Cảnh báo 'chứng bệnh lạ' sau mắc Covid-19
Trong hai tháng, Bệnh viện Chợ Rẫy ghi nhận 11 người nhập viện trong tình trạng đau đầu, nghẹt mũi, sưng mặt và mắt, diễn tiến nặng, sau đó có 2 người tử vong.
2 người tử vong
Ngày 11/7, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP. HCM) thông tin, chỉ trong 2 tháng gần đây, nơi này đã tiếp nhận đến 11 bệnh nhân bị viêm hoại tử xương vùng sọ mặt rất nặng do nấm Candida, Aspergilus và vi trùng. Trong đó có 2 trường hợp đã tử vong, 6 ca xin về, 3 bệnh nhân may mắn được cứu sống.
Theo TS Trần Anh Bích, Phó Khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Chợ Rẫy, điểm chung của các bệnh nhân này là đều từng bị Covid-19, trong thời gian mắc bệnh có triệu chứng đau vùng đầu, mặt, răng miệng. Các triệu chứng tiến triển kéo dài âm ỉ, không giảm dù đã hết Covid-19 từ lâu, đi khám nhiều nơi được chẩn đoán chủ yếu là bệnh viêm xoang, áp xe hàm... nhưng điều trị, kể cả phẫu thuật vẫn không bớt. Trước đó, họ không có tiền sử mắc bệnh tai mũi họng hay răng hàm mặt.
Thành viên ê-kíp điều trị chia sẻ, cả hai bệnh nhân không cứu được đều có biểu hiện rất bình thường đến tận những ngày gần tử vong. Như trường hợp của ông B.V.P., nhập viện trong tình trạng răng hàm bất ngờ bị mủn và rớt ra, xương sọ hoại tử.
Sau khi phẫu thuật bệnh nhân khỏe hơn nhưng hình ảnh phim chụp ghi nhận tình trạng hoại tử xương bất thường. Bác sĩ đề nghị mổ tiếp, bệnh nhân cảm thấy sức khỏe không bình thường nên không đồng ý. Sau đó, bệnh nhân suy đa tạng rất nhanh, bác sĩ cố gắng cứu chữa nhưng không thành công.
Những bệnh nhân tiếp theo vào viện với triệu chứng tương tự, khiến các bác sĩ rất trăn trở bởi bệnh "bất thường, trước đây chưa từng gặp, chưa có phác đồ điều trị". Lãnh đạo BV Chợ Rẫy hội chẩn nhiều lần với nhiều chuyên khoa để tìm câu trả lời cho căn bệnh, sau đó quyết định phối hợp phẫu thuật sớm cho bệnh nhân khi tình trạng chưa diễn tiến nặng.
Tuy nhiên 6 bệnh nhân không đồng ý mổ và xin về nhà, 3 bệnh nhân đồng ý đánh cược sinh tử, bước vào cuộc mổ mà chính các bác sĩ "không chắc chắn về tỷ lệ thành công".
Theo các bác sĩ, 3 trường hợp đã phẫu thuật ghi nhận, dưới vùng xương bị hoại tử có nhiều ổ nhiễm trùng tạo mủ, nếu không phẫu thuật sẽ tử vong do nhiễm trùng, nhiễm độc, suy đa tạng. Các bác sĩ đã phẫu thuật, giải quyết gần như triệt để các ổ xương hoại tử, điều trị thuốc kháng sinh, kháng nấm…
Sau phẫu thuật, các bệnh nhân đã qua được nguy kịch, sức khỏe đang bình phục. Các xét nghiệm, phim chụp ghi nhận tình trạng viêm dừng hẳn, bệnh nhân không còn những triệu chứng trước đây và chuẩn bị xuất viện.
Các bác sĩ sẽ theo dõi tình trạng bệnh, đánh giá nguy cơ và có giải pháp tái tạo xương đã phải cắt bỏ để cải thiện chất lượng sống cho người bệnh.
Mặc dù đến thời điểm hiện nay chưa thể tiên lượng trước được chất lượng sống hoặc các biến chứng và sự bình phục ở người bệnh. Song, sau những ca bệnh đầu tiên nói trên, các bác sĩ đã có những kinh nghiệm bước đầu để có hướng xử trí cho những ca tiếp theo.

