Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cách phòng tránh và điều trị bệnh trầm cảm ở người cao tuổi

GiadinhNet – Theo các bác sĩ, khoảng 10% người cao tuổi ở cộng đồng có các triệu chứng trầm cảm, tuy nhiên dấu hiệu giúp nhận biết trầm cảm ở người cao tuổi không phải lúc nào cũng dễ dàng. Bệnh trầm cảm ở người già thường khó chẩn đoán và chữa trị vì người bệnh thường không thừa nhận là mình bị trầm cảm.

Những thay đổi về cảm xúc, tính cách của người cao tuổi

Nhiều người cho rằng người già lẩm cẩm hay nghĩ tiêu cực là chuyện bình thường. Thật ra lối nghĩ mặc cảm, tự đánh giá thấp bản thân, thậm chí tự buộc tội mình ở một số người già lại có thể là một vấn đề sức khỏe tinh thần cần được chữa trị - những biểu hiện này gọi là trầm cảm.

Thực tế cho thấy, 15% người cao tuổi (NCT) trong cộng đồng và trong nhà nuôi dưỡng có triệu chứng trầm cảm. Bản thân tuổi tác không phải là yếu tố nguy cơ của trầm cảm nhưng tình trạng góa bụa và bệnh lý đa khoa mãn tính là yếu tố thúc đẩy trầm cảm xuất hiện. Trầm cảm khởi phát ở người cao tuổi có đặc điểm là tỷ lệ tái diễn cao.

Trầm cảm là một bệnh ngày càng gia tăng ở người cao tuổi. Người bị bệnh trầm cảm bắt đầu cảm thấy giảm sự quan tâm chú ý, mất đi các hứng thú đối với các hoạt động, các đồ vật, người thân yêu mà trước đây họ từng quan tâm, yêu quý. Ảnh minh họa

Trầm cảm là một bệnh ngày càng gia tăng ở người cao tuổi. Người bị bệnh trầm cảm bắt đầu cảm thấy giảm sự quan tâm chú ý, mất đi các hứng thú đối với các hoạt động, các đồ vật, người thân yêu mà trước đây họ từng quan tâm, yêu quý. Ảnh minh họa

Theo các chuyên gia, khoảng 10% người cao tuổi ở cộng đồng có các triệu chứng trầm cảm. Tỷ lệ này thậm chí còn cao hơn ở những người sống trong những hoàn cảnh đặc biệt, chẳng hạn như trong các trung tâm điều dưỡng, chăm sóc người già neo đơn.

BS.CKI Thiều Quang Hùng, Phó Giám đốc Bệnh viện Tâm thần TP Cần Thơ, cho biết: “Già đi theo năm tháng được xem là một trong những thử thách lớn ở đời người, NCT phải đối diện với hàng loạt khó khăn như: rối loạn hệ vận động như đi lại khó khăn, hay nhức mỏi, khả năng nhìn, nghe kém đi; bệnh tật gây phiền hà; khó thích ứng khi về hưu và khó khăn tài chính; cô độc bởi người thân mất đi, hoặc bạn bè, con cháu ở xa… Với thực tế có quá nhiều thay đổi và hụt hẫng, khiến người già vì thế rất hay gặp phải những trở ngại tinh thần, cũng là yếu tố nguy cơ dẫn đến trầm cảm”.

Một trong những dấu hiệu quan trọng nhất của trầm cảm là những biến đổi về cảm xúc, tính cách. Vì vậy, cần phải quan tâm và quan sát từng thay đổi của NCT. Người bị bệnh trầm cảm bắt đầu cảm thấy giảm sự quan tâm chú ý, mất đi các hứng thú đối với các hoạt động, các đồ vật, người thân yêu mà trước đây họ từng quan tâm, yêu quý; tách khỏi các hoạt động xã hội cũng như các thú tiêu khiển khác. Họ dễ rơi vào trạng thái biệt lập, cô độc do tự ti; cảm thấy khó khăn trong việc diễn đạt những cảm giác của mình thành lời, do vậy những người xung quanh khó nhận ra được những bất ổn ở họ. Các dấu hiệu khác bao gồm mất sinh lực và cảm thấy mình vô dụng. Người bệnh có thể trở nên cáu kỉnh hay buồn rầu hơn, lo lắng nhiều, đặc biệt là các vấn đề có liên quan đến sức khỏe và cảm thấy khó tập trung, khó quyết định những việc bình thường hàng ngày.

