Cách hay giúp bé phòng ngừa ốm ngày tết
GiadinhNet - Rối loạn hệ tiêu hóa, giảm hệ miễn dịch, nhiễm lạnh đường hô hấp... là những bệnh trẻ thường gặp dịp Tết vì thay đổi thói quen sinh hoạt, đi lại tàu xe đường dài, ăn nhiều đạm...
Chị Thu Trà (Thái Thịnh, Hà Nội) đang phân vân không biết có nên cho con về thăm ngoại dịp Tết hay không.
“Năm nay là Tết đầu tiên cu Bin được về thăm quê ngoại. Năm ngoái, bé mới được 5 tháng tuổi, lại bị ốm nên tôi không dám đưa về, sợ đi đường xa con ốm nặng thêm. Tôi hứa với ông bà ngoại cho Bin về chơi Tết nên ông bà mong lắm. Tuy nhiên, tôi rất lo lắng vì Bin vốn sức đề kháng kém, bình thường đã hay ốm vặt. Dịp tết này lạ nhà, không biết sức khỏe có đảm bảo”, chị cho biết. Nỗi niềm lo lắng con ốm cũng là tâm sự chung của các bố mẹ có con nhỏ chuẩn bị về quê đón Tết.

Tại sao bé có nguy cơ cao bị ốm ngày tết?
Lo lắng của chị Thu Trà cũng như các mẹ khác là hoàn toàn có sơ sở. Tết là dịp bé hay ốm, đặc biệt là các bé có sức khỏe hay sức đê kháng kém. Trẻ dễ ốm ngày tết bao gồm 4 nguyên nhân chủ yếu:
• Trẻ theo bố mẹ về quê ngày tết phải đi ô tô, tàu hay máy bay đường dài thường quấy khóc, hoặc vật lộn, nghịch ngộ quá mức … đều là những dấu hiệu bé say tàu xe hoặc mệt mỏi nhiều. Sau chuyến đi bé có thể bị ốm do sức khỏe giảm sút.
• Thay đổi sinh hoạt do hoạt động thăm hỏi họ hàng, anh em, bạn bè hoặc vui chơi ngày tết, đặc biệt là việc bé phải thức quá khuya hoặc ngủ không đủ giấc làm giảm khả năng đề kháng – miễn dịch của bé.
• Chế độ dinh dưỡng không cân bằng, nhiều tinh bột, protein, lipid hơn vitamin và khoáng chất trong rau củ quả. Chế độ ăn này không có lợi cho hệ miễn dịch của trẻ.
• Tụ tập nhiều ở nhưng nơi đông người ngày tết làm bé có nguy cơ cao bị lây nhiễm bệnh, nhất là các bệnh đường hô hấp.
• Đối với miền Bắc, tết là dịp thời tiết có những đợt lạnh sâu, việc bé ra đường hay ngoài trời nhiều vào buổi sáng hoặc ban đêm đều có nguy cơ cao bị ốm do nhiễm lạnh đường hô hấp.
Các bệnh thường gặp cần đề phòng cho bé ngày tết
Các mẹ nên lưu ý các bệnh sau đây bé thường mắc vào dịp tết để có biện pháp đề phòng thích hợp mẹ nhé:
• Viêm đường hô hấp trên và dưới
Trẻ từ sơ sinh cho đến 3 tuổi thường gặp các vấn đề về bệnh hô hấp. Vào ngày tết, nếu miền Nam thời tiết nóng, trẻ hay uống nước ngọt và nước đá; thì ở miền Bắc thời tết lạnh có khi là rét đậm rét hại nên trẻ dễ bị mắc các bệnh như viêm họng, viêm mũi, ho, sốt, cảm cúm. Nếu không điều trị kịp thời hoặc trẻ có sức đề kháng kém rất dễ bị tiến triển bệnh sang viêm đường hô hấp dưới như viêm phế quản, tiểu phế quản, viêm phổi với nguy cơ suy hô hấp như: khó thở, khò khè, sốt cao, tím tái và co giật.
• Dị ứng thời tiết hoặc dị ứng thức ăn
Đối với trẻ có cơ địa dị ứng, dịp tết do việc đi lại nhiều, chế độ ăn mất cân bằng, thiếu ngủ cũng làm cho miễn dịch của bé yếu đi và tăng nguy cơ bị dị ứng.
