Cách vệ sinh người cao tuổi phải nằm điều trị tại giường
GiadinhNet – Nhiều người già mắc bệnh phải nằm giường tại chỗ và việc vệ sinh thường gặp khó khăn, trở ngại. Theo các chuyên gia việc vệ sinh cho người già cần phải thực hiện đúng cách.

Người cao tuổi nằm một chỗ cần được vệ sinh răng miệng sau mỗi bữa ăn, đặc biệt là người bệnh dùng răng giả.
Thực tế cho thấy, người cao tuổi có thể mắc các bệnh khiến họ phải nằm một chỗ, từ đó lại dễ mắc các biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng, loét, teo cơ… Ngoài ra, việc phải nằm một chỗ khiến người cao tuổi thường có tâm lý cau có, căng thẳng, đồng thời tự ti mặc cảm vì mình làm phiền con cháu. Vì vậy, người nhà cần cảm thông và đặc biệt chú ý khi chăm sóc bệnh nhân nằm tại giường để quá trình hồi phục diễn ra nhanh chóng và tốt đẹp.
Theo TS. BS Nghiêm Nguyệt Thu - Trưởng khoa Dinh dưỡng – Tiết chế, bệnh viện Lão Khoa Trung ương thì người cao tuổi nằm một chỗ cần được chăm sóc đặc biệt.
1. Vệ sinh cá nhân người bệnh
Đánh răng: Khi nằm lâu, tuyến nước bọt bệnh nhân sẽ hoạt động kém, từ đó hạn chế cả việc nuốt nước bọt nên làm ứ đọng đờm dãi, làm tăng nguy cơ viêm, nhiễm trùng, nấm trong khoang miệng. Vì vậy, bệnh nhân cần được vệ sinh răng miệng sau mỗi bữa ăn, đặc biệt là người bệnh dùng răng giả.
Rửa mặt: Lau mặt thường xuyên (nhưng không quá nhiều lần vì sẽ dễ làm mất đi lớp kháng thể bề mặt có tác dụng bảo vệ, nhiều chất chỉ 6 lần mỗi ngày nếu không bị vấy bẩn) sẽ giúp bệnh nhân thoải mái, dễ chịu vì được làm sạch khỏi bụi bẩn và chất nhờn. Bạn nên sử dụng nước ấm và lau rửa cho bệnh nhân một cách nhẹ nhàng, lưu ý đến phần cổ, gáy và những nơi có nếp gấp da.
Gội đầu: Gội đầu giúp người bệnh dễ chịu, giảm thiểu nấm đầu, rụng tóc, đồng thời tăng cường lưu thông máu ở đầu. Nên dùng chậu gội đầu chuyên dụng để việc gội đầu cho bệnh nhân diễn ra dễ dàng hơn. Tuy nhiên, tuyệt đối không gội đầu khi bệnh nhân sốt cao hay bệnh tình trở nặng.
Tắm: Tắm giúp làm sạch, giảm viêm da và chống nhiễm trùng. Lưu ý rằng có thể tắm bệnh nhân ở phòng tắm hoặc tại giường nhưng phải đảm bảo kín gió.
Vệ sinh khác: Việc được chăm sóc về ngoại hình kể cả khi chỉ nằm trên giường sẽ giúp bệnh nhân dễ chịu hơn. Vậy nên bạn cần thường xuyên giúp bệnh nhân cắt tóc, cắt móng tay, cạo râu…
2. Giữ vệ sinh không gian nằm
Không gian phòng ở của bệnh nhân cần giữ vệ sinh để phòng tránh bệnh tật.
Nơi người bệnh nằm cần sạch sẽ, khô ráo và thoáng gió.
Chăn màn của bệnh nhân cần được giặt giũ thường xuyên.
3. Chú ý đến tâm lý người bệnh
Cần chú ý giúp bệnh nhân nằm một chỗ cải thiện tâm lý bởi người già thường có những suy nghĩ tiêu cực về bệnh tật, điều này lại càng trầm trọng khi phải nằm một chỗ. Để giúp bệnh nhân thoát khỏi cảm giác chán nản, người nhà cần chủ động nói chuyện, thường xuyên hỏi han chia sẻ. Đọc sách, hoặc để người bệnh xem tivi, nghe đài… cũng là cách sẽ cải thiện tinh thần hiệu quả.
Ngoài những lưu ý trên, khi chăm sóc bệnh nhân cao tuổi nằm một chỗ, bạn cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng. Vì bệnh nhân có thể ăn uống ít nên rất cần uống bổ sung sữa người già, có bổ sung các vitamin và khoáng chất giúp tăng sức đề kháng, giảm mệt mỏi, ăn ngủ ngon, đẩy nhanh tốc độ hồi phục. Bên canh đó, ngay khi người bệnh có những bất thường về cơ thể hay tâm lý, cần báo ngay cho bác sĩ hoặc trung tâm y tế để có biện pháp khắc phục kịp thời.
C.A (th)

