Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cẩn thận kẻo mua phải nước mắm giả

Thứ ba, 08:57 02/08/2011 | Sống khỏe

Theo các chuyên gia, đa phần người tiêu dùng Việt Nam đang thiếu thông tin về loại nước chấm được sử dụng phổ biến này. Họ đang bị nhầm lẫn giữa nước mắm và nước chấm, nghĩa là nước mắm thật và nước mắm pha chế công nghiệp.

TS Nguyễn Tử Cương (giám đốc Trung tâm Chuyển giao Công nghệ và Dịch vụ Thủy sản Việt Nam): Nước mắm thật phải được tính từ độ đạm cá
 
Hiện nay, phần lớn chúng ta đang bị lừa và bị nhầm lẫn giữa nước mắm và nước chấm nên mua phải nước mắm giả mà không biết. Theo đúng khái niệm thì nước mắm phải được thủy phân từ cá (cá đánh bắt, cho muối, phơi nắng, để không khí tiếp xúc), sử dụng men enzym Proteaza có sẵn trong ruột cá để ức chế vi khuẩn, biến đổi đạm protein mạch dài thành axit amin - đạm dễ tiêu (từ 4 - 6 tháng), trong quá trình biến đổi đó nước mắm chuyển từ màu vàng rơm đến màu cánh gián.
 
Còn các loại nước chấm có hương vị cá nhưng không sản xuất theo quy trình trên thì không thể gọi là nước mắm. Hiện nay, trên thế giới cũng như Việt Nam, nhan nhản các sản phẩm lên men con cá, lên men đạm thực vật (đậu nành), thủy phân bằng nhiều phương pháp rồi chế hương liệu, trộn dung dịch đạm vào rồi quảng cáo thành nước mắm, nhưng sự thực đây là nước chấm chứ không phải nước mắm.
 
Nhiều người bị nhầm lẫn giữa nước mắm và nước chấm, nghĩa là nước mắm thật và nước mắm pha chế công nghiệp.
 
Người tiêu dùng khi nghe quảng cáo nước mắm nguyên chất độ đạm 60%, 90% thì rất thích nhưng thực tế, nước mắm nguyên chất không thể có độ đạm cao như vậy. Để sản xuất ra nước mắm người ta phải căn cứ vào hàm lượng đạm có trong kg thịt cá. Hiện nay, 1kg cá sản xuất ra 1 lít nước mắm thường có khoảng 25 - 28 độ đạm.
 
Chẳng hạn như ở Phú Quốc, nước mắm được chế biến theo quy trình: Chọn cá cơm độ đạm cao, đổ muối cho cá chết mặn sau đó đưa vào thùng chứa lớn, để trong nhà không phơi nắng cho lên men (thủy phân) từ từ. Sau đó, để từ 16 - 24 tháng thì mới ra được sản phẩm nước mắm chứa 35% độ đạm... Vì vậy, nước mắm cao đạm, độ đạm lên đến 60%, 90% thực chất là nước chấm công nghiệp được pha chế đạm tổng hợp.
 
Để phân biệt nước mắm và nước chấm cần phải dựa vào chỉ tiêu lý hoá của sản phẩm, tức là tỷ số giữa đạm foocmôn và đạm toàn phần. Đối với nước mắm tốt, tỷ số Nitơ foocmôn trên Nitơ toàn phần  = 60% và tỷ số Nitơ amoniac trên Nitơ foocmôn = 50%. Đặc biệt, sản phẩm không được có phẩm màu và chất ngọt tổng hợp (accarin), không được dùng chất sát khuẩn. Trong khi đó nước chấm (nước mắm giả) tuy được quảng cáo có độ đạm cao, đó là đạm toàn phần, xét nghiệm nếu đạm Nitơ foocmôn/đạm tổng số dưới 60% thì chỉ được coi là nước mắm giả. 
 
Hiện nay, người dân mới chỉ quan tâm tới độ đạm chung mà chưa biết phân biệt giữa hai loại đạm này. Đạm Nittơ foocmôn hay đạm amin là đạm phân hủy từ cá, hấp thu được ngay, rất tốt cho sức khoẻ, trong khi đó đạm tổng số bao gồm: Một phần đạm amin, đạm chưa phân giải, đạm thối (mỳ chính, chất chống thối Natri Benzoat, phân đạm...) có thể chứa hàm lượng kim loại nặng, độc tố gây hại cho sức khoẻ mà ta chưa biết.
 
Bà Trương Thị Tứ (Thanh Liêm, Hà Nam): Nếm vừa miệng thì mua
 
Quả thực tôi không biết phân biệt đâu là nước mắm, đâu là nước chấm. Khi mua nước mắm tôi phải nếm xem nước mắm có dịu không, có mùi của cá không, màu vàng và sánh thì mua. Một số nước mắm được quảng cáo là cao đạm khi nếm tôi thất chát đầu lưỡi, khó ăn nên không mua. Tôi thích nhất là nước mắm cá cơm vì có mùi thơm, nước mắm cá thu vì đậm còn các loại cá khác tôi dùng không quen.
 

