Cách phát hiện và xử lý “thảm họa thứ 3” ở người cao tuổi
GiadinhNet - Đột quỵ là nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ ba sau bệnh tim mạch và ung thư trên toàn thế giới, đứng hàng đầu về tàn tật ở người trưởng thành, là thảm họa cho bệnh nhân và gia đình người bệnh, là gánh nặng kinh tế cho toàn xã hội. Nguy cơ xảy ra đột quỵ gia tăng theo tuổi, tăng gấp đôi cứ mỗi 10 năm sau 55 tuổi, xấp xỉ 28% trường hợp đột quỵ xảy ra dưới 65 tuổi.
Đột quỵ do nhồi máu não chiếm tới hơn 80%
GS.TS Nguyễn Văn Thông, Chủ tịch Hội Đột quỵ Việt Nam cho biết, theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, cứ 6 người thì có 1 người tiềm ẩn nguy cơ bị đột quỵ. Trong đó, đột quỵ do nhồi máu não chiếm từ 80 - 85% các trường hợp, là tình trạng bệnh lý thường gặp ở người trên 40 tuổi, phổ biến nhất là những người có tiền sử bệnh lý tiểu đường, tim mạch, huyết áp, hay tăng cholesterol máu, hút thuốc lá...
Đột quỵ, hay còn gọi là tai biến mạch máu não là tình trạng bệnh lý do tổn thương mạch máu não. Bệnh xảy ra khi việc cung cấp máu lên một phần của não bộ bị ngừng trệ đột ngột. Đột quỵ có thể xảy ra do 2 nguyên nhân: Do nhồi máu não (tắc mạch) làm ngừng trệ dòng máu lên nuôi não hoặc chảy máu não (vỡ mạch) làm cho máu trong lòng mạch thoát ra bên ngoài, tràn vào mô não phá hủy và chèn ép mô não.
Đột quỵ là căn bệnh cấp tính, đột ngột, có tính chất nguy hiểm cao. Bệnh có thể khiến cho phần não liên quan bị tổn thương, không thể hoạt động được. Người bị đột quỵ rơi vào tình trạng bỗng dưng đổ gục xuống, hôn mê, đối mặt với di chứng tàn tật, thậm chí tử vong. Chính vì tính chất nguy hiểm của căn bệnh này, nên việc phòng ngừa nguy cơ xảy ra đột quỵ rất quan trọng. Đồng thời, việc phát hiện sớm những dấu hiệu của chứng bệnh này là cực kỳ quan trọng để giảm thiểu những biến chứng nguy hiểm của bệnh, rút ngắn thời gian điều trị bệnh. Nói cách khác, điều trị đột quỵ phải đạt được 2 mục tiêu: “Hạn chế tàn tật và giảm tỷ lệ tử vong” theo phương châm phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ, điều trị tích cực, toàn diện và dự phòng là cơ bản.
Khi đột quỵ xảy ra, việc chẩn đoán nhanh, kịp thời, làm việc theo nhóm, chăm sóc và điều trị đúng từ các tuyến ban đầu theo từng giai đoạn cần phải hết sức khẩn trương để đem lại hiệu quả tối ưu cho người bệnh.

Cần nắm vững những dấu hiệu, phát hiện sớm chứng đột quỵ ở bản thân hay những người xung quanh để cấp cứu kịp thời. Ảnh: Minh họa
Hãy yêu cầu “Nói – Cười - Chào”
Theo các chuyên gia, hiện tỷ lệ bệnh nhân đột quỵ được phát hiện sớm còn thấp. Nhiều người bệnh đột quỵ chưa được đưa đến cơ sở y tế ngay lập tức, đây là thiệt thòi cho người bệnh, bởi khi người bệnh đến viện sau 4,5 – 6 giờ có biểu hiện đột quỵ thì cơ hội điều trị tối ưu đã bị bỏ qua. Thời gian đó càng lâu thì phần tế bào não bị chết do thiếu oxy càng lớn vì không thể phục hồi. Người bệnh sẽ phải chấp nhận các di chứng: Hôn mê, liệt nửa người, rối loạn ý thức, rối loạn nuốt, mất ngôn ngữ không thể tự ăn uống, sinh hoạt cá nhân…
“Đột quỵ xảy ra đột ngột theo phút, theo giờ. Vì thế, khi bệnh nhân có các dấu hiệu như: Đột ngột mất thị lực, không nhìn thấy một hoặc cả hai bên mắt; đột ngột nói khó, méo miệng, không thể nói được; bệnh nhân đột ngột yếu tê bì, giảm vận động một hoặc hai bên cơ thể; đột ngột đau đầu dữ đội chưa bao giờ gặp phải; ngoài ra bệnh nhân có thể chóng mặt, dấu hiệu tiền đình nên nghi ngờ đột quỵ được bệnh nhân đến cơ sở y tế sớm nhất”, PGS Mai Duy Tôn – Khoa Cấp cứu Bệnh viện Bạch Mai cảnh báo.
PGS Mai Duy Tôn cũng hướng dẫn cách đơn giản để nhận biết, xác định sơ bộ có đột quỵ bằng cách yêu cầu thực hiện 3 động tác: Nói – Cười - Chào. Hãy yêu cầu bệnh nhân NÓI - Nếu bệnh nhân nói không lưu loát như thường ngày là có bất thường; Hãy yêu cầu bệnh nhân CƯỜI - Quan sát nếu thấy khóe miệng, một bên xệ xuống là bất thường; Hãy yêu cầu bệnh nhân giơ cả hai tay lên CHÀO - Tay 1 bên nào đó không giữ được rơi xuống trước, điều đó là bất thường. “Khi có cả 3 dấu hiệu bất thường, nguy cơ đột quỵ rất cao, trên 95% phải đưa đến cơ sở y tế có khả năng điều trị đột quỵ nhanh nhất có thể”, PGS Mai Duy Tôn khuyến cáo.
Do chứng bệnh này không có triệu chứng báo hiệu kéo dài nên không ai có thể biết trước mình sẽ bị đột quỵ. Chính vì thế, cần nắm vững những dấu hiệu trên đây là có thể phát hiện sớm chứng đột quỵ ở bản thân hay những người xung quanh để có thể cấp cứu kịp thời.
Theo bác sĩ Chuyên khoa 1 Trần Quốc Tuấn (Khoa Ngoại Thần kinh, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM), nhiều bệnh nhân đột quỵ nhập viện với tình trạng nặng thêm do ảnh hưởng của việc di chuyển, xử trí ban đầu sai. Bác sĩ Tuấn cho biết, khi có người bị đột quỵ, thân nhân cần sơ cấp cứu ban đầu gồm:
- Hồi sức tim phổi nếu người bệnh bị ngưng thở hoặc ngưng tim.
- Người bệnh cần được nằm ở tư thế thoải mái nhất nếu họ tỉnh, hoặc nằm nghiêng về phía nửa người bị ảnh hưởng (yếu liệt) nếu họ không tỉnh táo hẳn. Việc nằm nghiêng là để ngừa hít sặc do nôn ói. Nằm nghiêng về phía bên liệt là để phía không liệt còn có thể cử động ra hiệu được khi cần.
- Cần cố định các phần cơ thể khi di chuyển. Trong đó, việc vận chuyển người bệnh đột quỵ cần theo ba nguyên tắc: Đảm bảo đường thở và tim đập. Cố định bảo vệ được các bộ phận có thể tổn thương như đầu, cổ, tứ chi.
Mai Anh

