Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cách chữa bệnh tay chân miệng ở trẻ em cha mẹ nên biết!

Thứ tư, 10:00 12/07/2023 | Sống khỏe

Hiện nay, dịch bệnh tay chân miệng đang có xu hướng lan rộng trong cộng đồng. Đối tượng dễ mắc bệnh là trẻ em vì sức đề kháng của trẻ còn non yếu. Vậy cách chữa bệnh tay chân miệng ở trẻ em ra sao? Cha mẹ cần chăm sóc trẻ bị tay chân miệng thế nào cho mau khỏi?

Biến chứng bệnh tay chân miệng không thể coi thường

Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm do virus đường ruột gây ra, có thể lây nhiễm nhanh chóng từ người sang người. Khi nhiễm bệnh, trên cơ thể trẻ sẽ có những vùng da bị tổn thương, vùng niêm mạc xuất hiện những phỏng nước tập trung chủ yếu tại miệng, lưng, mông, lòng bàn tay, lòng bàn chân.

Nếu được chăm sóc và điều trị hợp lý, bệnh tay chân miệng khá lành tính. Tuy nhiên, khi không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh tay chân miệng có thể dẫn đến các biến chứng rất nguy hiểm như: viêm màng não, viêm não, tổn thương cơ tim… ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ nhỏ.

Chính vì vậy, khi trẻ bị tay chân miệng, cha mẹ không nên chủ quan mà cần áp dụng phương pháp điều trị hợp lý, kịp thời để bé mau khỏi và hạn chế tối đa các biến chứng nguy hiểm.

Cách chữa bệnh tay chân miệng ở trẻ em cha mẹ nên biết! - Ảnh 1.

Bệnh tay chân miệng có thể gây biến chứng cho trẻ

Điều trị bệnh tay chân miệng ra sao?

Hiện nay điều trị bệnh tay chân miệng ở trẻ em chủ yếu là cải thiện triệu chứng và các biện pháp điều trị tích cực đối với những trường hợp nặng, đặc biệt khi bị suy tuần hoàn, suy hô hấp. Cụ thể:

- Hạ sốt: Khi trẻ bị sốt cao trên 38,5 độ C, cần cho trẻ sử dụng ngay thuốc hạ sốt;

- Bù đủ nước và điện giải: Nếu bé bị sốt sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, dễ mất nước, vì vậy cha mẹ cần cho trẻ uống dung dịch điện giải;

- Điều trị loét miệng, loét họng: Lau sạch miệng trước và sau ăn bằng gel bôi thảo dược an toàn. Các loại gel rơ miệng có tác dụng sát khuẩn và giảm đau, giải quyết tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn uống dễ dàng hơn;

- Đối với trẻ có sốt và loét miệng, cần bổ sung vitamin C, kẽm...;

- Nếu xảy ra biến chứng viêm não – viêm màng não: Cần dùng thuốc chống co giật và điều trị tại bệnh viện.

photo-1688543192169

Cần hạ sốt cho trẻ bị tay chân miệng

Bộ đôi cốm và gel Subạc - Lựa chọn đơn giản và hiệu quả cho trẻ bị tay chân miệng

Để hỗ trợ những tổn thương do tay chân miệng mau lành và thúc đẩy nhanh quá trình lành bệnh, cha mẹ nên cho con kết hợp sử dụng bộ đôi sản phẩm thảo dược "trong uống- ngoài bôi" cốm và gel Subạc.

Trong gel bôi Subạc, tác dụng kháng khuẩn, kháng virus phổ rộng của thành phần chính nano bạc đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu trên thế giới. Nano bạc có kích thước siêu nhỏ giúp dễ dàng tiếp cận và tấn công vào tế bào virus. Do đó, Subạc rất hiệu quả trong việc làm sạch da, hạn chế sự phát triển các tổn thương ngoài da do virus, góp phần kích thích tái tạo da và ngăn ngừa sẹo.

Ngoài ra, Subạc còn chứa dịch chiết neem, chitosan giúp kháng khuẩn, kích thích tái tạo da và ngăn ngừa hình thành sẹo, đảm bảo tính thẩm mỹ cho bệnh nhân tay chân miệng.

