Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cách sử dụng miếng dán tránh thai

Thứ tư, 09:59 26/04/2017 | Dân số và phát triển

Miếng dán tránh thai là một miếng mỏng khoảng 4,5cm2, được dán trực tiếp vào da vùng mông, bụng, lưng trên hoặc bắp tay.

Tôi 28 tuổi, đã có 1 con. Tôi muốn sử dụng miếng dán tránh thai nhưng còn băn khoăn về cách dùng, tác dụng phụ và hiệu quả của dạng thuốc này. Mong bác sĩ tư vấn.

Nguyễn Thị Thu (Hà Nội)

Miếng dán tránh thai là một miếng mỏng khoảng 4,5cm2, được dán trực tiếp vào da vùng mông, bụng, lưng trên hoặc bắp tay. Miếng dán phân phối liên tục hai hormon tổng hợp là progestin (norelgestromin) và estrogen (ethinyl estradiol), tương tự với hormon được cơ thể sản sinh tự nhiên.

Cơ chế tránh thai của miếng dán là ngăn cản sự rụng trứng. Nếu trứng không rụng, tinh trùng không thể thụ tinh và không thể có thai. Miếng dán cũng làm chất nhầy cổ tử cung đặc lại, làm cho tinh trùng khó gặp trứng. Nếu miếng dán được dán và thay đúng lúc mỗi tháng, hiệu quả tránh thai là hơn 95%. Chậm hoặc quên dán một tuần hoặc bóc miếng dán ra quá sớm làm giảm đáng kể hiệu quả của miếng dán, nên có thể vẫn mang thai.

Khi quyết định tránh thai bằng việc dùng miếng dán, chị em nên đi khám xem mình có nguy cơ mắc bệnh tim mạch không. Nếu đã có bệnh hay nguy cơ bị bệnh tim mạch cao thì không dùng được miếng dán. Trường hợp chống chỉ định với viên uống tránh thai thì cũng không được dùng miếng dán tránh thai. Các tác dụng phụ liên quan đến miếng dán tương đối nhẹ và có thể gồm: kích ứng nhẹ da ở vùng dán, đau đầu, cương vú, ra máu âm đạo bất thường, tăng cân nhẹ, buồn nôn và nôn, trướng bụng…

Dùng miếng dán tránh thai theo chu kỳ kinh nguyệt. Một ngày sau hết kinh, dán miếng dán lên da và để nguyên trong 1 tuần. Vào ngày đó của tuần kế tiếp, bạn bóc miếng dán cũ ra và dán một miếng mới. Miếng dán mới có thể dán ở chỗ khác trên cơ thể. Trong tuần thứ 4 không dán miếng dán mới và kinh nguyệt xảy ra. Tuần tiếp theo, lặp lại quy trình.

Lần đầu tiên dùng miếng dán, phải dùng thêm một biện pháp tránh thai khác trong 7 ngày để phòng ngừa mang thai. Nếu các miếng dán kế tiếp được dán và bỏ đúng lúc, không cần dùng thêm các phương pháp tránh thai khác. Không dùng đồng thời cả miếng dán và viên uống tránh thai.

Chị em vẫn có thể tắm, tập luyện và bơi trong khi dán miếng dán. Không bóc hoặc thay đổi vị trí miếng dán khi đã dán vào da, vì có thể làm cho miếng dán dễ rơi. Không dùng băng dính để giữ miếng dán và không cắt hoặc sửa lại miếng dán bằng bất cứ cách nào. Làm như vậy có thể thay đổi lượng hormon phân phối vào cơ thể. Rất hiếm khi miếng dán có thể bị bong và rơi ra. Điều này thường xảy ra do miếng dán được dán không đúng. Nếu miếng dán tránh thai được dán lại trong 24 giờ, hiệu quả tránh thai của miếng dán vẫn còn nguyên. Tuy nhiên, nếu đã quá 24 giờ, nên dùng thêm một biện pháp tránh thai khác cho đến khi miếng dán đã ở nguyên chỗ trong 7 ngày.