Người phụ nữ 60 tuổi phát hiện ung thư thần kinh nội tiết từ dấu hiệu nhiều chị em Việt bỏ qua
Dân số và phát triển - 17 giờ trướcGĐXH - Người phụ nữ bị ung thư thần kinh nội tiết đã mãn kinh 10 năm nay nhưng lại ra dịch nhầy màu hồng ở âm đạo, tiểu cảm giác không hết, sau đó chảy máu nhiều như kinh nguyệt...

Chlamydia - Cảnh báo bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến ở giới trẻ
Dân số và phát triển - 19 giờ trướcChlamydia âm thầm lây lan qua đường tình dục, bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng, dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

4 tư thế yoga giúp giảm đau bụng kinh
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcYoga đã được chứng minh là giúp giảm bớt cơn đau liên quan đến đau bụng kinh và nhiều triệu chứng khác liên quan đến tiền kinh nguyệt. Dưới đây là 4 tư thế yoga giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả.

Rùng mình trước tác hại của dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn: BS 30 năm kinh nghiệm lên tiếng cảnh báo!
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcKhông chỉ gây mất cân bằng hệ vi sinh vùng kín, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm tấn công, dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn còn đáng sợ cỡ này...

14 năm sống như con gái, đi khám sản phụ khoa mới biết là con trai
Dân số và phát triển - 3 ngày trước14 năm để tóc dài, vui chơi cùng các bạn nữ, Ngọc Linh không ngờ bản thân lại là "nam nhi". Sự thật khiến em sốc, không dễ chấp nhận.

Bộ Y tế khuyến cáo người dân đeo khẩu trang nơi công cộng để phòng chống dịch COVID-19
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcGĐXH - Những ngày gần đây, thông tin số ca COVID-19 gia tăng tại Thái Lan khiến nhiều người lo ngại về đợt dịch bùng phát mới và có nguy cơ lây lan sang các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam.

Bắc Giang: Đa dạng hình thức truyền thông chăm sóc sức khỏe sinh sản, nâng cao chất lượng dân số
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcGĐXH - Với phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà”, chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình được cơ quan chuyên môn của tỉnh, các địa phương tại Bắc Giang thực hiện đồng bộ, hiệu quả.

Trẻ dễ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần trong mùa thi, phòng ngừa như thế nào?
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcCứ mỗi mùa thi đến, số trẻ gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thần lại gia tăng. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này? Cách phòng tránh các vấn đề sức khỏe tâm thần trong mùa thi như thế nào?

Trẻ có nguy cơ tăng huyết áp nếu mẹ bị béo phì, đái tháo đường và tăng huyết áp khi mang thai
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcNgày càng có nhiều bằng chứng cho thấy tình trạng sức khỏe của bà mẹ khi mang thai có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe sau này của trẻ. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, nếu mẹ bị béo phì, đái tháo đường và tăng huyết áp khi mang thai thì em bé cũng có thể bị tăng huyết áp.

Nhận diện các triệu chứng viêm âm đạo thường gặp
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcViêm âm đạo là vấn đề sức khỏe quen thuộc ảnh hưởng đến nhiều phụ nữ, đặc biệt chị em trong độ tuổi sinh sản. Việc trang bị kiến thức để nhận diện sớm các tín hiệu bất thường và chủ động áp dụng các biện pháp phòng ngừa giúp bảo vệ sức khỏe phụ khoa.

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.