• Rối loạn tiêu hóa và ngộ độc thức ăn
Tết là thời gian các gia đình thay đổi thực đơn hàng ngày, đồng thời bố mẹ thường dẫn các bé đi chơi, thăm thú các khu vui chơi, du lịch,… Trẻ sẽ có nhiều khả năng ăn những thức ăn lạ, thức ăn bên ngoài không đảm bảo chất lượng, thức ăn bị nhiễm khuẩn. Ở mức độ nhẹ, trẻ có thể bị rối loạn tiêu hóa với các biểu hiện tiêu chảy hoặc táo bón. Khi trẻ bị ngộ độc thức ăn, triệu chứng thấy rõ như: nôn ói, đau bụng, tiêu chảy xuất hiện sau khi ăn từ 1 đến 3 giờ, trẻ nôn liên tục hoặc nhiều lần trong ngày.
Vậy làm cách nào mẹ có thể ngăn ngừa ốm cho bé ngày tết?
Bé khỏe mạnh, không đau ốm giúp niềm vui sum họp ngày tết của gia đình trọn vẹn. Đó dường như là mong mỏi mà tất cả các bà mẹ đều xứng đáng có được sau một năm bận rộn với công việc xã hội và chăm lo cho gia đình. Mẹ hãy cũng tham khảo các biện pháp hữu ích sau đây để phòng ngừa ốm cho bé, giúp con yêu có một khởi đầu năm mới tươi vui khỏe mạnh mẹ nhé!
• Giữ ấm cho bé trong thời tiết lạnh khi đi ra ngoài
Mẹ đừng quên mũ, khăn, găng tay và đeo khẩu trang cho bé nếu phải ra ngoài khi trời gió hoặc khi đi tàu xe (bé có thể mất đến 50% nhiệt độ cơ thể do thoát nhiệt ở đầu). Nên chọn cho bé những chiếc áo khoác, mũ không thấm nước. Nếu bé bị dính nước mưa, cần thay quần áo cho bé thật nhanh. Bao bọc bé sau đó để bé ấm và cung cấp cho bé một đồ uống ấm nếu bé vừa bị lạnh và bị ướt.
• Cho bé ăn đồ ăn chín, tươi, đầy đủ khẩu phần, rau, củ quả và uống nhiều nước
Ngày Tết do đi lại, vận động nhiều, cơ thể bé cần nhiều vitamin và nước hơn. Mẹ hãy cho bé ăn mỗi ngày với rau xanh và hoa quả, hạn chế đồ ăn nướng, đồ ăn để lâu trong tủ lạnh. Rau theo mùa lạnh là tốt hơn cả, ví dụ như cải bắp, bí ngô, cà rốt, vì chúng có nhiều vitamin bé cần. Ngoài ra, nên bổ sung thêm các loại thực phẩm giúp bé tăng đề kháng như nấm, sữa chua, ngũ cốc, khoai lang,… Với bé sơ sinh, mẹ nên cho bé bú đủ, đều đặn để tăng cường miễn dịch cho trẻ.

• Tăng cường miễn dịch, tăng khả năng phòng bệnh cho bé ngay từ hôm nay
Tết cũng là một trong những thời điểm bé dễ ốm nhất, đặc biệt các bệnh hô hấp, tiêu hóa… Với một số trẻ có hệ miễn dịch kém, thường xuyên ốm vặt thì khả năng mắc bệnh càng cao hơn. Tăng sức đề kháng cho bé thường xuyên và ngay trước tết là yếu tố quan trọng mẹ không nên bỏ qua. Tăng sức đề kháng hay tăng cường miễn dịch giúp bé sẵn sàng tham gia các hoạt động ngày tết cùng ông bà bố mẹ mà không lo ốm. Mẹ có thể bổ sung các chất tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch “trực tiếp” – Beta (1.3/1.6)-D-Glucan cho bé để giúp bé tăng khả năng phòng bệnh, ngăn ngừa ốm hiệu quả. Beta (1.3/1.6)-D-Glucan là chất tăng cường miễn dịch trực tiếp thông qua kích hoạt hệ thống kháng thể và đại thực bào bạch cầu tăng cường hoạt động chống lại các tác nhân gây bệnh.

