Hà Nội
23°C / 22-25°C

Căn bệnh âm thầm "ăn mòn" chi dưới ít người để ý

Thứ bảy, 17:13 09/07/2022 | Bệnh thường gặp

GiadinhNet - Bệnh thiếu máu mạn tính chi dưới tiến triển dai dẳng, diễn biến âm thầm, đến lúc nặng sẽ khiến bệnh nhân có thể chỉ đi lại được vài chục mét đã đau, nặng nề hơn phải cắt chi.

PGS.TS Nguyễn Hữu Ước, Giám đốc Trung tâm Tim mạch và Lồng ngực - Bệnh viện Việt Đức, cho biết bệnh động mạch chi dưới mạn tính (thiếu máu mạn tính chi dưới) tiến triển dai dẳng, diễn biến âm thầm.

Đây là tình trạng động mạch chủ và các động mạch ở chi dưới bị hẹp hoặc tắc, gây cản trở lưu thông máu đến các cơ quan bộ phận chi dưới như cơ, và bộ phận liên quan khác như dây thần kinh, da… ở phía hạ lưu, gây đau nhức chân khi vận động hay còn gọi là đau cách hồi.

Diễn tiến bệnh nặng lên sẽ làm cho quãng đường đi lại được liên tục của bệnh nhân càng ngày càng ngắn dần, có thể chỉ đi lại được vài chục mét đã đau, phải nghỉ mới đi lại tiếp được. 

"Muộn hơn, người bệnh sẽ có cảm giác đau nhức chi dưới liên tục ngay cả khi đang nghỉ ngơi, và cuối cùng là các dấu hiệu thiếu máu cục bộ như loét da, hoại tử đen bàn ngón chân, phải cắt cụt chi gây tàn phế cho người bệnh, hoặc nhiễm trùng huyết" - Chủ tịch Hội Bệnh mạch máu Việt Nam Nguyễn Hữu Ước cho hay.

Tại Việt Nam, thiếu máu mạn tính chi dưới do xơ vữa động mạch là nhóm bệnh phổ biến, tuy nhiên, vì ít được để ý nên hầu như bệnh nhân vào Bệnh viện Việt Đức phải cắt cụt chi.

Căn bệnh âm thầm "ăn mòn" chi dưới ít người để ý - Ảnh 1.

PGS Ước kiểm tra ngón chân bị hoại tử của một bệnh nhân bị bệnh động mạch chi dưới mạn tính. Ảnh: T.Nguyên

ThS.BS Lê Nhật Tiên - Phó trưởng khoa Nội, Can thiệp tim mạch và Hô hấp - cho biết chỉ riêng tại Bệnh viện Việt Đức, trung bình một năm có khoảng 300 ca bị tắc động mạch chi dưới phải mổ và can thiệp.

Một số nghiên cứu trên thế giới chỉ ra, nguy cơ tắc động mạch với người hút thuốc lá cao gấp 2-6 lần người bình thường; người tiểu đường thì nguy cơ gấp 2-4 lần. Từ 12-20% bệnh nhân tiểu đường bị tắc động mạch chi dưới.

Với người mắc tăng huyết áp, nguy cơ bị đau cách hồi tăng gấp 2,5 đến 4 lần so với người bình thường.

Bệnh thường gặp ở nam giới sau 70 tuổi và nữ giới sau 60 nhưng đang có sự trẻ hoá, người ở tuổi trung niên đã bị bệnh. Theo thống kê từ một số nghiên cứu trên thế giới, hơn 20% người trên 70 tuổi bị tắc động mạch chi dưới. Khi bệnh ở giai đoạn 3 - giai đoạn đau liên tục, 20% ca phải cắt cụt chi. 

Các bác sĩ lưu ý, ngoài tuổi tác, bệnh nền là yếu tố ảnh hưởng rõ rệt tới nguy cơ bị bệnh, đặc biệt là người bị tiểu đường, rối loạn mỡ máu, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, hút thuốc lá, thuốc lào nhiều năm. 

"Nếu bệnh nhân đồng thời bị xơ vữa động mạch kèm tiểu đường, bệnh càng tiến triển nhanh, nặng hơn" - PGS Ước nói.

Căn bệnh âm thầm "ăn mòn" chi dưới ít người để ý - Ảnh 2.

PGS.TS Nguyễn Hữu Ước đang kiểm tra ảnh chụp X-quang cho bệnh nhân

 Thầy thuốc khuyến cáo người dân không được chủ quan, người từ độ tuổi trung niên nếu có tăng mỡ máu, hút thuốc lá nên tầm soát tắc động mạch chi dưới, có thể qua siêu âm doppler, đo huyết áp ở tay và cổ chân để chẩn đoán sớm.

Việc kiểm tra sớm nhằm kiểm soát các yếu tố làm tăng tiến triển của bệnh, giảm thiểu biến chứng do tắc động mạch, giảm thiểu tàn phế cho người bệnh, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của bệnh nhân cũng như ảnh hưởng tới gia đình và xã hội.

PGS Ước cho hay ngày 30/7 tới đây, nhằm tư vấn người dân biết cách phát hiện sớm và điều trị bệnh động mạch chi dưới mạn tính, tại tầng 2, nhà C4, Khu Khám bệnh theo yêu cầu, Bệnh viện Việt Đức sẽ tổ chức chương trình khám, tư vấn miễn phí bệnh lý này.

Trong chương trình, người dân còn được Siêu âm doppler mạch máu chi dưới miễn phí để chẩn đoán bệnh. Để được khám và tư vấn miễn phí, người dân có thể đăng ký trực tiếp qua Tổng đài 19001902.

