Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cách trị mẩn ngứa khi giao mùa

Thứ năm, 21:02 21/04/2016 | Sống khỏe

GiadinhNet - Mẩn ngứa khi giao mùa rất dễ mắc. Trẻ nhỏ còn bỏ cả ăn uống, quấy khóc. Chớ coi thường mẩn ngứa, vì rất dễ bị viêm da phải chữa lâu ngày, hoặc thành mẩn ngứa mãn tính.

Thời tiết giao mùa xuân - hạ rất dễ khiến trẻ bị mẩn ngứa. Ban đầu là hai má bị ngứa khiến trẻ lắc, cọ đầu hoặc dùng tay cào, gãi. Những nốt mẩn này dần nổi như hạt gạo rồi có mọng nước. Khi mọng nước vỡ ra sẽ chảy nhiều nước vàng và đóng vảy.

Mẩn ngứa có thể nhẹ, nhưng để lâu có thể nặng lên làm trẻ rất ngứa, quấy khóc, ảnh hưởng đến ăn, ngủ và sự phát triển của trẻ.

Với trẻ nhỏ, bị mẩn ngứa khi giao mùa dù nhẹ, cha mẹ cũng sớm đưa con tới bác sĩ để xác định nguyên nhân và chữa trị sớm, không nên để lâu bé gãi ngứa gây viêm nhiễm, lở loét khó chữa trị và ảnh hưởng tới sức khỏe của bé.

Người lớn cũng mẩn ngứa khi giao mùa. Lương y Dương Xuân Mến (Phòng khám Đông y 195 Láng Hạ, Hà Nội) cho hay, nguyên nhân mẩn ngứa theo Đông y là do nóng ngăn ở trong, ngoại cảm như nóng, gió độc, ẩm gây bệnh xâm nhập vào da mà thành, trong đó “ẩm” là nhân tố chủ yếu. Do ẩm gây bệnh dính nhớt, nặng đục dễ biến đổi, do vậy bệnh hay kéo dài, hình thái không cố định.


Nhiều trẻ bị mẩn ngứa khi giao mùa. Ảnh minh họa

Nhiều trẻ bị mẩn ngứa khi giao mùa. Ảnh minh họa

Có một số cách đối phó với mẩn ngứa khi giao mùa bằng ăn uống dễ kiếm, dễ làm như sau:

- Mướp 30g, rửa sạch, thêm chút muối, nấu chín ăn cả bã uống nước.

- Rau sam, rau muống, mỗi thứ 30g nấu canh uống.

- Rau muống 30g, râu ngô 15g, mã thầy 10g, nấu canh ăn.

- Đậu xanh, bách hợp, mỗi thứ 30g, nấu cháo ăn.

- Cá chạch tươi luộc bỏ bã, ăn canh.

- Gạo nếp 50g, rau câu 30g, nấu cháo ăn.

- ý dĩ nhân, bột mã thầy, mỗi thứ 30g, cùng nghiền bột mịn nấu cháo.

- Xích đậu, bí đao lấy vỏ mỗi thứ 30g, sắc uống thay trà, có thể uống thường xuyên.

- Nước chè xanh, nước quả tươi hoặc nước cà chua uống thường xuyên.

Nếu mẩn ngứa kéo dài, các lương y có nhiều phương cách trị mẩn ngứa khi giao mùa đơn giản như:

- Dùng lá ổi sắc nước bôi vào vùng nổi cục.

- Trứng gà nấu chín, dùng lòng đỏ trứng, cho vào nồi sấy sém, cô dầu, bôi ngoài chỗ mẩn ngứa.

Với các thầy thuốc đông y có nhiều phương cách trị mẩn ngứa, nhưng người bệnh cần tới khám mới bốc thuốc được, nhất là khi chỗ mẩn ngứa ra nhiều dịch.


