Cảnh báo nguy cơ rau tự trồng nhiễm độc
Rau tự trồng tạo cho các bà nội trợ cảm giác yên tâm hơn so với rau mua ngoài chợ. Tuy nhiên, ngay chính các thứ rau tự trồng vẫn có thể bị nhiễm độc trong môi trường đô thị ô nhiễm.
Trước thực trạng rau nhiễm độc, rau phun thuốc trừ sâu, rau quả nhiễm độc từ Trung Quốc tuồn vào nước ta, nhiều người dân thành phố đã tự trồng rau theo mô hình tự cung tự cấp. Việc tự trồng rau ăn ở các thành phố lớn được xem là một cách để người dân tự bảo vệ mình khi trên thị trường ngày càng xuất hiện nhiều loại rau quả nhiễm độc. Thậm chí ngay cả các hệ thống siêu thị lớn, nguồn gốc thực phẩm cũng không được kiểm nghiệm một cách quy chuẩn và an toàn càng khiến người dân lo lắng.

Rau tự trồng vẫn có thể nhiễm độc nếu bị ô nhiễm khói bụi hoặc được tưới bằng nước có nhiễm chì.
Do đó, thay vì trồng cây cảnh, hoa tươi, nhiều chị em nội trợ chuyển sang trồng rau sạch với phương châm vừa sạch vừa tiết kiệm. Họ cũng tận dụng mọi chỗ có đất để trồng rau như ven đường, hoặc trồng trong thùng xốp kê bên vệ đường.
Chị Lê Thị Châu (Hoàng Hoa Thám, Ba Đình, Hà Nội) cho hay: “Thực ra trồng rau cũng không khó. Chính vì vậy, gia đình tôi đã tận dụng phần sân thượng để đặt các thùng xốp, tự trồng rau để ăn. Xung quanh nhà tôi, hầu như nhà nào cũng tự trồng rau ăn, vừa sạch, vừa tiết kiệm”.
Sạch mà không sạch
Việc trồng rau sạch là một giải pháp đối phó trước thực trạng rau phun hóa chất, thuốc trừ sâu tràn lan trong khi các cơ quan quản lý chưa thể đưa ra giải pháp xử lý triệt để.
Tuy nhiên, việc tự trồng rau cũng có những rủi ro nhất định do được trồng ở vệ đường bụi bặm, khói giao thông hoặc được tưới bằng nguồn nước không đảm bảo.
Theo đó, rau quả tự trồng có thể nhiễm chì từ đất, nước tưới, khói bụi trong quá trình canh tác. Bởi thế, kể cả việc bạn tự trồng rau tại nhà mà đất trồng, nguồn nước không đảm bảo, rau bạn trồng vẫn có thể bị nhiễm chì.
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm, giảng viên trường Đại học Bách khoa Hà Nội) cho biết: “Nguồn nước nhiễm bẩn, ô nhiễm có thể mang theo các chất như lưu huỳnh, chì, thủy ngân… qua rễ lên thân rau sau khi tưới. Ngoài ra, nguồn nước bẩn còn là môi trường thuận lợi để các loại trứng giun, sán phát triển và kí sinh trong rau”.
Bởi vậy, dù đã giải quyết phần nào mối nguy hại từ các loại rau quả ngậm độc trên thị trường cũng như xoa dịu phần nào nỗi lo lắng cho người dân, việc tự trồng rau cũng không thể là biện pháp lâu dài. Vẫn cần có hành động quyết liệt từ phía các cơ quan quản lý trong việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để bảo vệ sức khỏe lâu dài cho người dân, thay vì để người dân tự vật lộn tìm cách bảo vệ mình như vậy.
Theo Đời sống và Pháp luật

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường nhất định phải tránh những sai lầm này
Bệnh thường gặp - 4 phút trướcGĐXH - Một trong những sai lầm cần tránh khi đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường là không đo liên tục trên cùng một ngón tay, không tái sử dụng các loại que thử...

