Hà Nội
23°C / 22-25°C

Căn cước công dân gắn chip có thay thế sổ hộ khẩu được không?

Thứ tư, 10:49 07/06/2023 | Đời sống

GĐXH - Theo Luật Cư trú năm 2020, từ ngày 1/1/2023 sẽ chính thức bỏ sổ hộ khẩu giấy. Vậy người dân cần lưu ý và chuẩn bị các giấy tờ thay thế gì để quá trình thực hiện các thủ tục hành chính có sử dụng sổ hộ khẩu được thuận lợi và nhanh chóng.

Căn cước công dân gắn chip có thay thế sổ hộ khẩu được không?

Từ ngày 1/1/2023, không còn áp dụng sổ hộ khẩu giấy, thay vào đó, theo quy định tại Nghị định 104/2022/NĐ-CP, từ thời điểm này, hàng loạt thủ tục hành chính có thể sử dụng thẻ căn cước công dân thay cho sổ hộ khẩu giấy, cụ thể:

- Thủ tục mua bán điện sinh hoạt;

- Thủ tục đăng ký nuôi con nuôi;

- Thủ tục xác định sử dụng đất ổn định, lâu dài để làm căn cứ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

- Thủ tục vay vốn hỗ trợ việc làm;

- Thủ tục cấp, cấp lại, đổi thẻ bảo hiểm y tế trong trường hợp người thân đến nhận thẻ thay…

Đồng thời, không còn sổ hộ khẩu giấy, Nghị định 104/2022/NĐ-CP cũng quy định 04 cách khai thác, sử dụng thông tin về cư trú của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư bao gồm:

- Tra cứu, khai thác thông tin cá nhân qua chức năng của Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh đã được kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hoặc qua Cổng dịch vụ công quốc gia;

- Tra cứu thông tin cá nhân thông qua tài khoản định danh điện tử của công dân được hiển thị trong ứng dụng VNeID;

- Sử dụng thiết bị đầu đọc đã được kết nối trực tuyến với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, bao gồm thiết bị đọc mã QRCode hoặc thiết bị đọc chíp trên thẻ Căn cước công dân gắn chíp;

- Các phương thức khai thác khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

Các loại giấy tờ có giá trị chứng minh thông tin về cư trú bao gồm: Thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, Giấy xác nhận thông tin về cư trú, Giấy thông báo số định danh cá nhân và thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

5 cách tra cứu căn cước công dân đã làm xong chưa người dân nên biết5 cách tra cứu căn cước công dân đã làm xong chưa người dân nên biết

GĐXH - Dù hoàn tất thủ tục làm căn cước công dân gắn chip từ lâu, nhưng nhiều người vẫn chưa nhận được thẻ. Vậy để tra cứu căn cước công dân làm xong chưa cần làm gì? Bài viết dưới đây chia sẻ thông tin hữu ích xung quanh vấn đề này.

Căn cước công dân gắn chip có thay thế sổ hộ khẩu được không? - Ảnh 2.

Từ ngày 1/1/2023, không còn áp dụng sổ hộ khẩu giấy, thay vào đó hàng loạt thủ tục hành chính có thể sử dụng thẻ căn cước công dân.

Căn cước công dân gắn chip sử dụng thay sổ hộ khẩu như thế nào?

Theo Khoản 1, Điều 3 Luật CCCD năm 2014, CCCD là thông tin cơ bản về lai lịch, nhận dạng của công dân.

Khi công dân xuất trình thẻ CCCD theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đó không được yêu cầu công dân xuất trình thêm giấy tờ khác chứng nhận các thông tin có trên CCCD (căn cứ khoản 3 Điều 20 Luật CCCD).