Cách phòng tránh bệnh người cao tuổi

NCT bị trầm cảm thường né tránh, không muốn người khác biết rằng họ cảm thấy không được khỏe. Nhưng việc nói cho người khác nghe chính là bước đầu tiên để đem lại cảm giác tốt hơn. Tốt nhất là nói cho bác sĩ hoặc một người thân của mình. Đừng âm thầm chịu đựng một mình vì điều đó sẽ làm cho bệnh nặng thêm.

Hầu hết các bệnh nhân trầm cảm có thể được cải thiện đáng kể các triệu chứng khi điều trị. Các biện pháp điều trị trầm cảm hiện nay bao gồm uống các thuốc chống trầm cảm, các biện pháp tâm lý và thư giãn luyện tập. Thuốc chống trầm cảm điều chỉnh trạng thái mất cân bằng sinh hóa trong não vì tình trạng này có thể là một yếu tố gây ra bệnh trầm cảm. Hiện nay có rất nhiều loại thuốc chống trầm cảm khác nhau, NCT sẽ được các bác sĩ kê toa thuốc phù hợp với tình trạng bệnh lý và thích hợp với từng người cụ thể, ít có các tác dụng phụ bất lợi và đặc biệt phải an toàn.

Việc dùng thuốc chống trầm cảm ở NCT cũng phải tuân thủ về hàm lượng, liều lượng và đủ thời gian vì điều này sẽ làm cho bệnh thuyên giảm, khỏi và không tái phát. Để đạt được mục đích này yêu cầu dùng thuốc liên tục từ 9-12 tháng. Chỉ ngừng thuốc khi nào có ý kiến của bác sĩ.

Người cao tuổi rất cần được chăm sóc cả về thể chất lẫn tinh thần. Ảnh minh họa.

Người cao tuổi rất cần được chăm sóc cả về thể chất lẫn tinh thần. Ảnh minh họa.

Ngoài ra, các liệu pháp tâm lý cũng rất hữu ích cho người bị trầm cảm. Tùy theo tình trạng bệnh mà bác sĩ đưa ra các liệu pháp thích hợp, có khi đơn giản chỉ là một buổi trò chuyện cùng bác sĩ chẳng hạn cũng giúp ích cho người bị bệnh rất nhiều. Không gì hay bằng có ai đó thông cảm để trò chuyện trong giây phút khó khăn của cuộc sống. Đối với trầm cảm nhẹ, đôi khi chỉ cần tâm lý trị liệu là đủ để khỏi bệnh.

NCT rất cần được chăm sóc cả về thể chất lẫn tinh thần. Khi bị bệnh trầm cảm, người già cần tuân thủ một chương trình điều trị thích hợp, giúp cải thiện các triệu chứng ngày càng tốt hơn. Người bệnh sẽ cảm thấy sinh lực trở lại để làm những công việc mà mình yêu thích, mọi đau đớn và các suy nghĩ bất ổn cũng qua đi và vượt lên tất cả là ý nghĩ, cái nhìn lạc quan hơn về cuộc sống.

Hầu hết các bệnh nhân trầm cảm có thể được cải thiện đáng kể các triệu chứng khi điều trị. Các biện pháp điều trị trầm cảm hiện nay bao gồm uống các thuốc chống trầm cảm, các biện pháp tâm lý và thư giãn luyện tập. Ảnh minh họa

Hầu hết các bệnh nhân trầm cảm có thể được cải thiện đáng kể các triệu chứng khi điều trị. Các biện pháp điều trị trầm cảm hiện nay bao gồm uống các thuốc chống trầm cảm, các biện pháp tâm lý và thư giãn luyện tập. Ảnh minh họa

Cách điều trị bệnh trầm cảm cho người cao tuổi

Trầm cảm không phải là một biểu hiện bình thường các quá trình già hoá. Cũng giống như bệnh tiểu đường và viêm khớp...trầm cảm cũng là một căn bệnh. Điều đáng mừng là bệnh trầm cảm đáp ứng tốt với các liệu pháp điều trị. Rất nhiều người cao tuổi bị trầm cảm mà không biết và không được điều trị.

