Hà Nội
23°C / 22-25°C

Căng thẳng "tiểu thư" đoảng vào đời

Chủ nhật, 12:35 08/05/2011 | Gia đình

Nhiều phụ huynh "ngã ngửa" khi con gái lớn mà không biết làm việc nhà, thậm chí đi học đại học, du học cũng đòi mang theo osin.

Lười việc nhà vì thiếu thời gian
 
Việc hướng dẫn và tạo thói quen cho con gái biết chăm làm việc nhà là việc nên làm, nhưng có một số gia đình có điều kiện ở các thành phố thì không nghĩ như vậy. Họ muốn con gái sống sung sướng và không phải đụng tay làm bất cứ việc gì ngay cả việc sắp xếp phòng riêng, giặt giũ quần áo cá nhân….
 
Thu Minh (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết: “Mình cũng thuộc dạng “mù tịt” việc nhà. Mình cũng muốn thử tập nấu nướng nhưng bố mẹ mình vì thương con gái học hành vất vả nên không muốn mình động tay vào việc gì hết”. Cô gái này có lịch học chính khóa, học thêm…kín mít từ sáng tới tận đêm. Bố mẹ Minh sợ con gái không đủ thời gian ngủ, giải trí nên việc nhà hoàn toàn do người giúp việc hoặc mẹ đảm nhiệm. Khi cô nàng mon men đến gần bếp cũng bị bố mẹ nhắc: “Con lên phòng nghỉ ngơi rồi chiều đi học để đấy mẹ làm cho”.
 
Lê Phương, lớp 12 trường THPT PĐP (Hà Nội) luôn là học sinh đứng đầu lớp, rất năng nổ trong các hoạt động xã hội. Phương trở thành hotgirl của trường khi vừa học giỏi lại tài năng, xinh đẹp. Nhưng “bù lại” cô nàng lại mù tịt về chuyện bếp núc.

Một số teengirl khác cũng mạnh dạn bày tỏ quan điểm: “Theo mình, con gái không biết nấu nướng cũng không sao, chỉ cần hoạt bát và biết làm việc thật tốt. Việc gia đình sau này nếu cần, có thể tìm người giúp việc..”

Nhà có con gái như không
 
Mở cửa vào phòng (công chúa) nhà mình, chị Hà (Ba Đình, Hà Nội) choáng váng với căn phòng bừa bãi quần áo bẩn lẫn sạch, cặp sách, bát ăn mì tôm nằm ngổn ngang trên bàn. Thậm chí cốc sữa mẹ pha cho cô uống từ đêm trước vẫn nằm chễm chệ trên bàn với váng màu trông rất khủng khiếp.
 
Chị than thở, con gái chị ra đường thì phấn son, nước hoa rạng rỡ không chê vào đâu được nhưng phòng riêng ở nhà chẳng khắc gì …bãi rác. Viện cớ phải học nhiều, cô bé không đụng tay chân vào bất cứ việc gì, ngay cả phòng mình cũng chẳng dọn dẹp bao giờ.
 
Không chị có chị Hà “kêu trời” vì cô công chúa đoảng và lười mà nhiều bà mẹ khác cũng “ấm ức” không kém. Chị Hạnh (Láng Hạ, Hà Nội) than thở, đa số bây giờ giới trẻ đều thế. Nhân buổi sinh nhật cô con gái cưng, chị cho phép con mời mấy bạn về ăn cơm. Chị kể, trong nhóm có tới 7 cô con gái. Tới nhà ăn cơm mà chỉ biết chui vào phòng riêng trêu đùa nhau ầm ĩ, không đứa nào hỏi một câu xem bác có cần giúp gì không. Đến bữa, chúng đợi mình dọn rồi kéo ra ăn, xong xuôi lại lượn lờ ra phố cả một chồng bát đĩa phó mặc cho chủ nhà, không có lấy một lời hỏi han. Bởi vậy, mỗi lần mắng con vì tội nhác việc nhà, con gái chị cũng “phản đòn” lại: “Bạn con đứa nào chả thế”.

Có hai con, đều học cấp 3 rồi nhưng chị Lan (Lò Đúc, Hà Nội) cứ về đến nhà là túi bụi như nhà có con mọn. Việc nhà không xuể, chị phải nhờ đến một ôsin từ quê lên. Đến khi osin xin về quê thăm nhà, chị không còn thời gian để thở khi quay cuồng trong núi công việc sau giờ làm. Hai đứa con lớn tồng ngồng nhưng hễ mẹ nhờ việc gì là tót vào nhà lấy cớ học bài để “thoát” việc nhà.

Chị tâm sự, năm sau có dự định cho một cô đi du học nhưng với tình trạng này, chị lo lắng không biết khi rời vòng tay mẹ các con sẽ sống thế nào.
 
Căng thẳng khi những “đại tiểu thư” vào đời
 
Ở nhà có mẹ và người giúp việc, vào trường có chị lao công quét dọn sạch sẽ nên không ít bạn trẻ cho rằng con gái không cần phải “xuống tay” làm những việc đó.
 
Bạn Nguyễn Thị Thu (TP HCM) chia sẻ trên báo Tuổi trẻ: “Nhỏ bạn mình trước đây gần như chẳng mó tay làm việc nhà vì đã có mẹ và người giúp việc. Hậu quả là từ khi bố bệnh, gia đình sa sút, bạn đã rơi vào khủng hoảng trầm trọng vì ngay cả việc chăm sóc bản thân còn chưa xong nói gì đến chuyện đỡ đần mẹ. Cho đến một ngày mẹ cũng đổ bệnh, những sợi bạc trên mái tóc và những nếp nhăn hằn sâu trên khóe mắt mẹ đã khiến cho bạn vô cùng hối hận".
 
