Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cận cảnh soi ruột ốc dưới kính hiển vi sẽ khiến bạn giật mình và cảnh báo 4 nhóm người không nên ăn ốc kẻo "gặp họa"

Thứ tư, 14:58 07/07/2021 | Sống khỏe

Ăn ốc đã lâu, nhưng có lẽ bạn chưa biết được "sự thật" về ốc, nếu xem được những hình ảnh soi ruột ốc dưới kính hiển vi, chắc chắn bạn sẽ phải thật thận trọng khi thưởng thức chúng.

Soi ruột ốc dưới kính hiển vi, kết quả sẽ thế nào?

Ốc tuy là thứ nguyên liệu dân dã nhưng lại chiếm được cảm tình của rất nhiều người không chỉ bởi hương vị đặc biệt mà còn bởi chúng rất giàu chất dinh dưỡng. Những ngày mệt mỏi chán ăn, chỉ cần được nhâm nhi một bát ốc luộc thanh đạm hay bát bún ốc ngọt ngào là đã đủ để lấy lại vị giác.

Cận cảnh soi ruột ốc dưới kính hiển vi sẽ khiến bạn giật mình và cảnh báo 4 nhóm người không nên ăn ốc kẻo gặp họa - Ảnh 1.

Ăn ốc đã lâu, nhưng có lẽ bạn chưa biết được "sự thật" về ốc, nếu xem được những hình ảnh soi ruột ốc dưới kính hiển vi, chắc chắn bạn sẽ phải thật thận trọng khi thưởng thức chúng.

Mới đây, một tài khoản Tik Tok nổi tiếng đã thực hiện soi ruột ốc dưới kính hiển vi. Ở mức phóng đại 100 lần, người soi phải thốt lên "trời ơi, toàn là ký sinh trùng. Ở đây chủ yếu là sán máng và giun lươn". Đáng sợ hơn, ở mức phóng đại 1000 lần có thể quan sát rõ rất nhiều ký sinh trùng đang "bơi tung tăng" trong ruột ốc.

Theo chủ clip, ký sinh trùng này khi xâm nhập vào cơ thể chúng sẽ nhắm tới nhiều cơ quan như phổi, gan, mật, ruột, não và thận dẫn đến hội chứng miễn dịch quá mức suy nội tạng hay thậm chí là tử vong.

Bình luận về vấn đề này, PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm - Đại học Bách Khoa Hà Nội cho biết: "Ốc là thực phẩm bổ dưỡng, chứa nhiều loại vitamin như B2, PP, A... và khoáng chất. Tuy nhiên, ốc vốn dĩ là loại động vật sinh sống dưới đáy bùn nên trong ruột ốc thường chứa ký sinh trùng".

Chuyên gia cho hay, để ăn ốc an toàn thì sau khi mua ốc về cần ngâm ốc để chất bùn trong miệng ốc tự động nhả ra. Sau đó luộc qua, nhể ruột ốc rồi bóp với muối để sát trùng. Tuy nhiên, nếu sơ chế ốc theo quy trình: Không ngâm rửa, vẫn còn bùn đất mà đã đổ vào nồi luộc sơ để nhể ruột thì chắc chắn sẽ còn tồn đọng, nguy cơ nhiễm ký sinh trùng, nhiễm sán gan, ngộ độc cấp tính… là hoàn toàn có thể.

Cận cảnh soi ruột ốc dưới kính hiển vi sẽ khiến bạn giật mình và cảnh báo 4 nhóm người không nên ăn ốc kẻo gặp họa - Ảnh 2.

Cận cảnh soi ruột ốc dưới kính hiển vi sẽ khiến bạn giật mình và cảnh báo 4 nhóm người không nên ăn ốc kẻo gặp họa - Ảnh 3.

