Cách xử trí cấp cứu hạ đường huyết
Hạ đường huyết là tình trạng nguy hiểm có thể gặp phải bất kỳ ai, nhất là những người mắc bệnh đái tháo đường. Khi gặp phải tình trạng này cần xử trí ngay để ngăn ngừa các biến chứng.
Hạ đường huyết là tình trạng lượng đường trong máu giảm xuống dưới mức bình thường, thường ≤ 70mg/dL (hoặc ≤ 3,9 mmol/L). Tình trạng đường huyết xuống thấp có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân nhưng phổ biến nhất là ở bệnh nhân đái tháo đường và đang dùng thuốc điều trị đái tháo đường .
Hạ đường huyết xảy ra do những nguyên nhân sau:
- Ăn quá ít.
- Ăn muộn hoặc bỏ bữa.
- Tiêm quá liều insulin, những thuốc hạ đường huyết uống như nhóm sulfonylureas (diamicron, amaryl,...) và meglitinides
- Tăng hoạt động hay tập thể dục quá mức, uống quá nhiều rượu...

Các dấu hiệu khi bị hạ đường huyết...
Điều trị hạ đường huyết nhằm mục đích khôi phục lại nồng độ glucose trong máu về mức bình thường và ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra. Tùy nguyên nhân gây hạ đường huyết sẽ có các phân loại điều trị khác nhau:
1. Xử trí hạ đường huyết ở người dùng thuốc trị đái tháo đường
Cơn hạ đường huyết thường gặp ở những bệnh nhân đái tháo đường đang sử dụng insulin hoặc sulfonylurea. Điều trị chính bao gồm việc cung cấp glucose ngay lập tức và xử lý tình huống khẩn cấp. Theo đó, việc xử trí hạ đường huyết phụ thuộc vào từng giai đoạn.
Giai đoạn nhẹ :
- Các dấu hiệu toàn thân gồm:
- Cảm giác mệt mỏi thể lực lẫn tinh thần, buồn ngủ, chóng mặt, vã mồ hôi (dấu hiệu rất quan trọng trong giai đoạn này).
- Cảm giác đói bụng và co thắt vùng thượng vị, có thể nôn hoặc tiêu chảy.
- Cảm giác hồi hộp, nhịp tim nhanh hoặc ngoại tâm thu.
- Tăng huyết áp.
- Đau vùng trước tim kèm rối loạn nhịp hoặc dạng đau thắt ngực.
- Khó thở dạng hen.
- Xuất hiện cơn chuột rút, dị cảm đầu chi và quanh môi, nhức đầu thường xuyên hoặc kịch phát.
- Rối loạn điều tiết, nhìn đôi, run lạnh (dễ nhầm do nhiễm trùng).
- Ngoài ra, bệnh nhân còn có triệu chứng thần kinh như: Kích thích, vui vẻ, liến thoắng hoặc đôi khi buồn bã hoặc nóng tính.
- Cách xử trí: Cung cấp glucose ngay lập tức.
Nếu nồng độ glucose máu dưới 70mg/dL (3,9 mmol/L), bệnh nhân cần được điều trị ngay để ngăn tình trạng hạ đường huyết tiến triển nặng hơn. Đối với bệnh nhân vẫn còn ý thức và có thể tự ăn uống, cần cho uống nước trái cây, dung dịch glucose hoặc ăn kẹo…
Áp dụng quy tắc 15 giây: Uống 15g glucose hoặc sucrose sau 15 phút, kiểm tra mức đường huyết. Nếu mức đường huyết chưa đạt trên 80mg/dL (4,4 mmol/L), cần cho uống thêm 15g glucose. Sau khi mức đường huyết tăng lên trên 80 mg/dL, có thể cho bệnh nhân ăn thêm bữa nhẹ chứa carbohydrate phức hợp và protein để ngăn tình trạng tái phát hạ đường huyết.
Giai đoạn nặng:
- Biểu hiện:
Hạ đường huyết có thể xảy đến đột ngột hoặc xảy ra trên nền các biểu hiện lâm sàng của hạ đường huyết nhẹ và không được xử trí kịp thời.
Trong giai đoạn này bệnh nhân có biểu hiện:
- Sững sờ, đờ đẫn, cơn trầm cảm với xu hướng tự sát, kích động, hoang tưởng, ảo giác, mất ý thức thoáng qua.
- Cứng hàm (dấu hiệu quan trọng dễ nhầm với uốn ván).
- Động kinh toàn thể hoặc khu trú dạng Bravais-Jackson.
- Liệt nửa người, khu trú, rối loạn tiểu não - tiền đình như chóng mặt, rối loạn vận động (dễ nhầm tai biến mạch máu não).
- Cách xử trí: Giai đoạn này sử dụng glucose ưu trương qua đường tĩnh mạch sẽ giúp bệnh nhân hồi phục nhanh hơn là qua đường uống.
Khi bệnh nhân không ăn uống đường miệng được, việc điều trị cần tiêm dưới da hoặc tiêm bắp glucagon. Hàm lượng tùy thuộc độ tuổi và cân nặng của bệnh nhân. Lưu ý, glucagon không hiệu quả ở những bệnh nhân bị nhịn ăn hoặc hạ đường huyết lâu dài do dự trữ glycogen ở gan thấp.
Kiểm soát tăng đường huyết: Sau khi điều trị cấp cứu hạ glucose máu, có thể xảy ra tình trạng tăng đường huyết do ăn quá nhiều đường hoặc do phản ứng của hormone điều hòa ngược (glucagon, epinephrine, cortisol, GH). Khi đó, việc điều trị cần tập trung điều hòa glucose máu.
Hôn mê do hạ đường huyết:
Giai đoạn này rất nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến tính mạng của bệnh nhân.
Các triệu chứng lâm sàng gồm:
- Co cơ, co giật, tăng phản xạ gân xương.
- Co đồng tử.
- Cứng hàm.
- Đổ nhiều mồ hôi.
- Mặt đỏ bừng...
Xử trí: Giai đoạn này nếu được truyền glucose sớm, bệnh nhân có thể hồi phục. Nếu để muộn sẽ tiến nhanh qua giai đoạn không phục hồi dẫn đến hôn mê sâu, tổn thương não không hồi phục... thậm chí bệnh nhân có nguy cơ tử vong nếu hạ glucose máu nặng và kéo dài. Do vậy, khi bệnh nhân có dấu hiệu này, cần cấp cứu ngay để tránh biến chứng nặng nề.

