Hà Nội
23°C / 22-25°C

Căn bệnh quái ác khiến nghệ sĩ Xuân Kiên vừa qua đời có những dấu hiệu cảnh báo nào?

Thứ ba, 06:30 01/10/2019 | Sống khỏe

GiadinhNet - Chiều 30/9, sau 1,5 năm chiến đấu với căn bệnh quái ác, nghệ sĩ saxophone nổi tiếng Xuân Hiếu đã nói lời chia tay cõi dương gian. Anh mất vì ung thư đường tiết niệu di căn xương.

Facebook cá nhân của nhạc sĩ Phương Uyên vừa báo tin buồn: Nghệ sĩ saxophone Xuân Hiếu vừa qua đời chiều nay 30/9 vì căn bệnh ung thư đường tiết niệu, hưởng dương 48 tuổi.

Nghệ sĩ Xuân Hiếu một trong những nghệ sĩ saxophone nổi tiếng ở Việt Nam. Không chỉ chơi được nhiều loại nhạc cụ, nhiều thể loại nhạc, anh còn có khả năng sáng tác.

Căn bệnh quái ác khiến nghệ sĩ Xuân Kiên vừa qua đời có những dấu hiệu cảnh báo nào? - Ảnh 1.

Nghệ sĩ Xuân Hiếu ra đi sau 1,5 năm chiến đấu với bệnh ung thư đường tiết niệu

Cách đây 4 tháng, Phương Uyên lần đầu tiên chia sẻ việc nghệ sĩ Xuân Hiếu bị ung thư cách đây 1 năm. Tuy nhiên, sau nhiều đợt chữa trị, bệnh tình anh không thuyên giảm và có những chuyển biến xấu. Sức khoẻ đã không cho phép anh bước vào cuộc phẫu thuật. Đến chiều 30/9, anh đã ra đi.

Ung thư đường tiết niệu (hay ung thư niệu quản) là ung thư hình thành trong ống dẫn nước tiểu từ thận đến bàng quang. Bệnh hình thành ở các cơ quan thuộc hệ tiết niệu như thận, ống dẫn nước tiểu, bàng quang, niệu đạo…

Dấu hiệu ung thư đường tiết niệu:

Máu trong nước tiểu

BS Đồng Chí Kiên, Khoa Nội 5, Bệnh viện K chia sẻ, tiểu lẫn máu là triệu chứng thường gặp nhất. Tiểu lẫn máu điển hình trong ung thư bàng quang có đặc điểm: tiểu máu từng đợt, tiểu máu đại thể, toàn bãi, không đau.

Dựa vào đặc điểm của tiểu máu đại thể có thể khu trú vị trí tổn thương trên đường tiết niệu. Đi tiểu lẫn máu trong đầu lần tiểu thường có nguyên nhân từ niệu đạo. Trong khi đó nếu đi tiểu lẫn máu vào cuối lần tiểu thông thường xuất phát từ cổ bàng quang hoặc niệu đạo tiền liệt tuyến. Đi tiểu lẫn máu trong cả lần tiểu thì có thể do tổn thương từ bất kể nơi nào trên đường tiết niệu: thận, niệu quản, bàng quang.

Đi tiểu lẫn máu cũng có thể xuất hiện ở người bình thường hoặc người có tổn thương lành tính. Theo nghiên cứu 1.930 bệnh nhân tiểu lẫn máu cho thấy: 60% không có bất thường, ung thư bàng quang 12%, nhiễm trùng đường tiết niệu 13%, bệnh của thận 10%, sỏi tiết niệu 4%, ung thư thận 0,6% và ung thư tiền liệt tuyến 0,4%.

"Khi tiểu lẫn máu xảy ra ở nam giới trên 40 tuổi mà không tìm được nguyên nhân khác phải nghĩ ngay đến ung thư biểu mô đường niệu và phải tiến hành đánh giá toàn bộ hệ thống tiết niệu" - BS Kiên cho hay.

Thông thường, giai đoạn đầu của ung thư đường tiết niệu như ung thư bàng quang (khi nó nhỏ và chỉ trong bàng quang) gây chảy máu nhưng ít hoặc không đau hoặc các triệu chứng khác.