Trên mặt thẻ CCCD thể hiện các thông tin cơ bản về: Ảnh chân dung; Số CCCD chính là số định danh cá nhân; Họ, chữ đệm và tên khai sinh; Giới tính; Ngày, tháng, năm sinh; Quốc tịch; Quê quán; Nơi thường trú; Ngày thẻ hết hạn; Đặc điểm nhân dạng; Vân tay; Ngày cấp thẻ…

Ngoài ra, cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền sử dụng có thể sử dụng thiết bị đọc thông tin trong con chíp trên thẻ CCCD phục vụ giải quyết thủ tục hành chính, giao dịch dân sự…

Thiết bị này do Trung tâm dữ liệu Quốc gia về dân cư kết hợp với Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội nghiên cứu sản xuất, hiện nay đã được trang bị cho Công an cấp huyện.

Con chip trên thẻ CCCD gắn chip có độ bảo mật cao, dung lượng lưu trữ lớn, cho phép tích hợp nhiều ứng dụng đi kèm như: Ứng dụng chữ ký số, khóa bảo mật công khai, ứng dụng sinh trắc học, ứng dụng mật khẩu một lần… có thể được sử dụng và kết nối rộng rãi cho các dịch vụ công cộng và tư nhân.

Con chip tích hợp trên CCCD đem lại tính linh hoạt khi cần bổ sung hoặc sửa đổi thông tin trên thẻ sau khi phát hành bởi cơ quan Công an. Dữ liệu trên chíp có thể được truy cập ngay lập tức mà không bị phụ thuộc vào kết nối mạng thông qua các thiết bị cho phép đọc thông tin trên chíp, giúp cho việc xác thực danh tính được thực hiện ngay.

Có thể thấy, việc dùng CCCD gắn chip thay thế các loại giấy tờ như: Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú là vô cùng thuận tiện, dễ dàng. Thông tin của công dân được quản lý đầy đủ, thống nhất nên việc xác thực danh tính, thông tin cư trú qua thẻ CCCD gắn chíp được thực hiện một cách nhanh chóng và chính xác.

9 thủ tục sử dụng căn cước công dân thay thế sổ hộ khẩu

Đầu năm 2023, khi đi thực hiện các thủ tục hành chính người dân sẽ không cần phải xuất trình sổ hộ khẩu, mọi thông tin cá nhân liên quan sẽ được khai thác trực tiếp trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Dưới đây là các thủ tục sử dụng căn cước công dân gắn chip thay thế sổ hộ khẩu:

Sử dụng căn cước công dân gắn chip lập hồ sơ vay vốn (Nghị định số 61/2015/NĐ-CP)

- Đối với người lao động: Giấy đề nghị vay vốn có xác nhận của UBND cấp xã về nơi thực hiện dự án theo Mẫu số 1 ban hành kèm theo Nghị định này.

- Người dân khi làm hồ sơ chỉ cần xuất trình CCCD, CMND hoặc giấy khai sinh, thay vì sử dụng sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú.

Sử dụng căn cước công dân gắn chip làm các thủ tục liên quan đến bảo hiểm y tế (Nghị định số 146/2018/NB-CP)

- Cá nhân đăng ký nhận kết quả trực tiếp tại cơ quan bảo hiểm xã hội khi đến chỉ cần cung cấp giấy hẹn, thẻ CCCD hoặc CMND.

- Nếu là thân nhân của người hưởng chế độ: Cung cấp giấy hẹn, CMND hoặc thẻ CCCD và một trong các giấy tờ chứng minh là thân nhân của người hưởng bảo hiểm y tế (bản sao giấy khai sinh, giấy chứng nhận kết hôn hoặc giấy xác nhận thông tin cư trú…).

- Nếu không phải là thân nhân hoặc người giám hộ, cung cấp giấy hẹn, CMND hoặc thẻ CCCD, giấy ủy quyền theo quy định của pháp luật hiện hành.