Cách chữa bệnh tay chân miệng ở trẻ em cha mẹ nên biết! - Ảnh 3.

Gel Subạc được chiết xuất từ nano bạc, chitosan và dịch chiết neem

Bên cạnh đó, để đạt hiệu quả tối ưu, cần phải tăng cường sức đề kháng cho trẻ, bởi hệ miễn dịch chính là vũ khí đắc lực chống lại virus gây bệnh tay chân miệng.

Hiện nay để tăng cường sức đề kháng cho trẻ, sản phẩm được nhiều bậc cha mẹ tin tưởng lựa chọn hơn cả là cốm Subạc, chứa thành phần từ thảo dược như cao lá neem, cao lá xoài, cao nhọ nồi, kẽm gluconate, cao bạch chỉ, L-lysine,... giúp hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, giảm triệu chứng và nguy cơ mắc các biểu hiện do nhiễm virus tay chân miệng.

Cách chữa bệnh tay chân miệng ở trẻ em cha mẹ nên biết! - Ảnh 4.

Cốm Subạc giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ

Chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà

Khi mắc tay chân miệng ở mức độ nhẹ, bác sĩ có thể cho trẻ điều trị ngoại trú tại nhà kết hợp dặn dò cha mẹ chăm sóc con hợp lý. Lúc này, việc chăm sóc trẻ đúng cách đóng vai trò quan trọng giúp thúc đẩy nhanh quá trình lành bệnh tay chân miệng. Cụ thể, cha mẹ cần lưu ý trong cách chăm sóc trẻ như sau:

- Thực hiện cách ly trẻ để tránh lây nhiễm sang trẻ khác.
- Vệ sinh răng miệng và bôi thuốc vùng miệng cho trẻ.
- Cho trẻ ăn thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu hóa, chia nhỏ bữa ăn để trẻ dễ hấp thu. Nếu trẻ đang bú mẹ thì tiếp tục duy trì cho con ăn sữa mẹ.
- Luộc sôi và sử dụng riêng biệt các vật dụng cá nhân của trẻ như bát đũa, ly/cốc, thìa, bình sữa,...
- Cho trẻ mặc quần áo vải mềm, thấm hút mồ hôi, rộng rãi.
- Cần tắm rửa, thay quần áo cho trẻ hàng ngày.
- Tã lót, quần áo của trẻ nên được giặt sạch sẽ, ngâm dung dịch sát khuẩn.
- Theo dõi sát sao tình trạng bệnh và các biểu hiện của trẻ, nếu bé có các dấu hiệu: Mạch nhanh, run chi, đi không vững, giật mình >2 lần/30 phút thì cần đưa trẻ đi cấp cứu ngay để xử trí kịp thời.

Cách chữa bệnh tay chân miệng ở trẻ em cha mẹ nên biết! - Ảnh 5.

Cho trẻ bị tay chân miệng ăn đồ mềm, lỏng, dễ tiêu hóa

Trên đây là cách chữa cũng như những lưu ý khi chăm sóc trẻ bị tay chân miệng để bệnh nhanh khỏi. Mong rằng nội dung trên sẽ giúp bạn chăm sóc và điều trị bệnh tay chân miệng cho bé hiệu quả nhất!

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

*Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

Anh Thư

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhân chấn thương cột sống do tai nạn lao động

Phẫu thuật thành công cho bệnh nhân chấn thương cột sống do tai nạn lao động

Sống khỏe - 11 giờ trước

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận vừa thực hiện thành công ca phẫu thuật cố định cột sống bằng vít qua cuống cho bệnh nhân nam, bị chấn thương do cây dừa đè lên vùng lưng trong một vụ tai nạn lao động.

Mùa hè, 4 dấu hiệu cơ thể cảnh báo bạn đang bị nóng gan

Mùa hè, 4 dấu hiệu cơ thể cảnh báo bạn đang bị nóng gan

Bệnh thường gặp - 11 giờ trước

GĐXH - Nóng gan không phải là bệnh quá nguy hiểm, tuy nhiên nếu không chủ động điều trị thì lâu dài có thể tiến triển thành các loại bệnh gan như: Suy gan, xơ gan, thậm chí là ung thư gan.

