Cẩn thận với nguy cơ hít sặc ở người cao tuổi
GiadinhNet - Thời gian qua, Bệnh viện Thống Nhất TP.HCM đã cấp cứu nhiều trường hợp bệnh nhân từ 82 đến 88 tuổi nguy kịch do hít sặc chả, sữa, trứng, cơm… vào phổi.
Hít sặc là một tình huống khẩn cấp có thể đe dọa tính mạng, khi dị vật rơi vào đường hô hấp gây tắc nghẽn. Hít sặc là sự cố không chỉ xảy ra ở trẻ nhỏ mà có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, đặc biệt nguy hiểm hơn đối với người cao tuổi.
Theo ThS.BSCK II Hoàng Ngọc Ánh - Phó trưởng khoa Hồi sức tích cực chống độc (Bệnh viện Thống Nhất) cho biết trong thời gian qua, đơn vị tiếp nhận nhiều trường hợp bệnh nhân bị hít sặc dẫn đến nguy kịch thậm chí tử vong.
Cụ thể là chỉ trong một tháng gần đây đã có 4 bệnh nhân gồm 3 cụ ông và 1 cụ bà, tuổi từ 82 đến 88.

BS.CK2. Hoàng Ngọc Ánh - Phó trưởng khoa Hồi sức tích cực chống độc của Bệnh viện Thống Nhất TP.HCM đang khám cho bệnh nhân.
Theo đó, có 3 bệnh nhân là từ nhà đưa vào viện cấp cứu và 1 bệnh nhân là từ khoa khác của bệnh viện chuyển đến, trong đó có 3 ca di chứng tai biến mạch máu não.
Các bệnh nhân đến khoa Hồi sức tích cực chống độc trong tình trạng suy hô hấp phải hỗ trợ thở máy và nội soi thấy có dịch dạ dày lợn cợn, sữa, thậm chí có cả chả và trứng... Kết quả điều trị kéo dài, tốn kém, chỉ một bệnh nhân may mắn sống sót, còn 3 trường hợp xin về.
Bác sĩ Hoàng Ngọc Ánh cũng cho biết thêm, theo thống kê ước tính khoảng 10-15% trường hợp viêm phổi cộng đồng là do hít sặc. Hít sặc gây viêm phổi là nguyên nhân tử vong chủ yếu ở những bệnh nhân khó nuốt hay những bệnh nhân nặng, biến chứng được chăm sóc tại nhà, thậm chí tại bệnh viện.
Ở người lớn tuổi, nguy cơ viêm phổi do hít sặc nhiều hơn so với những lứa tuổi khác, nhất là với người từng đột quỵ não, đột quỵ cấp, tai biến mạch máu não...
Triệu chứng của hít sặc là ho, khò khè, khó thở, tím tái đối với những trường hợp nặng. Tuy nhiên các triệu chứng do hít phải thường bị bỏ qua và điều trị sơ sài vì dễ bị lầm tưởng với các bệnh khác ở người cao tuổi. Bởi ở người lớn tuổi thì nguy cơ hít sặc nhiều hơn do rối loạn nuốt là một di chứng của đột quỵ não thường gặp: khoãng 52% sau đột qụy cấp, 30% sau 1 tuần và 10-50% sau sáu tháng
Cũng theo ThS.BSCKII Hoàng Ngọc Ánh, để hạn chế và đề phòng nguy cơ hít sặc thì điều cần làm là nhận biết rối loạn nuốt: khi ăn uống nước rơi ra ngoài, nước bọt chảy, nhiều đàm; khó khăn khi nhai cắn; ho sặc khi nuốt, khi đang nhai; thay đổi giọng nói hay tốc độ nói sau ăn; viêm phổi tái đi tái lại nhiều lần...
Bác sĩ Ánh khuyến cáo, khi chăm sóc người sau bệnh, nhất là người cao tuổi, người thân nên cho bệnh nhân ăn thức ăn mềm, tránh thức ăn xơ dính, xay nhỏ. Đến bữa ăn, cho bệnh nhân ăn khi tỉnh, ngồi (hạn chế cho người bệnh nằm ăn), cho ăn chậm, giúp hỗ trợ mở miệng bệnh nhân và nhắc nhở khi bệnh nhân ngậm thức ăn lâu; khi ăn phải ngồi hoặc nửa ngồi, sau đó đứng lên; vệ sinh răng miệng...
Việc đánh giá đầy đủ các yếu tố nguy cơ cũng như những lưu ý khi chăm sóc phòng ngừa sẽ hạn chế nguy cơ hít sặc tránh các biến chứng nguy hiểm xảy ra - bác sĩ Ánh cho hay.
Kim Vân