Sử dụng căn cước công dân gắn chip làm thủ tục hỗ trợ học sinh ở thôn, xã khó khăn (Nghị định số 116/2016/NĐ-CP)

- Chỉ cần nộp bản sao của một trong các loại giấy tờ như thẻ CCCD, CMND, giấy xác nhận thông tin về cư trú, giấy thông báo số định danh cá nhân…

Sử dụng căn cước công dân gắn chip làm thủ tục phát triển giáo dục mầm non (Nghị định số 105/2020/NĐ-CP)

- Cha mẹ hoặc người chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em thuộc đối tượng quy định tại Điểm a, Khoản 1 Điều này chỉ cần nộp bản sao của một trong các loại giấy tờ gồm thẻ CCCD, CMND, giấy xác nhận thông tin về cư trú, giấy thông báo số định danh cá nhân…

Sử dụng căn cước công dân gắn chip làm thủ tục miễn giảm học phí (Nghị định số 81/2021/NĐ-CP)

- Thay thế sổ hộ khẩu thường trú hoặc giấy tờ xác nhận của cơ quan công an về việc đăng ký thường trú bằng thẻ CCCD, CMND, giấy xác nhận thông tin về cư trú…

Sử dụng căn cước công dân gắn chip làm thủ tục mua điện (Nghị định số 137/2013/NĐ-CP)

- Hồ sơ đề nghị đăng ký mua điện phục vụ mục đích sinh hoạt phải cung cấp các loại giấy tờ sau: thẻ CCCD, CMND, giấy xác nhận thông tin về cư trú, giấy thông báo số định danh cá nhân.

Sử dụng căn cước công dân gắn chip hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở (Nghị định số 99/2015/NĐ-CP)

- Cung cấp bản sao thẻ CCCD, CMND hoặc hộ chiếu đang còn giá trị của người có đơn đề nghị thuê nhà, mua nhà. Trong trường hợp là vợ chồng thì phải có thêm bản sao giấy chứng nhận kết hôn.

Sử dụng căn cước công dân gắn chip chuyển mục đích sử dụng đất (Nghị định số 43/2014/NĐ-CP)

- Thời điểm bắt đầu sử dụng đất ổn định được xác định căn cứ vào thời gian và nội dung có liên quan đến mục đích sử dụng đất ghi trên một trong các giấy tờ sau đây: thẻ CCCD, CMND hoặc giấy khai sinh; giấy tờ nộp tiền điện, nước và các khoản nộp khác có ghi địa chỉ nhà ở tại thửa đất đăng ký.

Sử dụng căn cước công dân gắn chip đăng ký việc nuôi con nuôi (Nghị định số 19/2011/NĐ-CP)

- Người nhận con nuôi phải làm tờ khai đăng ký nuôi con nuôi thực tế và nộp cho UBND cấp xã, nơi người đó thường trú. Kèm theo các giấy tờ sau đây: Bản sao thẻ CCCD, CMND, giấy xác nhận thông tin về cư trú, giấy thông báo số định danh cá nhân…

Hiện tại công an các phường/xã, quận/huyện đang đẩy mạnh triển khai cấp đổi CCCD gắn chip cho người dân. Do đó, nếu chưa đổi sang CCCD gắn chip, bạn nên đến trực tiếp các cơ quan thẩm quyền gần nơi mình sinh sống để được hỗ trợ.

Đổi từ chứng minh thư nhân dân sang thẻ căn cước công dân gắn chip cần thực hiện những bước gì?Đổi từ chứng minh thư nhân dân sang thẻ căn cước công dân gắn chip cần thực hiện những bước gì?

GĐXH - Theo Bộ Công an, việc sử dụng căn cước công dân gắn chip là một bước đột phá, tạo nền tảng quan trọng cho việc xây dựng và phát triển những ứng dụng trên nền tảng số phục vụ công tác quản lý nhà nước. Chứng minh nhân dân đổi sang thẻ căn cước công dân gắn chip cần thực hiện những bước nào?

Căn cước công dân gắn chip có thay thế sổ hộ khẩu được không? - Ảnh 4.

Căn cước công dân gắn chip tích hợp nhiều loại giấy tờ mang nhiều lợi ích cho người dân khi đi làm các thủ tục hành chính.

Ngoài căn cước công dân gắn chip, còn giấy tờ gì được dùng thay sổ hộ khẩu?

Mặc dù được Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội hướng dẫn dùng CCCD gắn chip thay thế Sổ hộ khẩu, tuy nhiên có rất nhiều người vẫn chưa có CCCD gắn chip để sử dụng.

