Cái nghề "bụi phấn bám đầy tay" và 2 câu chuyện cảm động về tình thầy trò khiến nhiều người rơi lệ
GiadinhNet - Với nhiều học sinh, thầy cô chính là người đã làm "thay đổi cuộc đời" của họ.
Trong cuộc đời của mỗi con người, ngoài gia đình, người thầy có sức ảnh hưởng vô cùng lớn. Khi đứng trên bục giảng, thầy cô có thể tạo ra một ấn tượng sâu sắc trong tâm trí và hơn hết, có thể làm thay đổi cuộc đời của một đứa trẻ.
"Tôi đã từng là một đứa trẻ tự kỷ"
"Tôi đã từng là một đứa trẻ tự kỷ"- phải thật dũng cảm mới có thể thốt ra được điều ấy, nhưng giờ đây, cuộc sống của tôi đã thay đổi. Cô đã đến bên tôi - nhẹ nhàng, tươi mát như cầu vồng sau mưa, mang lại sức sống, niềm vui, hạnh phúc để tôi tìm lại được chính mình, thấy được giá trị của bản thân, có thể tự tin hòa nhập với bạn bè và cuộc sống.
Người đã làm tôi thay đổi đó là cô Nguyễn Thị Thu Hiền, giáo viên dạy môn Ngữ văn, chủ nhiệm lớp 10A10 - người mà cả lớp tôi vẫn gọi là "mẹ Hiền."
Đó là tâm sự của em Lưu Thị Thảo Nguyên, Trường Trung học Phổ thông Chi Lăng (Lạng Sơn) về cô giáo của mình.
Ngay từ nhỏ, Thảo Nguyên đã không muốn tiếp xúc với ai, kinh tế gia đình lại rất khó khăn nên không ai biết em mắc chứng tự kỷ.
Bước vào lớp 10, em đi học xa nhà, những khó khăn trong cuộc sống khiến Nguyên càng khó hòa nhập, em chỉ sống trong thế giới của riêng mình. Em không có bạn bè, sức học không thể theo kịp các bạn trong lớp. Chính cô Hiền là người đã phát hiện những biểu hiện tâm lý khác thường và kịp thời giúp đỡ em.
Thảo Nguyên kể về trận mưa lũ tháng 5 năm 2022, khiến cho học sinh xóm trọ nơi em ở không kịp trở tay. Tất cả phòng trọ bị nhấn chìm trong mưa lũ, đồ dùng, sách vở bị cuốn trôi theo dòng nước. Lúc ấy, em mắc COVID-19, gia đình ở xa, bệnh tật và những khó khăn chồng chất.
Cô Hiền như "bà tiên có phép màu", xuất hiện kịp thời giúp em chiến thắng tất cả. Sự tận tâm của cô đã làm cho các bạn trong lớp hiểu về em, giúp đỡ em rất nhiều để em vượt qua chính mình, tự tin trong các hoạt động của trường, lớp.
Đặc biệt, với sự dìu dắt, chỉ bảo đầy tâm huyết của cô Hiền, Thảo Nguyên đã đoạt giải Khuyến khích môn Ngữ văn trong kỳ thi vượt cấp chọn học sinh giỏi lớp 11 năm học 2021-2022. Hơn tất cả, điều kỳ diệu cô Hiền đã trao cho Thảo Nguyên là nỗ lực vượt qua chính mình, hòa nhập với các bạn, tự lập trong cuộc sống.
Là cô giáo miền xuôi lên công tác miền núi đã được 21 năm, cô Nguyễn Thị Thu Hiền là một giáo viên tâm huyết, dạy giỏi và có nhiều học sinh đoạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp quốc gia. Hoàn cảnh của cô rất đặc biệt.
Cô có 3 người con, trong đó hai người con sinh đôi có một em bị tăng động, một em bị rối loạn phát triển phổ tự kỷ. Chặng đường đong đầy mồ hôi, nước mắt, cùng các con chiến đấu với bệnh tật đã làm cô kiệt quệ tinh thần, sức lực, tiền bạc.
Nhờ sự nỗ lực, cố gắng của cô, các con đã dần bình phục, hòa nhập với cộng đồng. Vì vậy, cô Hiền đã lan tỏa những điều tích cực sang học trò từ chính hoàn cảnh của mình.
