Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cải thiện tầm vóc người Việt bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý

Thứ tư, 16:17 05/06/2019 | Y tế

GiadinhNet - Thống kê của Bộ Y tế từ năm 1993 đến nay, chiều cao trung bình của thanh niên Việt Nam chỉ tăng thêm được 3cm, hiện đạt 164cm ở nam và 153cm ở nữ. Trong nguyên nhân khiến chiều cao của người Việt Nam còn hạn chế có hơn 50% là vai trò của bảo đảm dinh dưỡng và rèn luyện thể lực.

Theo Bộ Y tế, trong những năm qua, tình trạng dinh dưỡng của người dân Việt Nam ngày càng được cải thiện. Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá là điểm sáng trong thực hiện Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ, đặc biệt là việc giảm liên tục và bền vững tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ dưới 5 tuổi.

Tuy nhiên Việt Nam cũng đang đối mặt với những khó khăn, thách thức như: tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ dưới 5 tuổi hiện vẫn còn ở mức cao 24,3% và sự khác biệt rõ rệt ở giữa các vùng miền, nhóm dân tộc. Tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi của trẻ em dưới 5 tuổi ở khu vực miền núi phía Bắc là 30,3% và Tây Nguyên là 34,2%; tỷ lệ thiếu vitamin A tiền lâm sàng ở trẻ em dưới 5 tuổi là 13%, thiếu kẽm có tỷ lệ rất cao 69,4%. Điều này đã làm ảnh hưởng lớn tới phát triển chiều cao, tầm vóc của người Việt Nam.

Cải thiện tầm vóc người Việt bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý - Ảnh 1.

Việc cải thiện tầm vóc, thể lực người Việt Nam luôn là một trong những mục tiêu ưu tiên được đặt ra trong những năm qua. Ảnh minh họa

Nhằm đẩy nhanh việc cải thiện tầm vóc, thể lực người Việt Nam, Chính phủ đã phê duyệt đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011-2030 với nhiều nhóm giải pháp cụ thể, từ cơ chế, chính sách đến huy động các nguồn lực; tuyên truyền, giáo dục… với sự tham gia của nhiều bộ, ngành. Hội nghị T.Ư 6, khóa XII đã ban hành các nghị quyết về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân cũng như công tác dân số trong tình hình mới, nhấn mạnh việc tập trung nâng cao thể lực, tầm vóc cho người Việt Nam.

Triển khai các nghị quyết, đề án nêu trên, Bộ Y tế đang xây dựng đề án Chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng của bà mẹ và trẻ em. Giai đoạn 1.000 ngày đầu đời có vai trò quan trọng đặc biệt cho quá trình phát triển sau này của mỗi người dân.

Ngoài ra, Bộ Y tế cũng đang chỉ đạo lồng ghép, tăng cường triển khai các can thiệp nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng người dân thông qua Chương trình Sức khỏe Việt Nam, truyền thông dinh dưỡng hợp lý (tăng cường nuôi con bằng sữa mẹ, ăn nhiều rau, giảm muối đường, tăng cường vận động thể lực, giáo dục dinh dưỡng kết hợp rèn luyện thể dục thể thao trong trường học và ngoài cộng đồng); đẩy mạnh triển khai hiệu quả chương trình mục tiêu cải thiện tình trạng dinh dưỡng người dân (tăng cường bổ sung vi chất cho phụ nữ mang thai, trẻ em; ưu tiên các can thiệp dinh dưỡng trong nhóm đồng bào dân tộc thiểu số, nơi có tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi cao và nơi có nhiều trẻ bị suy dinh dưỡng…).

Nói chung, muốn cải thiện chiều cao, thể lực của người Việt cần đến sự can thiệp mạnh mẽ về chế độ dinh dưỡng. Trọng tâm là chăm sóc vì sự phát triển toàn diện của trẻ trong 1.000 ngày đầu đời, phụ nữ mang thai. Riêng lứa tuổi dậy thì, thanh thiếu niên Việt Nam cần được chú trọng cả về dinh dưỡng lẫn vận động thể lực.