Theo thống kê mỗi năm cả nước tiêu thụ khoảng hơn 200 triệu lít nước mắm, 98% số hộ gia đình Việt Nam sử dụng nước mắm trong các bữa ăn. Tuy nhiên trên thực tế, chỉ có đến chưa đầy một nửa được sử dụng nước mắm thật, nghĩa là nước mắm được sản xuất theo đúng quy trình của khái niệm về nước mắm trên thế giới, còn lại hầu hết đang sử dụng những loại nước mắm được pha chế công nghiệp - nước chấm mang hương vị mắm.


Nhóm PV Y tế (thực hiện)
Bee.net.vn
thanhloan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bất ngờ 5 nhóm người được khuyến cáo không ăn nhiều gừng vì sẽ khiến bệnh trầm trọng hơn

Bất ngờ 5 nhóm người được khuyến cáo không ăn nhiều gừng vì sẽ khiến bệnh trầm trọng hơn

Bệnh thường gặp - 3 giờ trước

GĐXH - Gừng có nhiều công dụng chữa bệnh, tuy nhiên một số nhóm người không nên ăn gừng vì sẽ khiến bệnh trầm trọng hơn.

Người phụ nữ 54 tuổi đau đầu dai dẳng từ nguyên nhân hàng triệu người Việt đang mắc phải

Người phụ nữ 54 tuổi đau đầu dai dẳng từ nguyên nhân hàng triệu người Việt đang mắc phải

Sống khỏe - 6 giờ trước

GĐXH – Sau khi thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết, bệnh nhân được chẩn đoán xác định đau đầu do huyết áp.

Mua thuốc cảm cúm về uống, người đàn ông 33 tuổi gặp sự cố phải đi cấp cứu

Mua thuốc cảm cúm về uống, người đàn ông 33 tuổi gặp sự cố phải đi cấp cứu

Y tế - 6 giờ trước

GĐXH - Sau khi sơ suất uống thuốc cả vỏ, anh T thấy nuốt đau, nuốt nghẹn, buồn nôn, không ăn gì được nên được người nhà đưa đi cấp cứu.

Liên tiếp 2 người phát hiện mắc ung thư đại tràng từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Liên tiếp 2 người phát hiện mắc ung thư đại tràng từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 7 giờ trước

GĐXH - Cả 2 người bệnh phát hiện ung thư đại tràng đều có dấu hiệu trung đại tiện khó và đau, căng chướng bụng...

Đau tức ngực kèm khó thở kéo dài, bệnh nhân đi khám phát hiện u tuyến giáp thòng trung thất hiếm gặp

Đau tức ngực kèm khó thở kéo dài, bệnh nhân đi khám phát hiện u tuyến giáp thòng trung thất hiếm gặp

Y tế - 8 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân 85 tuổi ở Quảng Ninh có u bướu giáp to thòng trung thất, đè ép gây hẹp khí quản vừa được phẫu thuật thành công.

Người phụ nữ 50 tuổi mắc bệnh tiểu đường, suy thận vì món ngon nhiều người Việt yêu thích

Người phụ nữ 50 tuổi mắc bệnh tiểu đường, suy thận vì món ngon nhiều người Việt yêu thích

Bệnh thường gặp - 8 giờ trước

GĐXH - Người phụ nữ bị bệnh tiểu đường, suy thận chia sẻ, do công việc chịu nhiều áp lực nên cô thường phải dựa vào việc ăn đồ ngọt để giải tỏa căng thẳng.

Dùng vitamin D không đúng cách gây hại như thế nào?

Dùng vitamin D không đúng cách gây hại như thế nào?

Sống khỏe - 10 giờ trước

Vitamin D đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe xương, hỗ trợ chức năng miễn dịch và điều chỉnh nồng độ canxi… Tuy nhiên, việc bổ sung vitamin D không đúng cách có thể dẫn đến những rủi ro nghiêm trọng cho sức khỏe.

Người đàn ông ở Ninh Bình nhập viện gấp do bất cẩn khi uống thuốc

Người đàn ông ở Ninh Bình nhập viện gấp do bất cẩn khi uống thuốc

Y tế - 11 giờ trước

GĐXH - Qua nội soi ống tiêu hóa, các bác sĩ phát hiện 1/3 trên thực quản gần cơ thắt trên có tổn thương dị vật dạng viên thuốc còn nguyên vỏ găm hai thành thực quản.

Tập thể dục đều đặn vẫn 'béo bụng', người phụ nữ 40 tuổi bất ngờ khi biết nguyên nhân

Tập thể dục đều đặn vẫn 'béo bụng', người phụ nữ 40 tuổi bất ngờ khi biết nguyên nhân

Y tế - 11 giờ trước

GĐXH - Tại bệnh viện, các bác sĩ phát hiện chị H có đa u xơ tử cung với đủ 8 mức độ. Trong đó, khối u lớn nhất dài 25cm, nặng 1,7kg.

Người bệnh tim mạch, đái tháo đường… nên uống thuốc vào giờ nào là tốt nhất?

Người bệnh tim mạch, đái tháo đường… nên uống thuốc vào giờ nào là tốt nhất?

Sống khỏe - 14 giờ trước

Thời điểm uống thuốc phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nhịp sinh học cơ thể, thời gian tác dụng của thuốc, ảnh hưởng của thực phẩm, tương tác thuốc… Vậy những người bệnh về tim mạch, đái tháo đường… nên uống thuốc vào thời điểm nào là tốt nhất?

Top