"Đường đi của những người mẹ có con tự kỷ vốn chẳng nhìn thấy đích nhưng cô luôn có ngọn lửa thần kỳ để soi rọi, đó chính là trái tim quả cảm và đầy yêu thương. Từ cuộc đời cô, từ sự quan tâm, chăm sóc của cô, một cô bé chỉ thích vẽ cầu vồng như tôi nhận thấy rằng, cầu vồng đẹp nhất khi xuất hiện từ ánh sáng mặt trời. Sau mỗi cơn mưa mù mịt, phải lạc quan, mạnh mẽ, tự tin, những cơn mưa to sẽ không là gì đối với bạn" - Thảo Nguyên chia sẻ.
Với những tâm sự chân thật, xúc động của Lưu Thị Thảo Nguyên và nhóm học sinh lớp 11A10, Tường Trung học Phổ thông Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn về cô Nguyễn Thị Thu Hiền, tác phẩm dự thi "Cầu vồng sau cơn mưa" đã giành giải đặc biệt trong Cuộc thi "Thầy cô trong mắt em" năm 2022.
Chuyện về thầy giáo 'bao đồng' vì học trò nghèo
Nhiều năm qua, thầy giáo Nguyễn Nhựt Tân (sinh năm 1982, Trường tiểu học thị trấn Phong Điền 1, huyện Phong Điền, TP Cần Thơ) ngoài giờ lên lớp lại tranh thủ đi bán vé số để có tiền giúp đỡ nhiều học sinh nghèo và bà con có hoàn cảnh khó khăn.
Trước khi đến với nghề "gõ đầu trẻ", thầy Nguyễn Nhựt Tân là cán bộ làm việc tại Tòa án Châu Thành A (tỉnh Hậu Giang). Sau đó, vì mong muốn được về làm việc gần nhà, thầy Tân học sư phạm và chuyển công tác về Trường trung học Phan Văn Trị (huyện Phong Điền) vào năm 2006. Đến năm 2008, thầy Tân chuyển về giảng dạy bộ môn mỹ thuật tại Trường tiểu học thị trấn Phong Điền 1.
"Ban đầu tôi chỉ mong muốn kiếm công việc gần nhà, thực lòng không nghĩ sẽ gắn bó lâu dài với nghiệp giảng dạy. Thế nhưng, mỗi ngày một chút, những nỗ lực bám lớp của học trò nghèo, những buổi đến nhà động viên cha mẹ cho các em tiếp tục đến trường… đã khiến tôi yêu nghề, mến lớp. Ngày nào không đến trường, tôi thấy rất bần thần. Rồi thì, 'bảng đen, phấn trắng' gắn bó đời tôi đã gần 20 năm", thầy Tân trải lòng.
Em Đặng Quốc Thịnh, học sinh lớp 5A Trường tiểu học thị trấn Phong Điền 1, cho biết em theo học thầy Tân từ lớp 1 tới giờ. Trong các tiết học, thầy Tân luôn lồng ghép các câu chuyện thực tế thầy đi bán vé số, đi làm thiện nguyện cho các em nghe. Nhờ đó, các em hiểu rằng ngoài kia còn rất nhiều bạn vì hoàn cảnh gia đình mà không có cơ hội đến trường. Các em tự nhủ phải cố gắng học tập và thực hành sống tiết kiệm…
Cơ duyên đến với hoạt động thiện nguyện, theo thầy Tân, cũng là do nghề giáo mang lại cho mình. Trong quá trình giảng dạy, thầy tự bỏ tiền túi mua những phần thưởng nhỏ khen thưởng bốn học trò cao điểm nhất lớp. Dõi theo sự cố gắng mỗi ngày của trò, thầy Tân đã có cơ hội được biết đến nhiều hơn những hoàn cảnh gia đình khó khăn của trò.
Cảm động với những hoàn cảnh ấy, không dừng lại ở mục đích ban đầu là khen thưởng cuốn tập, cây bút từ đồng lương giáo viên eo hẹp của mình, thầy Tân tìm kiếm kết nối các nhà hảo tâm, các nhóm thiện nguyện để có thể giúp đỡ gia đình các em những phần quà giá trị hơn, như nhu yếu phẩm, tiền mặt… để san sẻ bớt gánh nặng cơm áo. Nhờ vậy, các em an tâm bám lớp, không phải bỏ học giữa chừng.