Tiểu rắt, tiểu khó, tiểu không tự chủ, nước tiểu sẫm màu

Những sự thay đổi thói quen bàng quang hoặc triệu chứng kích thích này là dấu hiệu cảnh báo ung thư đường tiết niệu. Bệnh nhân có thể phải đi tiểu thường xuyên hơn bình thường; Đau hoặc rát khi đi tiểu; Luôn có cảm giác mót tiểu, ngay cả khi bàng quang không đầy; Khó tiểu hoặc có dòng nước tiểu yếu; Phải thức dậy đi tiểu nhiều lần trong đêm.

Căn bệnh quái ác khiến nghệ sĩ Xuân Kiên vừa qua đời có những dấu hiệu cảnh báo nào? - Ảnh 2.

Máu trong nước tiểu (được gọi là tiểu máu) là dấu hiệu đầu tiên của ung thư đường tiết niệu.

Đặc biệt, các bác sĩ khuyến cáo, khi thấy nước tiểu của mình có màu sậm hơn bình thường, dù bạn đã uống đủ lượng nước cần thiết thì nên đi xét nghiệm xem có phải mình đã mắc bệnh ung thư bàng quang hay không.

Dấu hiệu trên cũng có thể là bạn gặp các triệu chứng viêm nhiễm đường tiết niệu; tắc nghẽn đường tiết niệu do u xâm lấn hoặc do cục máu đông, sỏi bàng quang, bàng quang hoạt động quá mức hoặc tuyến tiền liệt mở rộng (ở nam giới). Điều quan trọng là phải nhờ bác sĩ kiểm tra để có thể tìm ra nguyên nhân và điều trị nếu cần.

Khi bệnh ở giai đoạn muộn đã di căn xa các biểu hiện, các triệu chứng xâm lấn vào các cơ quan lân cận và triệu chứng của các cơ quan bị di căn thường rõ ràng hơn như đau hông, đau trên xương mu, đau vùng hạ vị, đau tầng sinh môn, đau xương, đau đầu...

Mệt mỏi, gầy sút, chán ăn, suy sụp nhanh cũng là dấu hiệu thường gặp ở giai đoạn muộn và tiên lượng xấu...

Ung thư bàng quang là loại phổ biến nhất trong ung thư đường tiết niệu

Theo BS Kiên, trong số ung thư đường tiết niệu, ung thư bàng quang là bệnh lý ác tính phổ biến nhất, đứng thứ 9 trong các loại ung thư trên thế giới. Ở nam giới tuổi trung niên và người già, ung thư bàng quang là bệnh hay gặp nhất sau ung thư tiền liệt tuyến.

Điều trị ung thư bàng quang chủ yếu bằng phẫu thuật. Hóa chất và miễn dịch có vai trò hỗ trợ. Tia xạ làm giảm triệu chứng ở những bệnh nhân giai đoạn muộn.

Để phát hiện ung thư bàng quang, ung thư đường tiết niệu, bệnh nhân được xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm tế bào học nước tiểu hoặc xét nghiệm nước tiểu tìm kiếm dấu hiệu sinh học của ung thư đường tiết niệu.

Thu Nguyên

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
5 cách 'làm mát cơ thể tự nhiên' trong những ngày nắng nóng mà không cần điều hòa, giúp bạn khỏe khoắn và ngủ ngon tới sáng

5 cách 'làm mát cơ thể tự nhiên' trong những ngày nắng nóng mà không cần điều hòa, giúp bạn khỏe khoắn và ngủ ngon tới sáng

Sống khỏe - 7 phút trước

Các chuyên gia tiết lộ 5 cách làm mát cơ thể tự nhiên, để ngủ ngon suốt đêm mà không cần mở điều hòa.

Tuyệt đối đừng bật điều hòa theo cách này vì có thể khiến người thân đối mặt với đột quỵ, méo miệng

Tuyệt đối đừng bật điều hòa theo cách này vì có thể khiến người thân đối mặt với đột quỵ, méo miệng

Sống khỏe - 1 giờ trước

Chống nóng sai cách có thể khiến chúng ta dễ dàng đối mặt với liệt dây thần kinh số 7, đột quỵ...