Trường hợp vừa bị thu sổ hộ khẩu, lại vừa chưa có CCCD gắn chip, người dân vẫn có thể dùng một loại giấy tờ khác để thay thế là giấy xác nhận thông tin về cư trú.

Theo quy định tại Điều 17 Thông tư 55/2021, công dân có quyền yêu cầu cơ quan quản lý cư trú cấp Giấy xác nhận thông tin về cư trú khi cần dùng đến theo 2 cách:

- Đến cơ quan đăng ký cư trú đề nghị cấp xác nhận thông tin về cư trú. Khoản 4, Điều 2 Luật Cư trú năm 2020 giải thích cơ quan đăng ký cư trú như sau:

Cơ quan đăng ký cư trú là cơ quan quản lý cư trú trực tiếp thực hiện việc đăng ký cư trú của công dân, bao gồm công an xã, phường, thị trấn; Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã.

- Gửi yêu cầu xác nhận thông tin về cư trú thông qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công quản lý cư trú, Cổng dịch vụ công Bộ Công an.

Giấy xác nhận thông tin cư trú được cấp trong 3 ngày làm việc theo yêu cầu của công dân.

Nội dung của giấy xác nhận thông tin về cư trú bao gồm các thông tin về thời gian, địa điểm và hình thức đăng ký cư trú.

Về hiệu lực của giấy xác nhận thông tin cư trú:

- Có giá trị trong 6 tháng kể từ ngày cấp với trường hợp thuộc Khoản 1, Điều 19 Luật Cư trú:

Nơi cư trú của người không có cả nơi thường trú và nơi tạm trú do không đủ điều kiện đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú là nơi ở hiện tại của người đó; trường hợp không có địa điểm chỗ ở cụ thể thì nơi ở hiện tại được xác định là đơn vị hành chính cấp xã nơi người đó đang thực tế sinh sống. Người không có nơi thường trú, nơi tạm trú phải khai báo thông tin về cư trú với cơ quan đăng ký cư trú tại nơi ở hiện tại.

- Có giá trị trong 30 ngày kể từ ngày cấp với trường hợp xác nhận thông tin về cư trú.

- Khi thay đổi, điều chỉnh thông tin về cư trú và được cập nhật trong Cơ sở dữ liệu về cư trú thì giấy xác nhận thông tin về cư trú hết giá trị.

L.Vũ (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hình ảnh 'kinh hoàng' tại các chợ tự phát ở Hà Nội

Hình ảnh 'kinh hoàng' tại các chợ tự phát ở Hà Nội

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Chợ tự phát (chợ cóc, chợ tạm) đang mọc lên dày hơn ở nhiều khu đông dân cư tại các đường phố Hà Nội. Con đường nơi có chợ cóc họp thường xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông, mất vệ sinh, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe người dân xung quanh.

Hà Nội: Tuyến buýt nhanh BRT hoạt động ra sao trước ngày bị "khai tử"

Hà Nội: Tuyến buýt nhanh BRT hoạt động ra sao trước ngày bị "khai tử"

Đời sống - 5 giờ trước

GĐXH - Mặc dù được đầu tư hơn 1 nghìn tỉ đồng, thế nhưng sau nhiều năm hoạt động, tuyến xe buýt nhanh BRT Kim Mã - Yên Nghĩa vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng về giảm thiểu ùn tắc. Vừa qua, UBND TP Hà Nội đã có đề xuất "khai tử" tuyến buýt nhanh BRT để thay bằng đường sắt đô thị.

Thanh Hóa: Dân khốn khổ sống trong vùng quy hoạch dự án

Thanh Hóa: Dân khốn khổ sống trong vùng quy hoạch dự án

Đời sống - 7 giờ trước

GĐXH - Sống trong vùng quy hoạch, tuy nhiên dự án nhiều năm chưa triển khai, hàng chục hộ dân tại thôn Tân, xã Quảng Nham (huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa) khốn khổ vì nhà xuống cấp, rác thải bủa vây.

