Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cách điều trị viêm tai giữa cần biết

Chủ nhật, 09:38 03/11/2024 | Sống khỏe

Viêm tai giữa là bệnh lý xuất hiện do nhiễm trùng hoặc nhiễm khuẩn trong tai. Đây là bệnh lý phổ biến và hay tái phát ở trẻ nhỏ khiến nhiều bậc cha mẹ lo lắng.

Nguyên nhân gây viêm tai giữa

Viêm tai giữa được chia thành hai dạng chính, bao gồm viêm tai giữa cấp và viêm tai giữa mạn tính.

  • Viêm tai giữa cấp là viêm niêm mạc tai giữa hoặc là biến chứng khi chức năng vòi nhĩ rối loạn do virus gây nhiễm trùng đường hô hấp trên.
  • Viêm tai giữa mạn tính là tình trạng viêm nhiễm dai dẳng gây tổn thương và có thể chảy dịch qua lỗ thủng của màng nhĩ.

Viêm tai giữa ứ mủ là hiện tượng viêm tai giữa có dịch tiết, thường không có dấu hiệu rõ ràng, dịch bị ứ đọng trong màng tai, tạo cảm giác đầy tai. Người bệnh có thể thấy căng thẳng hoặc áp lực trong tai và có triệu chứng về sức khỏe tổng thể như sốt, đau tai , chảy dịch tai.

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm tai giữa thường là nhiễm trùng do virus, vi khuẩn hoặc các bệnh lý khác như cúm, cảm lạnh, dị ứng. Với trẻ em thì bệnh viêm tai giữa có thể do sự chưa phát triển đầy đủ của cấu trúc và chức năng của vòi nhĩ, cũng như hệ miễn dịch vẫn còn yếu.

Ngoài ra, bệnh viêm tai giữa có thể do VA, vì tình trạng viêm VA sưng to sẽ ảnh hưởng và làm tắc nghẽn vòi nhĩ, gây ra nhiễm trùng. Hiện tượng này xuất hiện ở trẻ em thường xuyên hơn so với người trưởng thành.

Biểu hiện của viêm tai giữa

Bệnh viêm tai giữa ở trẻ em thường đi kèm các triệu chứng bao gồm:

  • Đau tai, khó nghe, khó chịu trong tai.
  • Chán ăn, khó ngủ, hay khóc, nôn trớ ở trẻ nhỏ.
  • Nghe kém, phản ứng với âm thanh kém.
  • Sốt cao lên đến 39 - 40 độ C, có thể co giật.
  • Đi ngoài phân lỏng, đi ngoài nhiều lần, rối loạn tiêu hóa.

Các dấu hiệu viêm tai giữa ở người lớn gồm:

  • Có chất lỏng chảy ra từ tai.
  • Khó nghe.
  • Đau tai.

Để chẩn đoán viêm tai giữa thì người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám bằng cách nội soi để phát hiện các tổn thương nếu có trong tai. Bác sĩ cũng sẽ dùng đèn soi tai để kiểm tra màng nhĩ và các vùng khác như vòm họng, mũi xoang, cổ họng. Nếu hòm nhĩ chứa dịch bên trong hoặc bị viêm, căng phồng và sung huyết thì khả năng tai giữa đã bị nhiễm trùng.

Cách điều trị viêm tai giữa cần biết- Ảnh 2.

Viêm tai giữa có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến nhất là trẻ em. Ảnh minh hoạ.

Điều trị viêm tai giữa

Việc điều trị viêm tai giữa phụ thuộc vào từng người bệnh và mức độ nghiêm trọng. Các phương pháp điều trị sẽ được bác sĩ chỉ định bao gồm việc sử dụng các loại thuốc kháng sinh , kháng histamin, thuốc nhỏ mũi, thuốc xịt mũi, bơm hơi vòi nhĩ, corticoid và thuốc chống phù nề.