Chuyên gia hướng dẫn cách xử trí khi gặp vấn đề về sức khỏe do nắng nóng

Chuyên gia hướng dẫn cách xử trí khi gặp vấn đề về sức khỏe do nắng nóng

Sống khỏe - 2 giờ trước

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 29/4, hầu hết các khu vực trên cả nước đều hứng chịu nắng nóng gay gắt với nền nhiệt cao nhất phổ biến ở mức 37-39 độ C. Riêng các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên - Huế nắng nóng đặc biệt gay gắt, có nơi trên 42 độ C.

Biện pháp đánh bại căng thẳng khi đi du lịch

Biện pháp đánh bại căng thẳng khi đi du lịch

Sống khỏe - 4 giờ trước

Những chuyến du lịch có thể gây căng thẳng, ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần do nhiều nguyên nhân. Khi tình trạng này xuất hiện, bạn có thể thực hiện một số bài tập thở đơn giản và hiệu quả để giữ bình tĩnh cũng như kiểm soát căng thẳng.

Trời nóng dễ đổ mồ hôi nhưng bác sĩ nhắc nhở 7 kiểu này là bệnh, gồm cả ung thư

Trời nóng dễ đổ mồ hôi nhưng bác sĩ nhắc nhở 7 kiểu này là bệnh, gồm cả ung thư

Sống khỏe - 5 giờ trước

Đổ mồ hôi không đơn giản là do nóng hay “cơ địa”. Đôi khi, đó là những dấu hiệu bệnh tật mà nếu bỏ qua bạn sẽ rất hối hận.

Thanh niên 24 tuổi phát hiện ung thư tuyến giáp, phải cắt toàn bộ tuyến giáp vì mắc 1 sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Thanh niên 24 tuổi phát hiện ung thư tuyến giáp, phải cắt toàn bộ tuyến giáp vì mắc 1 sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Sống khỏe - 6 giờ trước

GĐXH - Thanh niên bị ung thư tuyến giáp do đến viện muộn nên khối u đã di căn. Bác sĩ khuyến cáo cần có thói quen đi khám sức khỏe định kỳ và siêu âm tuyến giáp khoảng 6 - 12 tháng 1 lần để phòng tránh tốt nhất.

6 bước cứu người say nắng, say nóng

6 bước cứu người say nắng, say nóng

Sống khỏe - 7 giờ trước

Người lớn tuổi, người lao động ngoài trời là nhóm người dễ bị say nóng, say nắng nhất chỉ số nhiệt tăng cao.

10 điều có thể xảy ra với cơ thể khi ăn quá nhiều muối

10 điều có thể xảy ra với cơ thể khi ăn quá nhiều muối

Sống khỏe - 8 giờ trước

Ăn nhiều muối có thể tàn phá sức khỏe một cách âm thầm. Theo thời gian mức độ ăn mặn thường có xu hướng tăng lên và gánh nặng bệnh tật đe dọa.

Rùng mình nguy cơ ngộ độc thực phẩm từ thức ăn đường phố trong những ngày nắng nóng

Rùng mình nguy cơ ngộ độc thực phẩm từ thức ăn đường phố trong những ngày nắng nóng

Sống khỏe - 10 giờ trước

Loạt cảnh tượng mất an toàn thực phẩm từ thức ăn đường phố trong những ngày nắng nóng dưới đây, có lẽ sẽ khiến bạn phải suy nghĩ lại về chuyện ăn uống bất chấp của mình.

Thuốc nào trị rối loạn tiền đình?

Thuốc nào trị rối loạn tiền đình?

Bệnh thường gặp - 13 giờ trước

Rối loạn tiền đình đi kèm với một vài bệnh lý như thiếu máu não, đái tháo đường, tăng huyết áp có thể là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ, đe dọa tính mạng người bệnh. Việc điều trị sớm giúp người bệnh cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm.

Top