Theo DS. Thanh Yến/SK&ĐS

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
10 mẹo đối phó với những khó chịu thời kỳ mãn kinh

10 mẹo đối phó với những khó chịu thời kỳ mãn kinh

Dân số và phát triển - 19 giờ trước

Thời kỳ mãn kinh thường mang lại rất nhiều vấn đề ảnh hưởng tới chất lượng sống của chị em. Tham khảo một số mẹo giúp vượt qua giai đoạn mãn kinh một cách nhẹ nhàng.

Nâng cao kỹ năng truyền thông về người cao tuổi ở Nghệ An

Nâng cao kỹ năng truyền thông về người cao tuổi ở Nghệ An

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

GĐXH - Buổi tập huấn có hơn hơn 500 viên chức, dân số cấp huyện, cấp xã trên địa bàn Nghệ An sẽ cung cấp cho người làm công tác dân số một số chính sách chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi; truyền thông các nội dung liên quan đến sức khoẻ cho người cao tuổi...

5 lợi ích của cà phê đối với sức khỏe tình dục nam giới

5 lợi ích của cà phê đối với sức khỏe tình dục nam giới

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Ngoài việc cung cấp năng lượng, cà phê còn mang lại nhiều lợi ích khác như có thể cải thiện tình dục cho nam giới.

Hạn chế đau lưng sau sinh mổ

Hạn chế đau lưng sau sinh mổ

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Đau lưng sau sinh mổ là tình trạng hay gặp. Nếu chủ quan không điều trị để tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.

7 lời khuyên giúp mẹ bầu chuyển dạ dễ dàng hơn

7 lời khuyên giúp mẹ bầu chuyển dạ dễ dàng hơn

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Nhiều mẹ bầu lo lắng, căng thẳng trước khi chuyển dạ, kể cả những phụ nữ đã từng sinh con. Dưới đây là 7 lời khuyên giúp mẹ bầu có thể làm để quá trình chuyển dạ dễ dàng và suôn sẻ hơn.

Bị thủy đậu khi mang thai nguy hiểm thế nào?

Bị thủy đậu khi mang thai nguy hiểm thế nào?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Tỷ lệ phụ nữ mang thai mắc thủy đậu không cao hơn so với mặt bằng chung tỷ lệ mắc bệnh thủy đậu ở người lớn, tuy nhiên mức độ nghiêm trọng của bệnh thường nặng nề hơn.

Nghệ An tổ chức Hội thi 'Người cao tuổi sống vui, sống khoẻ'

Nghệ An tổ chức Hội thi 'Người cao tuổi sống vui, sống khoẻ'

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Hội thi là hoạt động thiết thực nhằm nâng cao vai trò trách nhiệm cho cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân về chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về người cao tuổi. Đồng thời, khẳng định vai trò, sự cống hiến của người cao tuổi đối với mọi mặt của đời sống...

Ung thư buồng trứng có chữa được không?

Ung thư buồng trứng có chữa được không?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Ung thư buồng trứng là căn bệnh thường tiến triển âm thầm và triệu chứng không rõ ràng khiến nhiều người chủ quan, khi đi khám đã ở giai đoạn muộn. Vậy ung thư buồng trứng có chữa được không, làm thế nào để phát hiện sớm?

Có phải trẻ béo phì dễ dậy thì sớm?

Có phải trẻ béo phì dễ dậy thì sớm?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Trẻ béo phì có nguy cơ cao dậy thì sớm hơn so với trẻ có cân nặng bình thường. Vậy nguyên nhân tại sao trẻ béo phì lại dễ bị dậy thì sớm và có thể phòng ngừa được không?

Phụ nữ mang thai bị đa ối nên điều chỉnh chế độ ăn như thế nào?

Phụ nữ mang thai bị đa ối nên điều chỉnh chế độ ăn như thế nào?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Đa ối là khi lượng nước ối vượt quá mức bình thường ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và bé. Mặc dù chế độ ăn không phải là yếu tố quyết định duy nhất nhưng việc điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng này.

Top