Đau cổ tay kéo dài, cô gái 23 tuổi bất ngờ phát hiện mắc ung thư

Đau cổ tay kéo dài, cô gái 23 tuổi bất ngờ phát hiện mắc ung thư

Y tế - 13 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân đến viện trong tình trạng khối u lan khắp mặt trước cổ tay, kéo dài ra hai bên, tiến sát khuỷu tay, với kích thước khoảng 12 - 13 cm chiều dài, gần 8 cm chiều ngang và độ dày 5 - 7 cm.

Những rủi ro ít người biết khi dùng vitamin tổng hợp

Những rủi ro ít người biết khi dùng vitamin tổng hợp

Sống khỏe - 14 giờ trước

Khi nhịp sống bận rộn và chế độ ăn uống không đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng, vitamin tổng hợp (multivitamin) ngày càng trở nên phổ biến như một lựa chọn tiện lợi để bổ sung vi chất cho cơ thể. Tuy nhiên, ít ai biết rằng việc sử dụng vitamin tổng hợp không đúng cách có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe.

Người phụ nữ 37 tuổi phát hiện u dưới niêm mạc thực quản kích thước lớn từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Người phụ nữ 37 tuổi phát hiện u dưới niêm mạc thực quản kích thước lớn từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 14 giờ trước

GĐXH - Sau khi nội soi thực quản dạ dày, các bác sĩ phát hiện một khối u dưới niêm mạc kích thước lớn. Trước đó, bệnh nhân có cảm giác nuốt vướng, nuốt nghẹn...

Từ 1/7, không khám chữa bệnh ở bệnh viện vẫn có thể được BHYT chi trả

Từ 1/7, không khám chữa bệnh ở bệnh viện vẫn có thể được BHYT chi trả

Y tế - 16 giờ trước

Từ ngày 1/7, Luật sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế 2024 có hiệu lực thì phạm vi được hưởng quyền lợi khám chữa bệnh của người tham gia BHYT mở rộng hơn.

Dấu hiệu cảnh báo căn bệnh ung thư cựu Tổng thống Mỹ Joe Binden đang mắc phải, nam giới không nên chủ quan

Dấu hiệu cảnh báo căn bệnh ung thư cựu Tổng thống Mỹ Joe Binden đang mắc phải, nam giới không nên chủ quan

Sống khỏe - 16 giờ trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, ung thư tuyến tiền liệt thường không gây ra triệu chứng điển hình nào ở giai đoạn sớm nhưng cũng có thể xuất hiện các dấu hiệu cảnh báo.

Cảnh báo nguy cơ viêm mũi xoang cấp từ một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Cảnh báo nguy cơ viêm mũi xoang cấp từ một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 16 giờ trước

GĐXH - Thấy có triệu chứng viêm xoang, anh V nghĩ rằng bệnh không nghiêm trọng nên tự mua kháng sinh tại hiệu thuốc nhưng triệu chứng không chỉ cải thiện mà ngày một nặng lên.

Người đàn ông 33 tuổi thoát chết vì nhồi máu cơ tim thừa nhận chủ quan, bỏ qua dấu hiệu nhiều người Việt mắc phải

Người đàn ông 33 tuổi thoát chết vì nhồi máu cơ tim thừa nhận chủ quan, bỏ qua dấu hiệu nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 18 giờ trước

GĐXH - Người đàn ông bị nhồi máu cơ tim cho biết, gia đình có tiền sử bị nhồi máu cơ tim, cộng thêm cơ địa béo phì (BMI = 35,4) và lối sống ít vận động...

Gợi ý một số món ăn nhẹ phù hợp với từng loại hình tập luyện

Gợi ý một số món ăn nhẹ phù hợp với từng loại hình tập luyện

Sống khỏe - 20 giờ trước

Cho dù bạn tập yoga, đi bộ đường dài hay nâng tạ, lựa chọn thực phẩm phù hợp cho bữa ăn nhẹ trước khi tập luyện rất quan trọng...

Top