Theo ông Thịnh, có một loại ốc mà mọi người không nên ăn đó là ốc cấp đông kém chất lượng. Khi ốc được cấp đông nhưng điều kiện bảo quản không đảm bảo thì sẽ bị mất chất dinh dưỡng, thậm chí thành phần các chất cũng có thể bị biến đổi gây hại với cơ thể nếu ăn phải.

4 nhóm người không nên ăn ốc để tránh gặp họa

Trong Đông y, thịt ốc vị ngọt, tính hàn, có tác dụng chữa được một số bệnh như phù thũng, bệnh gan, vàng da, nhiễm trùng, trĩ. Tuy nhiên, chúng lại là thực phẩm tính hàn, có nguồn dinh dưỡng cao nên không phải ai ăn cũng phù hợp, đặc biệt là một số nhóm người dưới đây.

Người bị huyết áp cao, tiểu đường, bệnh thận

Ốc là thực phẩm giàu natri. Khi thường xuyên nạp vào cơ thể nhiều natri, những bệnh nhân mắc bệnh thận, tiểu đường, cao huyết áp có thể đối mặt với các biến chứng nguy hiểm hay khiến tình trạng bệnh nặng nề hơn. Do đó, những người bị bệnh này nên hạn chế ăn cua, ốc.

Cận cảnh soi ruột ốc dưới kính hiển vi sẽ khiến bạn giật mình và cảnh báo 4 nhóm người không nên ăn ốc kẻo gặp họa - Ảnh 4.

Phụ nữ trước và sau sinh

Ốc là thực phẩm có tính hàn vì thế ăn nhiều có thể gây đầy bụng, lạnh bụng, tiêu chảy... do đó để đảm bảo an toàn thì phụ nữ mang thai và cho con bú không nên ăn nhiều.

Người bị bệnh gút

Ốc nói riêng và các loại hải sản nói chung có chứa rất nhiều chất đạm và canxi. Một chế độ ăn nhiều đạm dễ làm sản sinh axit uric, gây ra các cơn đau khớp dữ dội. Khi tình trạng này kéo dài có thể làm tích tụ và lắng đọng các tinh thể muối urat ở ổ khớp, gây nhức buốt cho người bệnh gút.

Cận cảnh soi ruột ốc dưới kính hiển vi sẽ khiến bạn giật mình và cảnh báo 4 nhóm người không nên ăn ốc kẻo gặp họa - Ảnh 5.

Người hay bị dị ứng

Có một số người không ăn được ốc do cơ địa dị ứng, biểu hiện là nổi mề đay, ngứa, nôn nao, phù nề mặt, đau quặn bụng, nóng rát vùng thượng vị, tiêu chảy, khó thở… Sau khi ăn xuất hiện những dấu hiệu này thì cần theo dõi hoặc đến viện kiểm tra. Nếu đã bị dị ứng với ốc thì tốt nhất bạn không nên ăn.

Ngoài ra, ngay cả người khỏe mạnh cũng không nên ăn ốc quá nhiều bởi có thể dễ dẫn tới đầy bụng, lạnh bụng, dư thừa đạm. Tốt nhất chỉ nên ăn một đến hai bữa một tuần là phù hợp vì có thể gây đầy bụng, ảnh hưởng hệ tiêu hóa.

Theo Trí Thức Trẻ

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Giám đốc 37 tuổi ngừng tim đột ngột sau khi tập gym, đây là 3 nhóm người cần cảnh giác khi tập thể dục

Giám đốc 37 tuổi ngừng tim đột ngột sau khi tập gym, đây là 3 nhóm người cần cảnh giác khi tập thể dục

Bệnh thường gặp - 7 giờ trước

GĐXH - Người đàn ông 37 tuổi bị ngừng tim 7 phút sau khi tập gym. May mắn, sau 3 lần được các bác sĩ thực hiện sốc điện, tim của anh đã đập trở lại.

Bệnh viện E chính thức được công nhận hệ thống xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế

Bệnh viện E chính thức được công nhận hệ thống xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế

Y tế - 8 giờ trước

GĐXH - Sáng 10/10/2024, Bệnh viện E chính thức được công nhận là một trong số ít bệnh viện công lập đạt được Chứng chỉ công nhận hệ thống quản lý ISO 15189:2022.