Loại rau giàu canxi gấp 4 lần sữa, nhiều vitamin C gấp 7 lần cam
Sống khỏe - 9 giờ trướcChùm ngây là loại rau có hàm lương canxi cao hơn sữa, các chất dinh dưỡng khác như vitamin C, sắt, kẽm đều cao hơn cam, cải bó xôi, cà rốt.

30 loại thực phẩm giúp kiểm soát chỉ số đường huyết cực tốt cho người bệnh tiểu đường
Bệnh thường gặp - 12 giờ trướcGĐXH - Nếu không kiểm soát chỉ số đường huyết tốt, người bệnh tiểu đường sẽ dễ mắc nhiều biến chứng ở các cơ quan như tim, mắt, não, thận… Vậy người bệnh tiểu đường nên ăn những loại thực phẩm nào để giảm chỉ số đường huyết?

Thiếu magiê ảnh hưởng đến phụ nữ trưởng thành như thế nào?
Sống khỏe - 16 giờ trướcMagiê là một khoáng chất thiết yếu đóng vai trò quan trọng trong nhiều chức năng của cơ thể. Magiê tham gia vào hơn 300 phản ứng sinh hóa, bao gồm chức năng cơ và thần kinh, kiểm soát lượng đường trong máu và tổng hợp protein…

Thanh niên 27 tuổi ở Hà Nội bất ngờ bị liệt nửa mặt, bác sĩ chỉ rõ 'thủ phạm'
Bệnh thường gặp - 17 giờ trướcGĐXH - Bác sĩ nhận định yếu tố "lạnh" có thể là thủ phạm khiến thanh niên bị liệt dây thần kinh số 7, nhất là trong bối cảnh thời tiết thất thường, nhiệt độ tăng giảm đột ngột, bất ngờ lạnh sâu.

Người mắc bệnh tiểu đường nên ăn và kiêng gì để ổn định đường huyết?
Bệnh thường gặp - 22 giờ trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường cần biết và nắm rõ các nguyên tắc về dinh đưỡng để tránh đường huyết tăng, giúp ngăn chặn và làm chậm các biến chứng của bệnh tiểu đường.

Khi nào cần dùng thuốc kê đơn điều trị mất ngủ?
Sống khỏe - 23 giờ trướcThuốc ngủ là loại thuốc được thiết kế để giúp người bệnh dễ ngủ hoặc duy trì giấc ngủ. Có nhiều loại thuốc dùng trong điều trị mất ngủ, vậy khi nào cần dùng thuốc kê đơn điều trị mất ngủ?

Loại gia vị được coi là 'thuốc quý', người Việt hay dùng mà chưa biết công dụng
Sống khỏe - 23 giờ trướcThảo quả, một loại gia vị quen thuộc trong gian bếp của nhiều gia đình Việt, không chỉ mang đến hương vị đặc trưng cho các món ăn mà còn ẩn chứa vô vàn lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe.

Người bệnh tiểu đường cần làm gì khi đường huyết tăng đường huyết?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Nếu có triệu chứng tăng đường huyết nhẹ, người bệnh vẫn tỉnh táo ăn uống được thì cần thực hiện xử trí tăng đường huyết tại nhà hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ.

9 loại thực phẩm cản trở giảm cân
Sống khỏe - 1 ngày trướcChế độ ăn uống đóng vai trò trong việc kiểm soát cân nặng. Tìm hiểu một số loại thực phẩm không chỉ khiến bạn khó giảm cân mà còn dễ gây tăng cân khi tiêu thụ không hợp lý.

Người đàn ông ở Hà Nội phát hiện nhồi máu não từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặpGĐXH - Đi khám vì có dấu hiệu đau đầu âm ỉ, bệnh nhân được chẩn đoán xác định một loạt bệnh lý nguy hiểm gồm nhồi máu não cấp vùng chẩm trái, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid máu.