Thầy Tân hay bông đùa rằng nếu "nghề giáo" là tổ nghề chọn mình, các hoạt động thiện nguyện cũng là do "đời" chọn mình, một cách rất tự nhiên và nhẹ nhàng. Đó là cách lý giải có phần khiêm tốn của người thầy, cho một khối lượng công việc khổng lồ và một trái tim luôn rung động trước các mảnh đời bất hạnh…
Cô gái ở làng trẻ SOS và giấc mộng đổi đời ở môi trường mới
Bộ GD&ĐT lý giải siết quy định xét tuyển sớm không quá 20%
Giáo dục - 13 giờ trướcĐại diện Vụ Giáo dục đại học lý giải việc dự kiến siết quy định các trường đại học xét tuyển sớm không vượt quá 20% chỉ tiêu của từng ngành, nhóm ngành đào tạo.
Giáo sư người Việt được bầu làm viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới
Giáo dục - 16 giờ trướcThiếu tướng, giáo sư Nguyễn Thế Hoàng, Phó Giám đốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vừa được bầu làm viện sĩ chính thức của Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới (TWAS).
Thông báo tin vui cho hàng triệu thí sinh thi THPT 2025
Giáo dục - 16 giờ trướcGĐXH - Năm 2025, kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ áp dụng các dạng câu hỏi trắc nghiệm mới và cách tính điểm không còn cào bằng như đã áp dụng từ năm 2008 đến nay.
Ngoại ngữ không còn là môn thi THPT bắt buộc: Nhiều học sinh lớp 12 ‘từ chối’ môn tiếng Anh
Giáo dục - 17 giờ trướcGĐXH - Phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 chỉ còn 4 môn, trong đó ngoại ngữ tự chọn dẫn đến số lượng thí sinh đăng ký dự thi môn tiếng Anh ở Nghệ An giảm rất nhiều. Thậm chí, có những lớp, trường không có thí sinh đăng ký dự thi môn tiếng Anh.
Nữ thủ khoa xinh đẹp là 'sinh viên của năm' tại Trường ĐH Y Hà Nội
Giáo dục - 20 giờ trướcBảo lưu Trường Đại Học Y Dược Hải Phòng để thi lại vào Trường ĐH Y Hà Nội, Ngọc Linh trở thành thủ khoa đầu vào ngành Răng - Hàm - Mặt. Ba năm sau, Linh thắng giải “Sinh viên của năm” tại ngôi trường này, nhờ sự năng động và tài năng.
Thành tích học tập cực đỉnh của hoa khôi trường Kinh tế
Giáo dục - 1 ngày trướcNgoài vẻ ngoài duyên dáng, nụ cười khả ái, Huyền Trang (trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội) khiến nhiều người ấn tượng với thành tích học ấn tượng.
Những người chưa thi chứng chỉ ngoại ngữ sẽ mừng thầm khi biết điều này
Giáo dục - 1 ngày trướcGĐXH - Quy chế thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam dự kiến sẽ tăng cường các giải pháp để chống thi thay, thi hộ như bổ sung quy định yêu cầu các đơn vị cung cấp ảnh chụp của thí sinh trong quá trình làm bài thi trên hệ thống tra cứu và xác minh chứng chỉ.
Đội tuyển Việt Nam tỏa sáng tại Robothon Quốc tế 2024
Giáo dục - 1 ngày trướcNgày 24/11, cuộc thi Robothon Quốc tế 2024 đã diễn ra thành công rực rỡ tại thủ đô Bangkok, Thái Lan. Đội tuyển Việt Nam đã xuất sắc ghi dấu ấn với nhiều giải thưởng quan trọng trong hạng mục thi đấu Leanbot.
Nội dung bức thư của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT gửi 1 học sinh Đắk Nông
Giáo dục - 2 ngày trướcBộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đã viết thư động viên, khích lệ một nữ sinh tại tỉnh Đắk Nông.
Thủ khoa “hiếm” chia sẻ bí quyết học đại học
Giáo dục - 2 ngày trướcHuỳnh Thị Mỹ Anh là trường hợp hiếm hoi vì trong 10 năm qua, Trường ĐH Quốc tế chỉ có 2 thủ khoa duy trì được học bổng toàn phần trong suốt khoá học.
Ngoại ngữ không còn là môn thi THPT bắt buộc: Nhiều học sinh lớp 12 ‘từ chối’ môn tiếng Anh
Giáo dụcGĐXH - Phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 chỉ còn 4 môn, trong đó ngoại ngữ tự chọn dẫn đến số lượng thí sinh đăng ký dự thi môn tiếng Anh ở Nghệ An giảm rất nhiều. Thậm chí, có những lớp, trường không có thí sinh đăng ký dự thi môn tiếng Anh.