỡ khi bệnh nhân không thể tự làm được. Quá trình tập luyện đòi hỏi sự kiên trì của cả bệnh nhân và người hướng dẫn. Nên duy trì việc này cả khi các di chứng đã được phục hồi.
Thực hiện các biện pháp phòng bệnh
- Cẩn thận giữ mình khi thời tiết chuyển lạnh vào mùa đông và khi áp suất không khí lên cao vào mùa hè.
- Tránh tắm khuya hoặc ở nơi gió lùa, nhất là với người bị cao huyết áp.
- Tránh trạng thái căng thẳng thần kinh, xúc động mạnh; tránh mất ngủ.
- Điều trị các nguyên nhân gây tai biến mạch máu não như: tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, đái tháo đường, rối loạn nhịp tim.
- Tránh táo bón, kiêng rượu, bia và các chất kích thích.
- Tránh vận động thể lực quá mức như mang vác nặng, chạy nhanh…
- Chăm sóc bệnh nhân liệt sau tai biến đòi hỏi phải nắm vững diễn biến tâm lý của người bệnh, theo dõi việc dùng thuốc, luyện tập đúng thời gian quy định, tuân thủ y lệnh… giúp người bệnh từng bước phục hồi vận động và tâm thần để thích nghi với sức khỏe, hoàn cảnh sống phù hợp và tốt hơn.
M.A (th)

Cực hiếm: Người phụ nữ mang 4 thai tự nhiên
Dân số và phát triển - 1 giờ trướcGĐXH - Theo các bác sĩ, đây là một tình huống đặc biệt hiếm trong sản khoa, với tỷ lệ gặp chỉ khoảng 1/700.000 – 1/800.000 ca mang thai tự nhiên.

Bất ngờ với lý do người vợ trẻ ôm tờ xét nghiệm ADN khóc nức nở
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcSau 4 giờ dài dằng dặc chờ đợi kết quả ADN nhưng mọi chuyện không thuận theo mong mỏi, người phụ nữ trẻ ôm tờ kết quả xét nghiệm, gục đầu khóc nức nở.

Bé gái ở Phú Thọ chào đời với cân nặng 5kg
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcGĐXH - Sau sinh, trẻ hồng hào, khóc to, phản xạ tốt. Được biết, trong suốt thai kỳ, sản phụ tăng 20kg và hoàn toàn khỏe mạnh.

5 bí quyết chăm sóc ngực mẹ sau sinh giúp tránh tắc tia sữa, nứt núm vú
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcTắc tia sữa, nứt núm vú là tình trạng phổ biến, gây đau đớn và ảnh hưởng đến quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Tuy nhiên, chỉ với vài thói quen chăm sóc ngực đơn giản mỗi ngày, mẹ hoàn toàn có thể phòng tránh hiệu quả.

Tiếng khóc của trẻ báo hiệu bệnh lý, cần cho trẻ kiểm tra sớm
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcGĐXH - Theo nghiên cứu, trẻ sơ sinh có thể phát ra từ 5 đến 7 loại tiếng khóc khác nhau, tương ứng với các nhu cầu và cảm xúc khác nhau...

Mẹ bị viêm tuyến vú có cho con bú được không?
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcViêm tuyến vú không những gây khó khăn, đau đớn khi cho con bú mà còn dễ có nguy cơ nhiễm trùng áp-xe vú nếu không được điều trị kịp thời. Vậy mẹ có nên cho con bú khi bị viêm tuyến vú không?

10 dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt có thể nhầm lẫn với bệnh lý khác
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcUng thư tuyến tiền liệt thường xuất hiện với những triệu chứng khó nhận biết, dễ bị nhầm lẫn với các vấn đề sức khỏe ít nghiêm trọng hơn. Đừng bỏ qua những 10 dấu hiệu dưới đây, bởi việc phát hiện sớm có ý nghĩa quyết định trong điều trị.

Cholesterol cao có thể gây ra rối loạn cương dương?
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcNồng độ cholesterol cao không chỉ đe dọa tim mạch mà còn là thủ phạm thầm lặng gây rối loạn cương dương. Tìm hiểu mối liên hệ mật thiết này để bảo vệ sức khỏe nam giới toàn diện hơn.

Thai phụ sinh non, con nặng 1,6kg thừa nhận thường xuyên uống món 'khoái khẩu' này vào buổi sáng
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcGĐXH - Thai phụ này đã không duy trì chế độ uống nước đều đặn khi mang thai. Thay vào đó, gần như ngày nào cô cũng uống một đến hai cốc trà sữa vào mỗi bữa sáng.

Vòng tránh thai 'đi lạc', cắm sâu vào cơ tử cung người phụ nữ sau 5 năm sử dụng
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcGĐXH - Qua thăm khám, các bác sĩ phát hiện vòng tránh thai đã cắm sâu vào lớp cơ tử cung, vị trí phức tạp và tiềm ẩn nguy cơ tổn thương nếu cố gắng tháo theo phương pháp thông thường.

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.