Thực tế cho hay, người cao tuổi bị trầm cảm thường miễn cưỡng phải nói cho người khác nghe họ cảm thấy không được khoẻ. Nhưng nói cho người khác nghe chính là bước đầu tiên để đem lại cảm giác tốt hơn. Tốt nhất là nói cho bác sỹ hoặc một người thân của mình. Đừng âm thầm chịu đựng một mình vì điều đó sẽ làm cho bệnh nặng thêm.

Với bệnh trầm cảm ở người lớn tuổi, tâm lý trị liệu hay phương pháp "điều trị bằng chuyện trò" có thể rất tốt và hữu ích. Không gì hay bằng có ai đó thông cảm để trò chuyện trong giây phút khó khăn của cuộc sống. Đối với trầm cảm nhẹ, đôi khi chỉ cần tâm lý trị liệu là đủ để khỏi bệnh.

Nếu tuân thủ tốt chương trình điều trị trầm cảm, bạn sẽ cảm thấy có nhiều sinh lực hơn để làm những công việc mà bạn ham thích. Bạn sẽ nhận thấy các chứng đau nhức và chứng bệnh cơ thể khác cũng thuyên giảm. Và vượt lên trên hết, là bạn có cái nhìn mới mẻ và lạc quan hơn về cuộc sống. Đó chính là điều mà ai cũng mong chờ.

Các chương trình điều trị bệnh trầm cảm ở người có tuổi

Hầu hết các bệnh nhân trầm cảm có thể được cải thiện đáng kể các triệu chứng khi điều trị.

Các biện pháp điều trị trầm cảm hiện nay bao gồm uống các thuốc chống trầm cảm, các biện pháp tâm lý và thư giãn luyện tập.

-Thuốc chống trầm cảm điều chỉnh trạng thái mất cân bằng sinh hoá trong não vì tình trạng này có thể là một yếu tố gây ra bệnh trầm cảm.

Hiện nay có rất nhiều loại thuốc chống trầm cảm khác nhau, người cao tuổi sẽ được các bác sỹ kê toa thuốc phù hợp với tình trạng bệnh lý và thích hợp với từng người cụ thể, ít có các tác dụng phụ bất lợi và đặc biệt phải an toàn.

Việc dùng thuốc chống trầm cảm ở người cao tuổi cũng phải tuân thủ về hàm lượng, liều lượng và đủ thời gian vì điều này sẽ làm cho bệnh thuyên giảm, khỏi và không tái phát. Để đạt được mục đích này yêu cầu dùng thuốc liên tục từ 4 – 6 tháng. Chỉ ngừng thuốc khi nào có ý kiến của bác sỹ.

- Các liệu pháp tâm lý cũng rất hữu ích cho người bị trầm cảm. Tuỳ theo tình trạng bệnh mà bác sỹ đưa ra các liệu pháp thích hợp, có khi đơn giản chỉ là một buổi trò chuyện cùng bác sỹ chẳng hạn cũng đã giúp ích cho người bị bệnh rất nhiều.

Ngoài chăm sóc vật chất và y tế, người cao tuổi cần được chăm sóc về tinh thần.

Con đường đến hồi phục

Người cao tuổi rất cần được chăm sóc cả về thể chất lẫn tinh thần. Khi bị bệnh phải được phát hiện và chăm sóc điều trị kịp thời. Khi bị bệnh trầm cảm, người già cần tuân thủ một chương trình điều trị thích hợp, giúp cải thiện các triệu chứng ngày càng tốt hơn. Người bệnh sẽ cảm thấy sinh lực trở lại để làm những công việc mà mình yêu thích, mọi đau đớn và các suy nghĩ bất ổn cũng qua đi và vượt lên tất cả là ý nghĩ, cái nhìn toàn cục mới mẻ về cuộc sống.

