Căn bệnh khiến nhiều người xem nhẹ, chủ quan mà thành trọng bệnh
GiadinhNet – Triệu chứng của bệnh rất hay gặp nhưng vì chủ quan nên nhiều người đã không chữa trị kịp thời, không thay đổi thói quen sống nên rất dễ biến chứng thành tiền ung thư và ung thư.
Trào ngược dạ dày - thực quản và những biến chứng nguy hiểm
Anh Ngô Văn D. (Hà Nội) luôn than thở bị trào ngược dạ dày đêm nằm mãi mà không ngủ được. Răng miệng tốt nhưng mà lúc nào cũng hôi, cổ họng tức nghẹn, đầy bụng khó tiêu, cứ phải há mồm ra để ợ cho bớt khó chịu, làm ảnh hưởng tới cả người xung quanh.
Có người mách cho anh cách chữa như dùng thực phẩm chức năng, lá thuốc dân tộc Dao, lá mật gấu ngày hai lần 2 lá ăn vài hôm là giảm khó chịu, từ từ hết hôi miệng.
Lại có người khuyên nếu dạ dày không bị viêm loét thì pha nước chanh nóng uống vào buổi sáng lúc đói và trước khi đi ngủ, chỉ 5-6 ngày là hết. Còn khuyên hạn chế ăn thịt cá, mà ăn nhiều rau xanh có chất xơ cho dễ tiêu hóa. Không ăn uống đá lạnh, nước uống hàng ngày cần ấm nóng là nhanh khỏi.
Có người cho bài thuốc: Ngâm gừng thái lát với dấm táo khoảng 2 tuần thì bỏ ra dùng. Sáng ăn 2 lát, trưa ăn 2 lát, chiều tối không cần ăn, nếu cơ địa hợp khoảng 2 tuần sẽ hết.

Ảnh minh họa
Theo TS. BS Dương Trọng Hiền, Trưởng Khoa Phẫu thuật Cấp cứu Tiêu hóa (Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức), trào ngược dạ dày – thực quản, viêm loét dạ dày thực quản… là những bệnh lý thường gặp nhưng dễ bỏ sót với các triệu chứng không điển hình như ợ hơi, ợ nóng, ợ chua, buồn nôn, đau bụng, đau tức ngực, khó nuốt, ho kéo dài…
Các bệnh lý đường tiêu hóa như trào ngược dạ dày – thực quản, viêm loét dạ dày thực quản… rắt hay gặp. Trào ngược dạ dày – thực quản còn được gọi là trào ngược axit dạ dày, là tình trạng trào ngược từng lúc hay thường xuyên của dịch dạ dày lên thực quản. Tỷ lệ phát hiện bệnh ngày càng nhiều, bệnh dễ nhầm lẫn và dễ bỏ sót vì có nhiều biểu hiện khác nhau như biểu hiện viêm họng, nóng rát vùng xương ức… nên khó phát hiện.
Các triệu chứng không điển hình của bệnh là như ợ hơi, ợ nóng, ợ chua, buồn nôn, đau bụng, đau tức ngực, khó nuốt, ho kéo dài… Các triệu chứng này rất dễ tái phát nếu không được điều trị triệt để, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm loét, thủng bao tử hoặc ung thư, gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống.

Nguyên nhân mắc bệnh
Theo các bác sĩ, dạ dày có cấu tạo đặc trưng để tự bảo vệ, nhưng khi các yếu tố bảo vệ bị các tác nhân tấn công sẽ xảy ra bệnh, cụ thể:
- Ăn quá no, vận động sau khi ăn, đi ngủ luôn sau khi vừa ăn, tiêu thụ quá nhiều thực phẩm kích thích…
- Do stress, căng thẳng - khiến hoạt chất cortisol – một yếu tố làm tăng acid trong dạ dày.
- Do lạm dụng quá nhiều tân dược làm bào mòn lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày.
- Trường hợp bệnh lý là do tình trạng viêm hang vị dạ dày, phù nề dạ dày, viêm loét dạ dày… ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa của dạ dày.
Do bệnh không ảnh hưởng nặng nề đến sinh hoạt và phát triển thể chất nên nhiều người bệnh chủ quan, xem nhẹ mà không chữa trị dứt điểm, khiến bệnh diễn tiến nhanh, kéo dài, dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như: Viêm loét, chảy máu thực quản; hẹp thực quản; viêm đường hô hấp; barett thực quản (tiền ung thư thực quản); ung thư thực quản.