Phục hồi chức năng bàn chân bẹt cho người trên 7 tuổi khó nhưng có thể thành công mà không cần phẫu thuật

Phục hồi chức năng bàn chân bẹt cho người trên 7 tuổi khó nhưng có thể thành công mà không cần phẫu thuật

Sống khỏe - 10 giờ trước

"3 - 7 tuổi là giai đoạn vàng để phục hồi chức năng bàn chân bẹt với mức độ thành công cao nhưng điều này không có nghĩa rằng, người trên 7 tuổi đã hết cơ hội" – Đó là chia sẻ của Ths. BS Vũ Thị Hằng, chuyên khoa Phục hồi chức năng tại Trung tâm Trị liệu và Phục hồi chức năng Myrehab Matsuoka.

Người đàn ông đột tử lúc nửa đêm vì nhồi máu cơ tim đã bỏ qua dấu hiệu cảnh báo này

Người đàn ông đột tử lúc nửa đêm vì nhồi máu cơ tim đã bỏ qua dấu hiệu cảnh báo này

Bệnh thường gặp - 11 giờ trước

GĐXH - Bác sĩ nghi ngờ cơn đau lưng của anh đó là triệu chứng ban đầu của bệnh nhồi máu cơ tim nhưng anh vẫn từ chối điều trị và không muốn kiểm tra thêm.

6 nguyên nhân gây sỏi thận nhiều người mắc phải

6 nguyên nhân gây sỏi thận nhiều người mắc phải

Sống khỏe - 12 giờ trước

Sỏi thận là bệnh đường tiết niệu thường gặp, có biểu hiện khá đa dạng, từ việc âm thầm gây thận ứ nước không triệu chứng đến tình trạng đau quặn bụng phải đi cấp cứu.

Chế độ ăn cho người chấn thương dây chằng chéo trước

Chế độ ăn cho người chấn thương dây chằng chéo trước

Bệnh thường gặp - 16 giờ trước

Bên cạnh chế độ nghỉ ngơi và tập luyện riêng biệt cho người bị chấn thương dây chằng chéo trước, chế độ dinh dưỡng sẽ giúp nhanh phục hồi.

Đau họng do đâu?

Đau họng do đâu?

Sống khỏe - 18 giờ trước

Đau họng là triệu chứng thường gặp, rất nhiều người chủ quan dẫn đến bệnh tái phát liên tục. Bên cạnh đó, tình trạng này còn có thể là dấu hiệu của những bệnh lý nghiêm trọng khác.

Bé 15 tuổi ở Hòa Bình đột ngột đau dữ dội, liệt tứ chi thừa nhận làm việc này trong lúc chơi game

Bé 15 tuổi ở Hòa Bình đột ngột đau dữ dội, liệt tứ chi thừa nhận làm việc này trong lúc chơi game

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Trước khi phát bệnh, người bệnh chơi game trên điện thoại liên tục trong thời gian khá lâu kèm nhiều động tác mạnh như lắc, giật mạnh cổ...

Ai dễ mắc nhồi máu cơ tim cấp?

Ai dễ mắc nhồi máu cơ tim cấp?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Nhồi máu cơ tim cấp là một tình trạng cấp cứu nguy hiểm khi dòng máu đến tim bị giảm đột ngột và đòi hỏi được can thiệp y tế sớm nhất có thể.

Cô gái 21 tuổi phát hiện ung thư tuyến giáp từ dấu hiệu rất nhiều người bỏ qua

Cô gái 21 tuổi phát hiện ung thư tuyến giáp từ dấu hiệu rất nhiều người bỏ qua

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Một nữ sinh viên đã sốc nặng khi phát hiện ung thư tuyến giáp nhờ 1 bất thường trên cổ.

Top