"Chương trình sức khỏe Việt Nam" do Thủ tướng phê duyệt sẽ tập trung vào các giải pháp cải thiện dinh dưỡng dựa trên cơ sở Bảng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam (RDA).

Cải thiện tầm vóc người Việt bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý - Ảnh 2.

Bảng khuyến nghị về nhu cầu năng lượng mỗi ngày cho người Việt (kcal). Nguồn: Cuốn "Dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam".

RDA xây dựng từ năm 2006 dựa trên thực tế thể trạng, nhu cầu người Việt và được cập nhật mới nhất năm 2016 với các khuyến nghị của WHO, FAO, Viện Nghiên cứu Y khoa Mỹ, Bộ Y tế - lao động và phúc lợi Nhật Bản... Các chỉ số được thống kê chi tiết, đưa ra giới hạn tối đa mức ăn vào của các chất dinh dưỡng, đảm bảo không gây hại cho cơ thể. Thông số về giới tính, tính chất công việc, tình trạng bệnh lý và nhóm tuổi cũng được chia nhỏ vì thế dễ áp dụng hơn.

Trong đó đưa ra khuyến cáo mỗi người cần ăn đủ nhu cầu năng lượng mỗi ngày theo nhóm tuổi, trẻ cần được bú sữa mẹ đến hết 2 năm đầu đời, mỗi ngày cần xây dựng thực đơn đáp ứng đủ vitamin, chất xơ, khoáng chất... Cùng với đó, vận động thể lực ít nhất 60 phút mỗi ngày.

Bên cạnh đó, Bộ Y tế phối hợp với nhiều cơ quan ban ngành để tiếp tục điều tra, đánh giá thể lực người Việt từ đó đưa ra các khuyến cáo, hỗ trợ phù hợp với thực tế.

Lily (th)

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tags:
Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Y tế - 3 giờ trước

Một người tử vong, hàng chục người phải nhập viện sau khi ăn bữa cỗ có món tiết dê tại TP Thái Bình, nghi do ngộ độc thực phẩm.

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

Y tế - 3 giờ trước

Sau khi ăn món mì Ý sốt cà tại trường, 2 học sinh có dấu hiệu bất thường về sức khỏe, phải nhập viện vì nghi ngờ ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm lại không phát hiện tác nhân gây bệnh.

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Y tế - 2 ngày trước

Thêm bệnh nhi rất nặng liên quan vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở tỉnh Đồng Nai được chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM.

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Y tế - 2 ngày trước

Hôm nay, 4/5 tại Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Y Hà Nội Tạ Thành Văn đã công bố Nghị quyết của Hội đồng trường và trao Quyết định bổ nhiệm lại Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đối với PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu.

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH – Bệnh nhân được đưa vào viện trong tình trạng rất nặng, sốt cao 41 độ, mụn nước và nhiều mụn mủ toàn thân, loét miệng họng, ý thức chậm…

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Sau khi bị thương, người bệnh đã được người nhà nhai lá cây và tự ý đắp vào tổn thương theo kinh nghiệm dân gian khiến cho vết thương tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử gây nguy hiểm cho người bệnh.

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH – Khi thấy con có biểu hiện đau đầu kéo dài, tăng dần cả cường độ và tần suất trong thời gian dài, gia đình quyết định đưa con đi khám và phát hiện bệnh.

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Cả hai cháu nhập viện trong tình trạng bị suy hô hấp, sốc nhiễm trùng đường tiêu hóa. Trong đó, 1 cháu có thời điểm bị ngưng tim, ngưng thở nhưng đã được các bác sĩ tiến hành hồi sức và tim cháu đã đập trở lại.

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

Y tế - 4 ngày trước

Theo UBND TP Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, tính đến chiều 2-5, đã có 328 người nhập viện cấp cứu sau khi ăn bánh mì tại tiệm Băng ở phường Xuân Bình

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Khi được bác sĩ thông báo trẻ bị ngộ độc vitamin D và đối chiếu với lọ thuốc trẻ uống, gia đình mới phát hiện ra sự nhầm lẫn.

Top