Nếu không chữa trị dứt điểm, biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh là tiền ung thư và ung thư. Ảnh minh họa.
Thay đổi lối sống hàng ngày để phòng tránh bệnh
Khi có một trong các dấu hiệu nêu trên, cần đi khám để được bác sĩ chỉ định soi thực quản dạ dày định kỳ, hoặc soi dạ dày thực quản để phát hiện sớm, điều trị sớm và triệt để mới có hiệu quả cao, ít bị biến chứng. Hãy quan tâm đến sức khỏe của bản thân, chú ý đến những triệu chứng bất thường để có thể thăm khám và điều trị sớm nhất có thể. Bác sĩ điều trị bệnh lý trào ngược dạ dày - thực quản bằng điều trị nội khoa, điều trị ngoại khoa và các thủ thuật khác.
Nhưng mọi người cần thay đổi lối sống hàng ngày để phòng tránh bệnh như:
- Chọn thực thẩm có tính kiềm, có khả năng trung hòa axit: Gồm các thực phẩm từ tinh bột như bánh mì, bột yến mạch, hay đạm dễ tiêu… sẽ tránh sự bào mòn lớp nhầy trong dạ dày của axit, hạn chế các nhịp cơ thắt thực quản có axit trào lên.
- Hạn chế thực phẩm kích thích tăng tiết axit, hay kích thích cơ thắt dưới thực quản như: hoa quả, hàm lượng axit cao (chanh, cam, dứa…), nước có ga, thức ăn cay, nóng, chocolate…
- Kiêng rượu bia, cà phê, thuốc lá.
- Không mặc quần áo quá chật, không ăn quá no, không ăn muộn vào buổi tối, không cúi quá lâu, không nằm trong 2 giờ sau khi ăn, không uống quá nhiều nước trong khi ăn.
- Khi ngủ nằm đầu cao 15 cm so với chân.
- Giảm cân nếu thừa cân, béo phì.
Ngày 22/6/2019 (thứ Bảy), Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tổ chức chương trình khám và tư vấn miễn phí “BỆNH LÝ DẠ DÀY – THỰC QUẢN ĐỂ PHÒNG BỆNH VÀ ĐIỀU TRỊ ĐÚNG” cùng các chuyên gia hàng đầu về tiêu hóa.
Chương trình nhằm giúp người dân tầm soát bệnh lý dạ dày, thực quản, phát hiện sớm và điều trị bệnh kịp thời,
Địa điểm: Phòng khám số 07, Tầng 2, nhà C4, Khu Khám bệnh theo yêu cầu Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
Đăng ký trực tiếp qua Tổng đài 19001902
Uyển Hương

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis
Sống khỏe - 56 phút trướcNgày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An
Sống khỏe - 1 giờ trướcMô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Dấu hiệu nhận biết và biến chứng đáng sợ của bệnh zona thần kinh
Bệnh thường gặp - 5 giờ trướcGĐXH - Sau một tuần điều trị, bệnh nhân đã đỡ cảm giác đau rát, châm chích vùng mạn sườn, ko còn đau dữ dội như trước, chỉ còn đau âm ỉ.

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam
Y tế - 7 giờ trướcGĐXH - Vừa qua, Viện Đông y Việt Nam phối hợp với các chuyên gia vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam.

Nhận thức đúng, can thiệp kịp thời giúp trẻ tự kỷ sớm hòa nhập cộng đồng
Sống khỏe - 7 giờ trướcGĐXH - Theo các chuyên gia, dù không thể "chữa khỏi" nhưng tự kỷ hoàn toàn có thể được hỗ trợ hiệu quả nếu có nhận thức đúng và hành động đúng từ gia đình, nhà trường và xã hội.

Đi khám vì nước tiểu sậm màu, bé 9 tuổi phát hiện bị tổn thương thận do căn bệnh này gây nên
Bệnh thường gặp - 8 giờ trướcGĐXH - Căn bệnh lupus ban đỏ của bé đã ảnh hưởng đến thận nên cần ăn nhạt, ít muối, hạn chế tiếp xúc ánh nắng, tốt nhất trước 8 giờ sáng và sau 5 giờ chiều...

Nga lên tiếng về loại virus chưa xác định gây ra tình trạng sốt và ho ra máu
Bệnh thường gặp - 8 giờ trướcRospotrebnadzor - cơ quan của Nga chịu trách nhiệm giám sát việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và sức khỏe cộng đồng - đã lên tiếng về loại virus lạ này.

Ngày nào cũng ăn chuối có được không?
Sống khỏe - 8 giờ trướcNhiều người thích ăn chuối hàng ngày nhưng lo lắng hàm lượng đường trong loại quả này ảnh hưởng đến sức khỏe. Tham khảo những thông tin dinh dưỡng của chuối để có thêm lựa chọn cho chế độ ăn.

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?
Y tế - 11 giờ trướcCơ quan BHXH thực hiện thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu của người tham gia trên cơ sở dữ liệu thẻ BHYT. Trường hợp thông tin trên thẻ BHYT bản giấy và bản điện tử khác nhau thì thực hiện theo thông tin trên thẻ BHYT điện tử.

Liên tiếp 3 người ở Quảng Ninh ngừng tim do nhồi máu cơ tim cấp
Bệnh thường gặp - 12 giờ trướcGĐXH - Cả 3 bệnh nhân nhồi máu cơ tim lần này đều rơi vào tình trạng rung thất, ngừng tim chỉ trong vài giây...

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặpGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng 5.6 đến 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.