Cũng rơi vào tình cảnh trên, Hằng, SV năm đầu một trường đại học ở Hà Nội đã phải kèm osin đi cùng khi thuê phòng trọ riêng. Vốn là một tiểu thư tỉnh lẻ, quá mù mờ về việc nhà khiến bố mẹ cô không thể an tâm khi để con gái lên thành phố học. Mẹ cô đã phải vận động cô giúp việc bấy lâu nay cho gia đình khăn gói lên thành phố để phục vụ riêng cho cô chủ. Bởi vậy, không chỉ ở trong căn hộ chung cư đầy đủ, Hằng vẫn giữ nguyên nếp sống ở nhà chỉ biết ăn học và đi shopping mọi việc đều đổ hết cho ôsin.
 
Theo các chuyên gia, bố mẹ nên khuyên con cái dù có bận học đến đâu đi chăng nữa thì vẫn phải có thời gian để làm việc nhà. Đây là  cơ hội để con được nghỉ ngơi thư giãn sau những giờ học căng thẳng. Bên cạnh đó, những công việc nội trợ trong gia đình cũng giúp ích được nhiều cho nữ sinh khi tham gia các hoạt động tập thể, cộng đồng và cuộc sống gia đình sau này.
 
Theo M.Châu
VietnamNet
thanhloan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Con trai tôi từng không chịu xin lỗi, nhưng rồi một phân cảnh trong Sex Education đã giúp tôi 'gỡ rối'

Con trai tôi từng không chịu xin lỗi, nhưng rồi một phân cảnh trong Sex Education đã giúp tôi 'gỡ rối'

Gia đình - 11 giờ trước

GĐXH - Sex Education dạy tôi rằng: Nếu con bạn chưa sẵn sàng nói "xin lỗi", hãy đừng lo. Hãy ở bên con đủ lâu – bằng tình yêu, sự tin tưởng và cả sự kiên nhẫn – rồi con sẽ biết lúc nào cần lên tiếng, và khi ấy, lời xin lỗi ấy sẽ thật sự có ý nghĩa.

Người Nhật dễ thành công và giàu có bởi từ nhỏ họ đã được cha mẹ dùng 5 cách cực hay để dạy về tiền bạc

Người Nhật dễ thành công và giàu có bởi từ nhỏ họ đã được cha mẹ dùng 5 cách cực hay để dạy về tiền bạc

Nuôi dạy con - 11 giờ trước

GĐXH - Hãy xem các gia đình Nhật giáo dục con cái về quản lý tài chính như thế nào.

Nhờ một chi tiết khi xem phim Sex Education, tôi ngừng 'đòi con phải vui vẻ' mọi lúc, và điều kỳ diệu đã xảy ra!

Nhờ một chi tiết khi xem phim Sex Education, tôi ngừng 'đòi con phải vui vẻ' mọi lúc, và điều kỳ diệu đã xảy ra!

Gia đình - 13 giờ trước

GĐXH - Sex Education – dù là một bộ phim nói nhiều về giới tính – nhưng lại dạy tôi điều quan trọng hơn cả: Cảm xúc, nếu không được đối diện, sẽ luôn âm thầm lớn lên thành tổn thương. Và đôi khi, bài học nuôi dạy con không nằm ở việc giúp con vượt qua nỗi buồn thật nhanh, mà nằm ở chỗ cùng con bước qua nỗi buồn ấy một cách chậm rãi và tử tế.

Một người mẹ hỏi DeepSeek: 'Tại sao càng thương con, con càng xa cách?' - AI lạnh lùng đáp: 'Vì tình thương không đi kèm sự tôn trọng'

Một người mẹ hỏi DeepSeek: 'Tại sao càng thương con, con càng xa cách?' - AI lạnh lùng đáp: 'Vì tình thương không đi kèm sự tôn trọng'

Nuôi dạy con - 13 giờ trước

Người mẹ này từng nghĩ rằng chỉ cần yêu thương, con sẽ luôn gần gũi và lắng nghe, nhưng hóa ra chị đã sai.

Tăng Thanh Hà ngày càng được yêu mến vì dạy con khéo, đưa con đến những nơi 'nhiều điều đáng để học'

Tăng Thanh Hà ngày càng được yêu mến vì dạy con khéo, đưa con đến những nơi 'nhiều điều đáng để học'

Gia đình - 14 giờ trước

GĐXH - Dù tất bật với công việc kinh doanh, Tăng Thanh Hà luôn cố gắng dành thời gian ở bên cạnh các con.

5 câu nói này khi vợ chồng cãi nhau sẽ hủy hoại cuộc đời đứa trẻ

5 câu nói này khi vợ chồng cãi nhau sẽ hủy hoại cuộc đời đứa trẻ

Nuôi dạy con - 15 giờ trước

Không phải đòn roi, mà chính lời nói đã đẩy đứa trẻ vào cơn khủng hoảng.

Sau khi thông báo chia đều tài sản, mẹ vợ giả ốm thử lòng, con rể lộ ngay bộ mặt thật khiến bà hủy di chúc

Sau khi thông báo chia đều tài sản, mẹ vợ giả ốm thử lòng, con rể lộ ngay bộ mặt thật khiến bà hủy di chúc

Gia đình - 17 giờ trước

Con rể mặt tái mét, lắp bắp không nói được gì. Tôi đứng dậy bỏ ra khỏi phòng.

Top