Mẹ bầu nên làm gì để tăng cường hệ miễn dịch và phòng tránh bệnh trong thai kỳ?
Dân số và phát triển - 16 giờ trướcMang thai khiến hệ miễn dịch mẹ bầu suy giảm, dễ mắc bệnh khi thời tiết thay đổi. Tăng cường đề kháng và chăm sóc sức khỏe đúng cách giúp mẹ và thai nhi luôn an toàn.

Tầm quan trọng của việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcGĐXH - Trong bối cảnh Việt Nam đang bước vào giai đoạn già hóa dân số nhanh chóng, việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc được xác định là một trong những giải pháp chiến lược để bảo đảm chất lượng cuộc sống cho người cao tuổi, đồng thời thúc đẩy bình đẳng giới và phát triển kinh tế xã hội bền vững.

Ung thư vú có di truyền không?
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcTheo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ung thư vú là loại ung thư thường gặp nhất và gây tử vong cao nhất trong các loại ung thư ở nữ giới. Tại Việt Nam, ung thư vú cũng là loại ung thư có tỷ lệ mắc cao nhất. Vậy ung thư vú có di truyền không và làm cách nào để tầm soát ở giai đoạn sớm?

Cực hiếm: Người phụ nữ mang 4 thai tự nhiên
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcGĐXH - Theo các bác sĩ, đây là một tình huống đặc biệt hiếm trong sản khoa, với tỷ lệ gặp chỉ khoảng 1/700.000 – 1/800.000 ca mang thai tự nhiên.

Bất ngờ với lý do người vợ trẻ ôm tờ xét nghiệm ADN khóc nức nở
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcSau 4 giờ dài dằng dặc chờ đợi kết quả ADN nhưng mọi chuyện không thuận theo mong mỏi, người phụ nữ trẻ ôm tờ kết quả xét nghiệm, gục đầu khóc nức nở.

Bé gái ở Phú Thọ chào đời với cân nặng 5kg
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcGĐXH - Sau sinh, trẻ hồng hào, khóc to, phản xạ tốt. Được biết, trong suốt thai kỳ, sản phụ tăng 20kg và hoàn toàn khỏe mạnh.

5 bí quyết chăm sóc ngực mẹ sau sinh giúp tránh tắc tia sữa, nứt núm vú
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcTắc tia sữa, nứt núm vú là tình trạng phổ biến, gây đau đớn và ảnh hưởng đến quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Tuy nhiên, chỉ với vài thói quen chăm sóc ngực đơn giản mỗi ngày, mẹ hoàn toàn có thể phòng tránh hiệu quả.

Tiếng khóc của trẻ báo hiệu bệnh lý, cần cho trẻ kiểm tra sớm
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcGĐXH - Theo nghiên cứu, trẻ sơ sinh có thể phát ra từ 5 đến 7 loại tiếng khóc khác nhau, tương ứng với các nhu cầu và cảm xúc khác nhau...

Mẹ bị viêm tuyến vú có cho con bú được không?
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcViêm tuyến vú không những gây khó khăn, đau đớn khi cho con bú mà còn dễ có nguy cơ nhiễm trùng áp-xe vú nếu không được điều trị kịp thời. Vậy mẹ có nên cho con bú khi bị viêm tuyến vú không?

10 dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt có thể nhầm lẫn với bệnh lý khác
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcUng thư tuyến tiền liệt thường xuất hiện với những triệu chứng khó nhận biết, dễ bị nhầm lẫn với các vấn đề sức khỏe ít nghiêm trọng hơn. Đừng bỏ qua những 10 dấu hiệu dưới đây, bởi việc phát hiện sớm có ý nghĩa quyết định trong điều trị.

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.