Có thể đối phó với mẩn ngứa giao mùa bằng món ăn, bài thuốc. Ảnh minh họa

Có thể đối phó với mẩn ngứa giao mùa bằng món ăn, bài thuốc. Ảnh minh họa

Phòng tránh mẩn ngứa khi giao mùa

Đầu tiên cần giữ cơ thể sạch sẽ, tránh bị kích thích (như gãi, phơi mình ngoài nắng lâu.

Với trẻ bé không nên dùng xà phòng thường, mà nên cho dùng sữa tắm không xút với nước ấm để tránh kích ứng da và tắm nhanh dưới 10 phút. Khi bé bị mẩn ngứa cần tắm và rửa vệ sinh hằng ngày cho da trẻ để loại bỏ những tác nhân gây dị ứng trên da.

Bôi thuốc theo y lệnh của bác sĩ sau khi tắm để thuốc ngấm vào da tốt hơn.

Hằng ngày dùng kem ẩm thoa khắp cơ thể làm mềm da bé. Cả khi bé đã khỏi bệnh cũng nên dùng kem dưỡng ẩm, mềm da chuyên dùng, thoa vào cơ thể, mặt, kẽ ngón tay chân, bẹn.

Mặc quần áo phải rộng, mềm mại (vải coton, vải lụa...) vì mềm, không gâymẩn ngứa. Tránh mặc cho bé vải len, nilon vì dễ mẩn ngứa, dị ứng.

Khi trẻ bị mẩn ngứa, mẹ đang cho con bú cũng cần kiêng ăn những loại thức ăn mà bé dị ứng. .

Với người lớn cần cẩn thận thử, hoặc ăn ít khi ăn những món ăn lạ, đồ hải sản… Tốt nhất tránh ăn những nhân tố gây dị ứng trong thực phẩm (như thực phẩm biển tôm, sò, cua hoặc những thức ăn tanh). Ăn uống bình thường, tránh ăn no quá. Bình thường có thể dùng dầu thực vật để tăng thêm acid béo không bão hòa, có thể giảm bớt phát sinh mẩn ngứa.

- Tránh dùng xà phòng rửa da sẽ làm mẩn ngứa nặng thêm. Nếu da khô, cứng có thể dùng dầu thoa cho mềm da.

- Giao mùa nóng lạnh thất thường, lúc này không nên dùng chăn len, chăn bông quá dày, hay mặc áo len dày vì sẽ gây ngứa khi thời tiết nóng lên đột ngột. Tránh mặc quần áo chật.

- Khi bị mẩn ngứa cần khám bác sĩ để được hướng dẫn sử dụng thuốc, test cẩn thận trước khi tiêm, hoặc uống đúng cách. Không tự tiện dùng kháng sinh chống dị ứng.

Bài thuốc rửa ngoài khi mẩn ngứa:

- Hoàng bách, kim ngân hoa, sa sàng tử mỗi thứ 9g, khổ sâm, hoàng liên, phèn chua mỗi thứ 6g sắc với 500ml nước, cho thêm lượng nước vừa để rửa chỗ đau, mỗi ngày rửa 2-3 lần.

Ngọc Hà/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người đàn ông 39 tuổi nguy cơ vỡ u gan chia sẻ đã lựa chọn chữa bệnh theo cách này!

Người đàn ông 39 tuổi nguy cơ vỡ u gan chia sẻ đã lựa chọn chữa bệnh theo cách này!

Bệnh thường gặp - 59 phút trước

GĐXH - Người bệnh nhận viện và được theo dõi vỡ u gan cho biết, anh được chẩn đoán u gan cách đây 5 tháng. Tuy nhiên, anh lựa chọn sử dụng thuốc nam tại nhà.

Phát hiện ung thư giai đoạn cuối từ một dấu hiệu kéo dài 2 tháng

Phát hiện ung thư giai đoạn cuối từ một dấu hiệu kéo dài 2 tháng

Sống khỏe - 3 giờ trước

Liên tục đại tiện ra máu nhưng bà L. nghĩ rằng mình mắc bệnh trĩ, khi đi khám, bác sĩ phát hiện nữ bệnh nhân mắc ung thư trực tràng giai đoạn cuối.

