Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cảnh giác "combo du lịch giá rẻ" tràn lan trên chợ mạng: 3 chiêu lừa phổ biến ai cũng cần biết và 3 bước để vạch mặt công ty "dỏm"

Chủ nhật, 08:05 12/06/2022 | Bảo vệ người tiêu dùng

Tin tưởng vào các "combo du lịch giá rẻ" được chào bán tràn lan trên MXH, nhiều người bức xúc vì bị lừa.

Tháng 5 đến tháng 8 hàng năm là thời điểm thị trường du lịch sôi động hơn bao giờ hết. Đặc biệt sau hơn 2 năm đình trệ vì dịch, đây là thời điểm mà ngành du lịch phục hồi. Đối với nhóm du lịch, lữ hành, đây là lĩnh vực hưởng lợi trực tiếp nhờ số lượt khách hồi phục mạnh sau 2 năm chịu tác động từ đại dịch.

Do nhu cầu của người dân tăng cao, các doanh nghiệp lữ hành hưởng lợi rất lớn. Tuy nhiên cũng chính do nhu cầu tăng cao đó mà nhiều tổ chức, cá nhân đã lợi dụng để lừa đảo. Thông qua các gói "combo du lịch giá rẻ", nhiều tổ chức, cá nhân đã lừa đảo của khách hàng với số tiền lớn trong khi chất lượng dịch vụ không như quảng cáo hoặc thậm chí cuỗm đặt cọc rồi... lặn mất.

Nhan nhản mời gọi "combo du lịch giá rẻ" khi vừa bước vào mùa cao điểm: Cảnh báo 3 chiêu lừa phổ biến và 3 bước để nhận biết công ty ma.

Tràn lan mời gọi combo du lịch giá rẻ trên MXH

Hiện nay, trên các mạng xã hội, không khó để tìm thấy những cộng đồng bán voucher, combo du lịch giá rẻ. Để thu hút người mua, các cá nhân, đơn vị này tung ra các gói khuyến mại như sử dụng bể bơi, miễn phí bữa ăn sáng, hỗ trợ xe đưa đón tận sân bay... cùng với đó là mức giá rẻ đến khó tin.

Sau đó, các đối tượng sẽ yêu cầu khách hàng chuyển tiền và "đột biến".

Cảnh giác "combo du lịch giá rẻ" tràn lan trên chợ mạng: 3 chiêu lừa phổ biến ai cũng cần biết và 3 bước để vạch mặt công ty "dỏm" - Ảnh 1.

Cảnh giác "combo du lịch giá rẻ" tràn lan trên chợ mạng: 3 chiêu lừa phổ biến ai cũng cần biết và 3 bước để vạch mặt công ty "dỏm" - Ảnh 2.

Cảnh giác "combo du lịch giá rẻ" tràn lan trên chợ mạng: 3 chiêu lừa phổ biến ai cũng cần biết và 3 bước để vạch mặt công ty "dỏm" - Ảnh 3.

Rất nhiều bài đăng trên các diễn đàn du lịch về tình trạng bị lừa cọc, hoặc "treo đầu dê bán thịt chó" về các combo du lịch giá rẻ.


Cảnh giác "combo du lịch giá rẻ" tràn lan trên chợ mạng: 3 chiêu lừa phổ biến ai cũng cần biết và 3 bước để vạch mặt công ty "dỏm" - Ảnh 4.

Rất nhiều combo du lịch giá ưu đãi bán trên mạng

Đó là hình thức lừa đảo chủ yếu mà các cá nhân, tổ chức này sử dụng. Những đối tượng này đánh vào tâm lý chung của khách hàng là rẻ, lại chọn đúng thời điểm nhiều người đang muốn “đổi gió” và các điểm đến hấp dẫn, nên nhiều công ty, phòng bán vé du lịch đã tung “chiêu” từ đó thực hiện các thủ đoạn lừa đảo.

Còn nhớ cách đây 2 năm, vụ việc chủ phòng vé máy bay tại Ngõ Núi Trúc, quận Ba Đình, Hà Nội bỗng nhiên “bốc hơi” sau khi bán hàng chục tỷ tiền combo du lịch giá rẻ đã khiến dư luận không khỏi xôn xao.