Việc sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm tai giữa tùy thuộc vào từng giai đoạn, nguyên nhân của bệnh. Có những trường hợp dùng kháng sinh ngay từ đầu. Trong trường hợp bệnh nhân chưa cần dùng kháng sinh, việc điều trị sẽ tập trung vào triệu chứng và theo dõi sau 48 - 72h đánh giá lại. Nếu tình trạng bệnh tiến triển không thuận lợi, có thể cho bệnh nhân sử dụng kháng sinh.

Người bệnh cần dùng nước muối sinh lý, dung dịch sát trùng và thuốc nhỏ tai theo yêu cầu của bác sĩ nếu màng nhĩ bị thủng.

Phương pháp nạo VA, cắt amidan và đặt ống thông khí sẽ là một số phương pháp điều trị ngoại khoa có thể được bác sĩ chỉ định trong trường hợp nhiễm trùng lan rộng, điều trị bằng thuốc không còn mang lại hiệu quả.

Ngoài ra, với viêm tai ứ mủ mạn tính thì người bệnh có thể được tư vấn chụp CT hoặc MRI nếu có dấu hiệu có cholesteatoma và các biến chứng khác bao gồm sốt, chóng mặt và đau tai. Nếu có mô hạt tái phát hoặc dai dẳng thì người bệnh có thể sẽ phải sinh thiết tai.

Lời khuyên thầy thuốc

Viêm tai giữa có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến nhất là trẻ em, do cấu trúc tai của trẻ chưa phát triển hoàn chỉnh, miễn dịch yếu. Theo số liệu thống kê có hơn 80% trẻ bị viêm tai giữa ít nhất một đợt ở tuổi lên 3. Dù đối tượng mắc viêm tai giữa chủ yếu là trẻ em nhưng bệnh lý này cũng có thể xuất hiện ở người lớn.

Vì vậy, để phòng bệnh viêm tai giữa hiệu quả, đối với mỗi nhóm độ tuổi lại có những lưu ý khác nhau:

- Đối với người lớn

Giữ tai sạch sẽ bằng cách vệ sinh thường xuyên, chú ý thực hiện nhẹ nhàng, tránh thao tác mạnh làm tổn thương niêm mạc tai, vi khuẩn dễ xâm nhập gây viêm tai. Tránh để nước vào tai (tắm, gội hoặc khi đi bơi). Có bệnh lý về tai, mũi, họng thì cần điều trị sớm.

- Đối với trẻ nhỏ

Vệ sinh tay sạch sẽ và cho trẻ đi tiêm phòng đủ mũi và đúng thời gian theo khuyến cáo của ngành y tế. Cần cho trẻ bú mẹ đến khi 2 tuổi, vì sữa mẹ hỗ trợ cho sức đề kháng của trẻ tốt hơn. Ngoài ra, cần tránh cho trẻ tiếp xúc với môi trường khói, bụi, thuốc lá. Khi trẻ có biểu hiện các bệnh lý tai mũi họng cần cho điều trị ngay, tránh tình trạng diễn biến sang viêm tai giữa.

BS Nguyễn Thị Bích
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Dấu hiệu đường huyết tăng vọt, người bệnh tiểu đường cần kiểm soát để phòng biến chứng

Dấu hiệu đường huyết tăng vọt, người bệnh tiểu đường cần kiểm soát để phòng biến chứng

Bệnh thường gặp - 9 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân tiểu đường cần lưu ý theo dõi, duy trì đường huyết ổn định để ngăn ngừa biến chứng xảy ra.

Những trường hợp cần đặc biệt chú ý khi ăn quả lê

Những trường hợp cần đặc biệt chú ý khi ăn quả lê

Sống khỏe - 11 giờ trước

Quả lê là một loại trái cây rất phù hợp để hỗ trợ giải quyết các vấn đề trong thời tiết thu đông như ho, khát nước, da khô, chảy máu cam... nhưng có những trường hợp cần đặc biệt lưu ý khi dùng.