Bé 10 tuổi ở Phú Thọ bị dị tật tủy sống từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bé 10 tuổi ở Phú Thọ bị dị tật tủy sống từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Mẹ và bé - 6 giờ trước

GĐXH - Một số yếu tố nguy cơ gây dị tật tủy sống như: Thiếu axit folic trong thai kỳ, tiền sử gia đình có người mắc dị tật ống thần kinh, một số thuốc hoặc bệnh lý người mẹ mắc trong quá trình mang thai...

Chạy đua với thời gian, hồi sinh 5 cuộc đời từ nghĩa cử hiến tạng

Chạy đua với thời gian, hồi sinh 5 cuộc đời từ nghĩa cử hiến tạng

Y tế - 9 giờ trước

GĐXH - Bệnh viện E vừa triển khai thành công lấy đa tạng từ người cho chết não, để hồi sinh sự sống cho 3 người bệnh và đem lại ánh sáng cho 2 người bệnh khác.

Người đàn ông bất ngờ phát hiện bị ung thư biểu mô từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Người đàn ông bất ngờ phát hiện bị ung thư biểu mô từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 10 giờ trước

GĐXH - Trong lần khám gần đây, người đàn ông mắc ung thư biểu mô có biểu hiện mệt mỏi, xanh xao, kết quả xét nghiệm máu cho thấy chỉ số hồng cầu thấp...

Bất ngờ 4 loại rau củ mùa hè người bệnh suy thận không nên ăn thường xuyên

Bất ngờ 4 loại rau củ mùa hè người bệnh suy thận không nên ăn thường xuyên

Bệnh thường gặp - 13 giờ trước

GĐXH - Người bệnh suy thận nên hạn chế những thực phẩm chứa kali. Trong khi rau củ và trái cây tươi lại chứa nhiều kali. Vậy nên việc chọn lựa rau phù hợp với người bệnh suy thận là rất quan trọng.

Cô gái 18 tuổi có thận 'hóa đá' và những sai lầm tàn phá thận một cách nhanh chóng của nhiều người

Cô gái 18 tuổi có thận 'hóa đá' và những sai lầm tàn phá thận một cách nhanh chóng của nhiều người

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, hiện nay, bệnh thận đang có xu hướng trẻ hóa. Đáng nói, thói quen ăn uống, sinh hoạt không điều độ là một trong những yếu tố nguy cơ thúc đẩy căn bệnh này.

Nam thanh niên 30 tuổi ở Phú Thọ có sán dây dài hơn 3 mét do thường xuyên ăn món quen thuộc này

Nam thanh niên 30 tuổi ở Phú Thọ có sán dây dài hơn 3 mét do thường xuyên ăn món quen thuộc này

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chỉ định thụt tháo để chuẩn bị nội soi đại tràng. Sau thụt, các bác sĩ ghi nhận một con sán dây dài hơn 3 mét được thải ra theo phân, còn sống.

Cách phân biệt carbohydrate 'tốt' và carbohydrate 'xấu'

Cách phân biệt carbohydrate 'tốt' và carbohydrate 'xấu'

Sống khỏe - 1 ngày trước

Không phải tất cả carbohydrate đều như nhau, việc phân biệt carbohydrate 'tốt' với carbohydrate 'xấu' là cần thiết cho sức khỏe và kiểm soát lượng đường trong máu.

Cách ăn trứng buổi sáng không làm tăng cholesterol, an toàn và tốt nhất cho sức khỏe

Cách ăn trứng buổi sáng không làm tăng cholesterol, an toàn và tốt nhất cho sức khỏe

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Nếu sáng nào cũng chỉ ăn trứng mà không kết hợp thêm các loại thực phẩm khác, cơ thể sẽ dần thiếu hụt những dưỡng chất thiết yếu...

Top