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm
Y tế - 12 giờ trướcBộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, cảnh báo cộng đồng

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Cả 6 người sau khi uống cùng 1 loại rượu trái cây đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói thậm chí lơ mơ…

Cứu sống du khách nước ngoài bị nhồi máu cơ tim cấp khi đang đi bộ
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng nguy kịch, huyết áp tụt, suy hô hấp nặng phải đặt ống nội khí quản, thở máy xâm nhập.

Chủ quan với đau răng, người đàn ông bị sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Sau khi tự uống thuốc giảm đau và kháng sinh tại nhà để điều trị đau răng, bệnh nhân thấy tổn thương ngày càng lan rộng. Đến khi khối áp xe chèn ép đường thở, bệnh nhân mới đến viện điều trị.

Trường Đại học Y Dược ký thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện Mắt Trung ương
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Trường ĐH Y Dược vừa ký kết thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện mắt Trung ương. Đây là sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong mối quan hệ hợp tác giữa hai đơn vị.

4 giai đoạn diễn biến của sởi cần biết để tránh bệnh trở nặng
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Dịch sởi liên tục có những diễn biến phức tạp cùng với sự gia tăng số ca bệnh trên cả nước. Bộ Y tế đã có công văn hỏa tốc, chỉ đạo khẩn tới các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và ban hành tài liệu chuyên môn hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh sởi.

Xuất hiện virus lạ gây triệu chứng ho ra máu ở Nga
Y tế - 1 ngày trướcTheo phóng viên TTXVN tại Moskva, một loại virus chưa rõ nguồn gốc đã xuất hiện ở Nga, với các triệu chứng bao gồm ho ra máu và sốt cao, trong khi xét nghiệm COVID-19 và cúm đều cho kết quả âm tính.

Bộ Y tế hoả tốc yêu cầu tăng cường phân luồng, kiểm soát lây nhiễm sởi trong cơ sở khám, chữa bệnh
Y tế - 2 ngày trướcBộ Y tế đề nghị các địa phương chuẩn bị thuốc, vật tư, thiết bị y tế để thực hiện công tác khám, chữa bệnh sởi, kiểm soát nhiễm khuẩn; Phân luồng và bố trí khu khám riêng trong khoa khám bệnh cho người nghi mắc sởi và người bệnh sởi...

Phát động chiến dịch truyền thông toàn quốc nâng cao nhận thức, phòng ngừa ung thư do HPV
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH – Chiến dịch truyền thông toàn quốc ‘Vì một Việt Nam không gánh nặng bởi HPV’ đã được Bộ Y tế phát động vào sáng ngày 29/3. HPV là một loại vi rút có thể gây ra các bệnh lý nguy hiểm bao gồm ung thư cổ tử cung, ung thư hậu môn, ung thư âm hộ, ung thư âm đạo…

Triển lãm công nghệ AI: "Vì một Việt Nam không gánh nặng bệnh tật bởi HPV"
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Sáng ngày 29/3, tại phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm - Hà Nội đã diễn ra lễ phát động chiến dịch truyền thông toàn quốc "Vì một Việt Nam không gánh nặng bởi HPV" thu hút hàng chục nghìn người tham dự.

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol
Y tếGĐXH - Cả 6 người sau khi uống cùng 1 loại rượu trái cây đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói thậm chí lơ mơ…