Người đàn ông 45 tuổi có máu đục như sữa, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân

Người đàn ông 45 tuổi có máu đục như sữa, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân

Bệnh thường gặp - 11 giờ trước

GĐXH - Khi lấy máu làm xét nghiệm, máu của người bệnh lấy ra có hiện tượng đục trắng như sữa, có lẫn dây máu. Bác sĩ nhận định đây là tình trạng viêm tụy cấp nặng do tăng triglyceride.

3 loại đường sucrose, glucose và fructose khác nhau thế nào?

3 loại đường sucrose, glucose và fructose khác nhau thế nào?

Sống khỏe - 12 giờ trước

Sucrose, glucose và fructose là ba loại đường phổ biến được hấp thụ khác nhau và có tác dụng không giống nhau đối với cơ thể.

Sản phẩm dinh dưỡng pha sẵn tiện lợi - năng lượng cho ngày mới năng động

Sản phẩm dinh dưỡng pha sẵn tiện lợi - năng lượng cho ngày mới năng động

Sống khỏe - 12 giờ trước

Trên hành trình trưởng thành, mỗi ngày đều là một cuộc phiêu lưu và khám phá của trẻ. Để trẻ luôn khỏe mạnh và phát triển, dinh dưỡng cân bằng là điều rất quan trọng. Dòng sản phẩm dinh dưỡng pha sẵn mới của HIUP với hương vị thơm ngậy, cung cấp dưỡng chất thiết yếu mọi lúc mọi nơi, hỗ trợ sự phát triển của trẻ.

Người phụ nữ ở Phú Thọ bị nhồi máu cơ tim cấp có tiền sử mắc 4 bệnh lý này

Người phụ nữ ở Phú Thọ bị nhồi máu cơ tim cấp có tiền sử mắc 4 bệnh lý này

Bệnh thường gặp - 16 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân được chẩn đoán mắc nhồi máu cơ tim không ST chênh lên kèm theo nhiều bệnh lý nền bao gồm: Tăng huyết áp, tăng mỡ máu, đái tháo đường type 2, và trào ngược dạ dày thực quản.

5 vị thuốc hỗ trợ giảm trào ngược dạ dày

5 vị thuốc hỗ trợ giảm trào ngược dạ dày

Sống khỏe - 16 giờ trước

Các vị thuốc trong Đông y từ lâu đã được xem là phương pháp hỗ trợ hữu hiệu cho việc điều trị và giảm bớt các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

Từng bước hiện đại hóa y học cổ truyền trong tương lai

Từng bước hiện đại hóa y học cổ truyền trong tương lai

Sống khỏe - 17 giờ trước

Đó là yêu cầu cấp thiết mà thầy thuốc nhân dân, GS.TS BS CKII Nguyễn Hồng Siêm, nguyên Chủ tịch Hội Đông y Hà Nội, hiện là Chủ tịch Hội đồng khoa học về sức khỏe cộng đồng - Viện Phát triển văn hóa và chăm sóc sức khỏe cộng đồng chia sẻ bên lề "Hội thảo Khoa học về hiệu quả chữa bệnh bằng phương pháp và các bài thuốc y học cổ truyền" diễn ra sáng ngày 3/11 tại Hà Nội.

4 gia vị thường dùng trong nhà bếp giúp giảm đau khi bị viêm khớp

4 gia vị thường dùng trong nhà bếp giúp giảm đau khi bị viêm khớp

Bệnh thường gặp - 20 giờ trước

Khi áp dụng chế độ ăn chống viêm, người bệnh viêm khớp không nên bỏ qua lợi ích tuyệt vời của một số loại gia vị thường dùng trong nhà bếp.

Bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi phức tạp

Bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi phức tạp

Y tế - 1 ngày trước

BV Nhi Hà Nội tiếp nhận bệnh nhi Đ.H.P, 7 tuổi, ở Chương Mỹ, Hà Nội được chuyển từ bệnh viện tuyến dưới với tình trạng chân trái không vận động được, đau nhói đùi.

Top