Chứa beta (1.3/1.6)-D-Glucan hàm lượng cao dạng siro (10ml/1ml), được bào chế và sản xuất tại Châu Âu, Imunoglukan® chính là giải pháp toàn diện, giúp tăng cường sức đề kháng và điều hòa miễn dịch cho bé, bảo vệ bé khỏi các tác nhân gây bệnh, đặc biệt là bé có sức đề kháng kém, thường xuyên ốm vặt hoặc hay mắc các bệnh đường hô hấp như ho, sốt, cảm cúm do nhiễm vi khuẩn, virus … Imunoglukan® là sản phẩm dùng cho trẻ nhỏ đã được chứng minh lâm sàng về hiệu quả, an toàn và đã được tin dùng tại hơn 30 quốc gia trên khắp thế giới.
Website: http://imunoglukan.vn, Facebook: ImunoglukanVN
Chuyên gia tư vấn: 094 240 8866
Sản phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
PV/Báo Gia đình & Xã hội

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?
Y tế - 2 giờ trướcCơ quan BHXH thực hiện thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu của người tham gia trên cơ sở dữ liệu thẻ BHYT. Trường hợp thông tin trên thẻ BHYT bản giấy và bản điện tử khác nhau thì thực hiện theo thông tin trên thẻ BHYT điện tử.

Liên tiếp 3 người ở Quảng Ninh ngừng tim do nhồi máu cơ tim cấp
Bệnh thường gặp - 3 giờ trướcGĐXH - Cả 3 bệnh nhân nhồi máu cơ tim lần này đều rơi vào tình trạng rung thất, ngừng tim chỉ trong vài giây...

Đo đường huyết, người bệnh tiểu đường cần làm điều này để có kết quả chính xác nhất
Bệnh thường gặp - 4 giờ trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường cần đo đường huyết thường xuyên để biết lượng đường trong cơ thể đang ở mức cao hay thấp. Từ đó điều chỉnh chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt của mình.

8 loại trái cây không nên ăn khi bụng đói
Sống khỏe - 5 giờ trướcGĐXH - Ăn một số loại trái cây có chứa axit tannic hoặc các axit hữu cơ khác (như hồng, cam, táo gai) khi bụng đói dễ gây ra các cơn đau dạ dày.

Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh thận? Chị em có 1 trong 8 dấu hiệu này cần cảnh giác
Bệnh thường gặp - 19 giờ trướcGĐXH - Bệnh thận yếu ở nữ giới nếu không phát hiện và điều trị có thể tiến triển nặng, trường hợp nguy hiểm nhất là mất hoàn toàn chức năng thận, khi đó người bệnh phải chạy thận, lọc máu nhân tạo.

5 lợi ích sức khỏe của quả lê và những kiêng kỵ khi ăn lê
Sống khỏe - 22 giờ trướcQuả lê không chỉ đơn thuần là một loại trái cây ngon mà còn là một vị thuốc tự nhiên rất tốt cho sức khỏe.

Người đàn ông bị xương sườn đâm thủng phổi
Bệnh thường gặp - 23 giờ trướcGĐXH - Hình ảnh chụp cắt lớp ngực ghi nhận bệnh nhân bị tràn khí, tràn máu màng phổi với một hình ảnh mảnh xương sườn đâm vào nhu mô phổi.

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm
Y tế - 23 giờ trướcBộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, cảnh báo cộng đồng

3 loại thực phẩm gây tăng đường huyết, người tiểu đường nên hạn chế ăn
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH - Kiểm soát chế độ ăn uống là một phần quan trọng trong điều trị bệnh tiểu đường và thói quen ăn uống hợp lý giúp kiểm soát lượng đường trong máu.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng 5.6 đến 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặpGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng 5.6 đến 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.