Kiểm tra đường huyết thường xuyên để ngăn ngừa các biến chứng.
2. Xử trí hạ đường huyết ở bệnh nhân không dùng thuốc
Dù bệnh nhân không dùng insulin hoặc sulfonylurea nhưng bị hạ đường huyết cũng cần được cấp cứu hạ đường huyết bằng glucose uống, tiêm tĩnh mạch dextrose hoặc glucagon.
Các trường hợp này còn cần điều trị tận gốc nguyên nhân gây hạ đường huyết, cụ thể:
- Rối loạn chuyển hóa gây hạ đường huyết do các khối u tế bào đảo tụy hoặc khối u ngoài tụy: Cần được loại bỏ thông qua phẫu thuật. Trong thời gian chờ phẫu thuật hoặc khi không thể thực hiện phẫu thuật, có thể được sử dụng diazoxide và octreotide để kiểm soát triệu chứng.
- Điều trị hạ đường huyết sau cắt dạ dày: Bệnh nhân có thể cải thiện tình trạng bằng cách ăn các bữa nhỏ ít carbohydrate thường xuyên. Trong các trường hợp nghiêm trọng, có thể dùng acarbose để làm chậm quá trình hấp thu glucose sau bữa ăn hoặc sử dụng diazoxide để giảm sản xuất insulin.
- Ngưng sử dụng thuốc hoặc rượu: Nếu hạ đường huyết do thuốc hoặc rượu gây ra, cần ngừng sử dụng các tác nhân này trong quá trình điều trị.