Kỹ thuật mới trong điều trị hẹp động mạch chi dướiKỹ thuật mới trong điều trị hẹp động mạch chi dưới

Bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ vừa áp dụng thành công kỹ thuật can thiệp nội mạch bằng cách nong và đặt stent điều trị hẹp động mạch chi...


T.Nguyên
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nhiều bệnh nhân mắc chứng 'hoang tưởng nghi bệnh', nằng nặc đòi bác sĩ điều trị ung thư

Nhiều bệnh nhân mắc chứng 'hoang tưởng nghi bệnh', nằng nặc đòi bác sĩ điều trị ung thư

Bệnh thường gặp - 2 giờ trước

Dù bệnh nhân chỉ mắc các bệnh về da thông thường và có thể được điều trị, chữa khỏi nhưng cộng với tiền sử bệnh đã nằng nặc đòi bác sĩ điều trị ung thư khi mắc chứng hoang tưởng nghi bệnh.

Người phụ nữ 35 tuổi mất 2 năm mới biết mình bị ung thư phổi vì các triệu chứng bị nhầm lẫn là do căng thẳng

Người phụ nữ 35 tuổi mất 2 năm mới biết mình bị ung thư phổi vì các triệu chứng bị nhầm lẫn là do căng thẳng

Bệnh thường gặp - 5 giờ trước

Sau 2 năm chiến đấu với các triệu chứng, người mẹ 35 tuổi này được chẩn đoán ung thư phổi.

Từ vết xước, nam bệnh nhân phát hiện căn bệnh triệu người mắc

Từ vết xước, nam bệnh nhân phát hiện căn bệnh triệu người mắc

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Vết xước nhỏ ở chân ngày càng loét rộng, người đàn ông 55 tuổi đi khám mới phát hiện mình mắc bệnh đái tháo đường.

Cách vệ sinh nách đúng để 'chào tạm biệt' mùi hôi

Cách vệ sinh nách đúng để 'chào tạm biệt' mùi hôi

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Chất khử mùi có thể ẩn đi mùi hôi nách nhưng không có nghĩa là bạn sạch sẽ. Mary Futher, được gọi là "Quý bà mồ hôi" trên TikTok, đã hướng dẫn về cách vệ sinh nách đúng cách trên trang TikTok của mình.

Cơ thể có 6 dấu hiệu này chứng tỏ gan của bạn đang nhiễm bệnh, cần khám gan càng sớm càng tốt!

Cơ thể có 6 dấu hiệu này chứng tỏ gan của bạn đang nhiễm bệnh, cần khám gan càng sớm càng tốt!

Bệnh thường gặp - 4 ngày trước

GĐXH - Bệnh về gan gần như không thể nhận biết sớm được, bởi các triệu chứng ban đầu của bệnh gan thường không rõ rệt và thường bị lẫn với các dấu hiệu của bệnh khác.

Bé 3 tuổi thoát 'án tử' sau 2 năm điều trị ung thư lưỡi, đây là những dấu hiệu cảnh báo bệnh, không được bỏ qua!

Bé 3 tuổi thoát 'án tử' sau 2 năm điều trị ung thư lưỡi, đây là những dấu hiệu cảnh báo bệnh, không được bỏ qua!

Bệnh thường gặp - 5 ngày trước

GĐXH - Bé gái nay 3 tuổi, được phát hiện ung thư lưỡi từ lúc 1 tuổi, sau thời gian điều trị, lưỡi của bé lành. Hiện bé đang được hội chẩn dinh dưỡng để sớm có sự hồi phục sức khỏe tốt nhất.

Coi chừng mất thị giác, loạn thị nặng vì sụp mi bẩm sinh

Coi chừng mất thị giác, loạn thị nặng vì sụp mi bẩm sinh

Bệnh thường gặp - 5 ngày trước

GĐXH - Sụp mi bẩm sinh tuy không gây mù mắt nhưng có thể làm giảm (mất) chức năng thị giác do tầm nhìn bị hạn chế gây nhược thị, vừa ảnh hưởng đến thẩm mỹ của người bệnh.

Sau đau mắt đỏ, người bệnh cẩn trọng với tình trạng này

Sau đau mắt đỏ, người bệnh cẩn trọng với tình trạng này

Bệnh thường gặp - 6 ngày trước

GĐXH - Sau hơn 1 tuần bị đau mắt đỏ, Nguyễn Thảo (23 tuổi, Hà Nội) nhìn mờ như có màng sương trước mắt. Sau khi kiểm tra, bác sĩ phát hiện virus gây bệnh đã gây tổn thương trên giác mạc, ảnh hưởng đến thị lực của Thảo.

Đột quỵ mắt là gì? Dấu hiệu, nguyên nhân và cách phòng ngừa

Đột quỵ mắt là gì? Dấu hiệu, nguyên nhân và cách phòng ngừa

Bệnh thường gặp - 1 tuần trước

Nếu bạn bị mất thị lực hoặc mất thị lực một phần, tức là mất thị lực chỉ ở một mắt và không bị đau, có thể bạn đang bị đột quỵ mắt (tắc động mạch võng mạc).

Số lượng người bị ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bánh mì Phượng lên tới gần 150 người

Số lượng người bị ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bánh mì Phượng lên tới gần 150 người

Sống khỏe - 1 tuần trước

GĐXH - Theo thông tin từ Sở Y tế tỉnh Quảng Nam, lực lượng chức năng ghi nhận đã có đến 141 người nhập viện do ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bánh mì Phượng.

Top