Bật mí 4 cách tra cứu giấy phép lái xe theo tên nhanh chóng, chính xác nhất 2024, lái xe có thể biết ngay thật giả

Bật mí 4 cách tra cứu giấy phép lái xe theo tên nhanh chóng, chính xác nhất 2024, lái xe có thể biết ngay thật giả

Đời sống - 11 giờ trước

GĐXH - Tra cứu giấy phép lái xe giúp chủ phương tiện hoặc cơ quan chức năng có thể phát hiện bằng lái xe thật hay giả. Dưới đây là cách tra cứu giấy phép lái xe theo tên nhanh chóng, chính xác nhất bạn đọc nên tham khảo.

Video: Ô tô con bất ngờ lao xuống hồ Định Công, hàng chục người 'hò dô' kéo lên bờ

Video: Ô tô con bất ngờ lao xuống hồ Định Công, hàng chục người 'hò dô' kéo lên bờ

Đời sống - 12 giờ trước

GĐXH - Chiếc xe ô tô con không rõ vì lý do gì mà bất ngờ lao xuống hồ Định Công. Hàng chục người dân sau đó đã giúp chủ xe kéo chiếc ô tô từ dưới nước lên bờ.

Thêm một cơ sở nhà sách Tiến Thọ vi phạm PCCC vẫn ngang nhiên mở cửa đón khách

Thêm một cơ sở nhà sách Tiến Thọ vi phạm PCCC vẫn ngang nhiên mở cửa đón khách

Đời sống - 13 giờ trước

GĐXH - Cơ quan chức năng quận Hoàng Mai (Hà Nội) chỉ tên hàng trăm công trình vi phạm về phòng cháy chữa cháy, trong đó có nhà sách Tiến Thọ số 695 – 697 Giải Phóng (Hoàng Mai, Hà Nội).

Độc đáo phố nghề thơm nức tiếng giữa lòng Thủ đô, ghé qua là bớt mệt mỏi, căng thẳng

Độc đáo phố nghề thơm nức tiếng giữa lòng Thủ đô, ghé qua là bớt mệt mỏi, căng thẳng

Đời sống - 15 giờ trước

GĐXH – Giữa lòng thủ đô Hà Nội có một phố nghề độc đáo luôn nức hương thơm. Thứ hương thơm này chỉ cần lướt qua phố nghề đã thấy bớt căng thẳng, mệt mỏi, có cảm giác rất dễ chịu, thư thái.

Hơn 1.600 ngôi nhà tốc mái ở miền núi phía Bắc

Hơn 1.600 ngôi nhà tốc mái ở miền núi phía Bắc

Đời sống - 17 giờ trước

Đến chiều tối 18/4, những cơn dông, lốc và mưa rào lớn đã làm hơn 1.600 ngôi nhà ở nhiều tỉnh miền núi phía Bắc bị bay mất nóc, tróc mái lợp, thủng dột, hư hại...

Dự án mở rộng một phần đường 70 ra sao sau 4 năm thi công?

Dự án mở rộng một phần đường 70 ra sao sau 4 năm thi công?

Đời sống - 1 ngày trước

GĐXH - Dự án đầu tư xây dựng một phần tuyến đường 70 (đoạn từ cầu Ngà đến hết ranh giới Làng giáo dục quốc tế) và đường quanh Làng giáo dục quốc tế thuộc địa phận quận Nam Từ Liêm, cùng một phần huyện Hoài Đức, khởi công từ 2020 nhưng đến nay vẫn ngổn ngang.

Video: Thiếu kỹ năng khi tham giao thông, hai nữ sinh đi xe đạp điện bị ô tô húc văng

Video: Thiếu kỹ năng khi tham giao thông, hai nữ sinh đi xe đạp điện bị ô tô húc văng

Đời sống - 1 ngày trước

GĐXH - Xe đạp điện do hai nữ sinh điều khiển sang đường nhưng không chú ý quan sát, bị ô tô từ phía sau lao tới húc văng.

Top