Tổn thương của bệnh nhân. Ảnh BVCC.
Bệnh lý lạ
TS Nguyễn Ngọc Khang, Phó Khoa Ngoại Thần kinh, Bệnh viện Chợ Rẫy, cho biết hơn 30 năm làm việc, đây là những trường hợp đầu tiên ông gặp có những bệnh lý lạ. Thông thường, những bệnh lý viêm xương trên xương sọ rất hiếm gặp vì vùng này được các mạch máu nuôi rất tốt, ít khi thiếu máu hoại tử.
Các bệnh nhân này khi vào viện tưởng chừng mắc những bệnh phổ biến như viêm xoang, răng hàm nhưng tiến triển rất lạ, đều ghi nhận tình trạng hủy xương.
Còn PGS. TS Trần Minh Trường, Phó chủ tịch Hội Tai mũi họng Việt Nam nhìn nhận, đây là căn bệnh chưa có tiền lệ. Các bệnh nhân trên đều là những trường hợp hiếm gặp, nặng và có thể tử vong nếu không điều trị kịp thời.
Dấu hiệu gợi ý là tình trạng đau nhiều ở người bệnh. Trong thời gian mắc Covid-19, tình trạng đau thường xuất hiện ở đầu, mặt, răng, khẩu cái, tiến triển âm ỉ kéo dài. Vùng mắt sưng to do viêm xương sọ, viêm xương sọ vùng trán, hoại tử xương hàm, răng, xương khẩu cái, răng lung lay, hoại tử nặng hốc mũi lan lên nền sọ.
PGS Trường nói: “Chúng tôi không dám khẳng định 100% bệnh nhân bị hoại tử xương hàm mặt và sọ mặt do Covid-19. Nhưng từ tháng 5/2021 đến nay, thế giới đã có 80 bài báo cáo đăng tải những vấn đề tương tự, cho thấy có mối liên hệ giữa Covid-19 và cốt tủy viêm xương. Việt Nam cũng ghi nhận những trường hợp tương tự tại Bệnh viện Chợ Rẫy; có mối liên hệ với Covid-19 vào giai đoạn bùng phát chủng Delta trên bệnh nhân có sử dụng Corticoid, đái tháo đường".
Ts. Bs Lê Quốc Hùng, Trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới chia sẻ thêm, trong các bệnh nhân sống sót có một số ca tiền căn đái tháo đường được phát hiện nhiễm nấm. Từ những ca gợi ý trên, các trường hợp có bệnh cảnh tương tự cũng được điều trị nấm tích cực. Nhờ vậy, 3 bệnh nhân tưởng khó thoát cái chết đã hồi phục một cách "thần kỳ".
Theo Ts. Bs Hùng, trước đây khi chưa có dịch bệnh, tình trạng nhiễm nấm sau khi bị đái tháo đường không nhiều. Người nhiễm Covid-19 thường bị rối loạn miễn dịch kéo dài, khiến khả năng nhiễm nấm tăng lên.
Cốt tủy viêm xương (osteomyelitis) sọ mặt là một tình trạng bệnh lý nặng, hiếm gặp, thường có nguồn gốc từ những ổ viêm nhiễm mãn tính như viêm tai xương chũm, sâu răng, viêm xoang. Đặc biệt, bệnh xảy ra trên những bệnh nhân có cơ địa đái tháo đường, suy giảm miễn dịch.
Từ thực tế trên, bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân sau khi mắc Covid-19 từ 6 đến 8 tháng nếu có nhức đầu kéo dài, viêm xoang... thì nên chụp CT-Scan sọ não để được chẩn đoán, điều trị kịp thời.

Đau bụng, ợ hơi, người phụ nữ 48 tuổi đi khám phát hiện hơn 100 polyp mọc chi chít trong dạ dày
Bệnh thường gặp - 7 giờ trướcGĐXH - Polyp dạ dày thường lành tính nhưng trong một số trường hợp có thể tiến triển thành ung thư nếu không được phát hiện sớm và theo dõi định kỳ.

Đo đường huyết tại nhà, có dấu hiệu đường huyết này cần gặp bác sĩ sớm
Bệnh thường gặp - 16 giờ trướcGĐXH - Việc theo dõi chỉ số đường huyết tại nhà mỗi ngày sẽ giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát và chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

Công thức đi bộ 5-4-5 là gì, tại sao lại giúp chúng ta sống lâu hơn?
Bệnh thường gặp - 19 giờ trướcĐi bộ là hình thức tập thể dục đơn giản nhất, nhưng bí quyết để làm cho nó hiệu quả hơn không phải là đi bộ nhiều hơn mà là đi bộ thông minh hơn…

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này
Bệnh thường gặp - 20 giờ trướcGĐXH - Sau khi được hướng dẫn lại kỹ thuật tiêm Insulin, điều chỉnh vị trí tiêm do trước đây thực hiện chưa đúng... người bệnh đã cải thiện chứng thường xuyên mệt mỏi, đường huyết thất thường...

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Căn bệnh u mỡ mà NSƯT Chí Trung mắc phải là khá phổ biến, thường không gây ra những cảm giác đau đớn và nó có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcCó phải mọi người đều có thể ăn khoai lang một cách an toàn và ngon miệng? Thực tế không hoàn toàn như vậy, dù khoai lang là thực phẩm bổ dưỡng nhưng vẫn có một số người nên hạn chế.

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Đo đường huyết ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi đường huyết > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

Dấu hiệu nhận biết và biến chứng đáng sợ của bệnh zona thần kinh
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Sau một tuần điều trị, bệnh nhân đã đỡ cảm giác đau rát, châm chích vùng mạn sườn, ko còn đau dữ dội như trước, chỉ còn đau âm ỉ.

Đi khám vì nước tiểu sậm màu, bé 9 tuổi phát hiện bị tổn thương thận do căn bệnh này gây nên
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Căn bệnh lupus ban đỏ của bé đã ảnh hưởng đến thận nên cần ăn nhạt, ít muối, hạn chế tiếp xúc ánh nắng, tốt nhất trước 8 giờ sáng và sau 5 giờ chiều...

Nga lên tiếng về loại virus chưa xác định gây ra tình trạng sốt và ho ra máu
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcRospotrebnadzor - cơ quan của Nga chịu trách nhiệm giám sát việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và sức khỏe cộng đồng - đã lên tiếng về loại virus lạ này.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặpGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng 5.6 đến 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.