2 người bị 'bùng phát' viêm gan B mạn tính thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Một người bệnh có tiền sử mắc viêm gan B, thế nhưng anh lại tự dừng thuốc, không đi khám bệnh trong 1 năm nay; một người có thói quen đi khám sức khỏe định kỳ nhưng lại “quên” kiểm tra xét nghiệm về gan.

Nam sinh 21 tuổi suy tim, suy thận vì loại đồ uống khoái khẩu giới trẻ Việt yêu thích
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Điều tra bệnh sử, các bác sĩ cho biết nam sinh bị suy thận này không có tiền sử bệnh lý nào khác ngoài việc uống quá nhiều đồ uống tăng lực.

Người phụ nữ 64 tuổi bất ngờ phát hiện ung thư đại tràng di căn phổi từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người phụ nữ bị ung thư đại tràng di căn phổi có dấu hiệu bị táo bón liên tục trong khoảng 3 tháng, trước khi phát hiện bệnh.

7 việc nên làm để phòng nguy cơ suy thận
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Có nhiều nguyên nhân gây suy thận ở người trẻ, trong đó phần lớn liên quan trực tiếp đến lối sống hiện đại như: thức khuya, uống ít nước, thường xuyên dùng thức ăn nhanh, lạm dụng rượu bia, hút thuốc lá...

Cảnh giác với biến chứng nguy hiểm của bệnh gout
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Nhiều trường hợp người bệnh gout vào viện trong tình trạng hạt tophi nổi nhiều ở ngón chân, ngón tay, khuỷu tay, chân gây đau đớn và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.

Người phụ nữ 43 tuổi bất ngờ suy gan, suy thận vì 1 sai lầm trong lúc ăn phở mà nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcGĐXH - Đang khỏe mạnh nhưng sau khi ăn phở tái, bệnh nhân bị nhiễm trùng, nhiễm độc nặng, sốc nhiễm trùng, nguy cơ tử vong cao do suy đa tạng, suy gan, suy thận và tổn thương cơ tim.

Phát hiện suy thận lúc khám tiền hôn nhân, cô gái trẻ chia tay mối tình 9 năm
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcChỉ khi khám sức khỏe tiền hôn nhân, Nguyễn Mai Ngọc mới biết mình mắc bệnh thận mạn tính và phải chạy thận suốt đời.

Người đàn ông 64 tuổi ở Vĩnh Phúc thoát cửa tử sau 3 lần ngừng tim dù tiền sử khỏe mạnh
Bệnh thường gặp - 4 ngày trướcGĐXH - Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc đã giành lại sự sống ngoạn mục cho một người bệnh 64 tuổi bị nhồi máu cơ tim cấp – một trong những tình trạng tim mạch nguy hiểm nhất, có thể cướp đi sinh mạng chỉ trong tích tắc.

Phát hiện hàng trăm polyp bám chi chít trong ruột nam sinh 17 tuổi từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 4 ngày trướcGĐXH - Nam thanh niên bị hội chứng đa polyp thiếu niên có biểu hiện đi tiêu ra máu trong nhiều năm, nhưng người nhà lại nghĩ em bị trĩ thông thường nên không đi khám.

Người đàn ông phát hiện ung thư đại trực tràng từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 4 ngày trướcGĐXH - Trước khi phát hiện ung thư đại trực tràng, người đàn ông này xuất hiện các triệu chứng như đau bụng âm ỉ, ăn uống kém, đi ngoài ra máu đỏ tươi...

Người phụ nữ 48 tuổi phát hiện u não to như quả quýt từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặpGĐXH - Người phụ nữ bị u não cho biết thường xuyên bị đau đầu từng cơn rồi lại hết. Những lúc đau bà chỉ chịu đựng hoặc dùng thuốc giảm đau.