Châu Anh (th)

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tầm quan trọng của việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc

Tầm quan trọng của việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc

Dân số và phát triển - 10 giờ trước

GĐXH - Trong bối cảnh Việt Nam đang bước vào giai đoạn già hóa dân số nhanh chóng, việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc được xác định là một trong những giải pháp chiến lược để bảo đảm chất lượng cuộc sống cho người cao tuổi, đồng thời thúc đẩy bình đẳng giới và phát triển kinh tế xã hội bền vững.

Ung thư vú có di truyền không?

Ung thư vú có di truyền không?

Dân số và phát triển - 12 giờ trước

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ung thư vú là loại ung thư thường gặp nhất và gây tử vong cao nhất trong các loại ung thư ở nữ giới. Tại Việt Nam, ung thư vú cũng là loại ung thư có tỷ lệ mắc cao nhất. Vậy ung thư vú có di truyền không và làm cách nào để tầm soát ở giai đoạn sớm?

Cực hiếm: Người phụ nữ mang 4 thai tự nhiên

Cực hiếm: Người phụ nữ mang 4 thai tự nhiên

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

GĐXH - Theo các bác sĩ, đây là một tình huống đặc biệt hiếm trong sản khoa, với tỷ lệ gặp chỉ khoảng 1/700.000 – 1/800.000 ca mang thai tự nhiên.

Bất ngờ với lý do người vợ trẻ ôm tờ xét nghiệm ADN khóc nức nở

Bất ngờ với lý do người vợ trẻ ôm tờ xét nghiệm ADN khóc nức nở

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Sau 4 giờ dài dằng dặc chờ đợi kết quả ADN nhưng mọi chuyện không thuận theo mong mỏi, người phụ nữ trẻ ôm tờ kết quả xét nghiệm, gục đầu khóc nức nở.

Bé gái ở Phú Thọ chào đời với cân nặng 5kg

Bé gái ở Phú Thọ chào đời với cân nặng 5kg

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Sau sinh, trẻ hồng hào, khóc to, phản xạ tốt. Được biết, trong suốt thai kỳ, sản phụ tăng 20kg và hoàn toàn khỏe mạnh.

5 bí quyết chăm sóc ngực mẹ sau sinh giúp tránh tắc tia sữa, nứt núm vú

5 bí quyết chăm sóc ngực mẹ sau sinh giúp tránh tắc tia sữa, nứt núm vú

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Tắc tia sữa, nứt núm vú là tình trạng phổ biến, gây đau đớn và ảnh hưởng đến quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Tuy nhiên, chỉ với vài thói quen chăm sóc ngực đơn giản mỗi ngày, mẹ hoàn toàn có thể phòng tránh hiệu quả.

Tiếng khóc của trẻ báo hiệu bệnh lý, cần cho trẻ kiểm tra sớm

Tiếng khóc của trẻ báo hiệu bệnh lý, cần cho trẻ kiểm tra sớm

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Theo nghiên cứu, trẻ sơ sinh có thể phát ra từ 5 đến 7 loại tiếng khóc khác nhau, tương ứng với các nhu cầu và cảm xúc khác nhau...

Mẹ bị viêm tuyến vú có cho con bú được không?

Mẹ bị viêm tuyến vú có cho con bú được không?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Viêm tuyến vú không những gây khó khăn, đau đớn khi cho con bú mà còn dễ có nguy cơ nhiễm trùng áp-xe vú nếu không được điều trị kịp thời. Vậy mẹ có nên cho con bú khi bị viêm tuyến vú không?

10 dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt có thể nhầm lẫn với bệnh lý khác

10 dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt có thể nhầm lẫn với bệnh lý khác

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Ung thư tuyến tiền liệt thường xuất hiện với những triệu chứng khó nhận biết, dễ bị nhầm lẫn với các vấn đề sức khỏe ít nghiêm trọng hơn. Đừng bỏ qua những 10 dấu hiệu dưới đây, bởi việc phát hiện sớm có ý nghĩa quyết định trong điều trị.

Cholesterol cao có thể gây ra rối loạn cương dương?

Cholesterol cao có thể gây ra rối loạn cương dương?

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Nồng độ cholesterol cao không chỉ đe dọa tim mạch mà còn là thủ phạm thầm lặng gây rối loạn cương dương. Tìm hiểu mối liên hệ mật thiết này để bảo vệ sức khỏe nam giới toàn diện hơn.

Top