Cũng với thủ đoạn quảng cáo combo du lịch giá rẻ, phòng vé này thu hút được rất nhiều cộng tác viên bán hàng và khách hàng. Để tạo niềm tin, ban đầu, phòng vé đã thực hiện một số combo giá mềm. Sau đó, họ bán ra những combo du lịch Hà Nội - Nha Trang giá rẻ không tưởng mà đến ngày khởi hành, khách vẫn không có code vé máy bay, mã phòng khách sạn. Lúc đấy, mọi người mới ngã ngửa vì chủ phòng vé đã ôm tiền bỏ trốn. Và số tiền mà chủ phòng vé này đã thu của khách hàng vào khoảng 10 tỷ đồng.

Cảnh giác "combo du lịch giá rẻ" tràn lan trên chợ mạng: 3 chiêu lừa phổ biến ai cũng cần biết và 3 bước để vạch mặt công ty "dỏm" - Ảnh 5.

Vụ việc chủ phòng vé ở Núi Trúc ôm tiền khách bỏ trốn sau khi lừa bán combo du lịch giá rẻ khiến dư luận xôn xao.

Hiện nay, việc thực hiện các giao dịch hầu như đều thông qua MXH, người bán dễ dàng "chốt đơn" chỉ sau vài tin nhắn, người cần tìm combo đăng bài và chỉ vài phút sau, rất nhiều người bán sẽ tự động nhắn tin quảng cáo, tư vấn tới họ. Chính vì vậy, người mua dễ bị những đối tượng xấu lợi dụng lừa đảo. Chúng không cần đăng tin rao bán mà chỉ cần có khách hỏi mua sẽ tự động nhắn tin mời chào. Do đó, việc kiểm soát những thành phần này cũng rất khó cho người quản lý.

Vậy cách thức dụ dỗ khách đặt combo/khách sạn giá rẻ của các cá nhân, đơn vị lừa đảo này là gì?

3 chiêu trò lừa đảo combo du lịch giá rẻ

Hiện nay, các chiêu trò lừa đảo để bán combo du lịch/khách sạn của các công ty “ma”, “không uy tín”, “làm ăn chộp giật” đang ngày càng tinh vi hơn. Trong đó 3 kiểu lừa đảo thông dụng nhất.

1. Đầu tiên, các công ty kiểu này cũng sẽ tổ chức tour cho các đoàn khách với giá rất rẻ, tạo được hiệu ứng và đánh giá tốt trên fanpage Facebook, qua đó tạo dựng hình ảnh một công ty uy tín trên MXH. Sau đó nhận tour và những khách hàng về sau lĩnh đủ vì bị ôm tiền.

2. May mắn hơn nhóm đối tượng ở trên, một số khách hàng mua các combo tour giá “siêu rẻ”, “không lợi nhuận” với những lời mời chào quảng bá hấp dẫn vẫn được đi tour. Nhưng thực tế đi về đã khiến khách hàng thất vọng vì khách sạn tệ, ăn uống không đủ no, tốn thêm tiền mua vé tham quan…

Cảnh giác "combo du lịch giá rẻ" tràn lan trên chợ mạng: 3 chiêu lừa phổ biến ai cũng cần biết và 3 bước để vạch mặt công ty "dỏm" - Ảnh 6.

Hiện nay, khách hàng đều lựa chọn các gói được công ty du lịch lữ hành phát hành vì tính tiện lợi. Ảnh minh hoạ.

3. Đối với khách sạn, thì nhiều đối tượng lừa đảo rất tinh vi, lập các tài khoản giả danh khách hàng để tự đánh giá chất lượng 4 sao, 5 sao cho khách sạn của mình trên các website đặt phòng online, hoặc đưa ra những bình luận hết lời khen ngợi về chất lượng phòng. Kèm theo đó là những lời quảng cáo “siêu rẻ, siêu hấp dẫn”, “giá rẻ bất ngờ”, “siêu ưu đãi”… đã đánh lừa sự tỉnh táo, cảnh giác của du khách một cách thành công.

Câu hỏi đặt ra ngay tại lúc này cho khách hàng là làm cách nào để xác định được đơn vị đặt combo du lịch/khách sạn giá tốt nhưng kèm theo đó là dịch vụ chất lượng.

Nhận biết "công ty lừa" như thế nào?

Trước khi đi đến quyết định đặt combo du lịch/khách sạn tại bất kỳ đơn vị nào, khách hàng nhất định phải thực hiện các biện pháp dưới đây, để đảm bảo tiền, niềm tin và cả niềm vui của mình cùng gia đình/bạn bè được đặt đúng chỗ.

1. Kiểm tra thông tin đăng ký kinh doanh

Điều đầu tiên cũng là kiên quyết hàng đầu để tránh rủi ro đó là phải kiểm tra giấy phép đăng ký kinh doanh của đơn vị mà khách hàng định đặt tour/khách sạn.

Khi đó, bạn sẽ biết cụ thể về thời gian thành lập doanh nghiệp, cũng như các ngành nghề mà công ty đó thực hiện, để biết được công ty đó có chuyên về dịch vụ mà bạn đang định sử dụng không.

Cảnh giác "combo du lịch giá rẻ" tràn lan trên chợ mạng: 3 chiêu lừa phổ biến ai cũng cần biết và 3 bước để vạch mặt công ty "dỏm" - Ảnh 7.

Hành khách có thể kiểm tra thông tin đơn vị lữ hành. Ảnh minh hoạ.

Hướng dẫn kiểm tra:

Đầu tiên, bạn phải hỏi để lấy thông tin kiểm tra, bao gồm: Tên công ty, tỉnh, thành phố, mã số doanh nghiệp, ngày thành lập; Kiểm tra tính chính xác về thông tin được cung cấp.

Khách hàng có thể truy cập vào Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp tại địa chỉ: https://dangkykinhdoanh.gov.vn/.

Sau đó, khách hàng nhập mã số thuế/mã số doanh nghiệp hoặc tên doanh nghiệp vào ô tìm kiếm ở góc trái trên cùng rồi click vào nút tìm kiếm. Và xem kết quả hiện ra. Bạn click vào để xem thông tin chi tiết.

Cách nhận biết công ty du lịch không uy tín, khả năng rủi ro cao qua việc kiểm tra thông tin đăng ký kinh doanh:

Nếu khách hàng xin thông tin để tra cứu thì công ty du lịch sẽ làm lơ nói qua vấn đề khác, sẽ nói không quan trọng,… rất nhiều lý do. Trường hợp này khách hàng nên cân nhắc và suy nghĩ kỹ lại trước khi đặt tour/khách sạn vì tính rủi ro đảm bảo không cao. Khả năng cao nhất sẽ gặp phải công ty du lịch lừa đảo, vừa mất tiền lại vừa mất thời gian.

2. Kiểm tra các kênh MXH của công ty

Một fanpage được thành lập lâu đời, cộng thêm có lượng review trải đều từ thời kỳ mới thành lập sẽ có tính uy tín cao hơn.

3. Đến trực tiếp trụ sở/văn phòng của công ty

Đến tận trụ sở công ty, đại lý không chỉ giúp khách hàng có thể được tư vấn và cung cấp thêm nhiều thông tin, mà còn có cái nhìn chính xác nhất về cơ sở vật chất, đội ngũ nhân viên của công ty. Nếu một công ty, đại lý không uy tín sẽ có địa chỉ không rõ ràng.

Làm sao để tránh lừa đảo?

Nếu có dấu hiệu bất thường, người mua cần sớm trình báo với cơ quan công an để được hỗ trợ bảo vệ quyền lợi hợp pháp. Về phía các cơ quan quản lý nhà nước, thông qua công tác nắm tình hình cũng cần kiểm tra, xác minh tổ chức, cá nhân cung cấp combo du lịch giá rẻ bất thường để phát hiện, kịp thời ngăn chặn hành vi lừa đảo.

Cảnh giác "combo du lịch giá rẻ" tràn lan trên chợ mạng: 3 chiêu lừa phổ biến ai cũng cần biết và 3 bước để vạch mặt công ty "dỏm" - Ảnh 8.

Bây giờ đang là cao điểm du lịch, nhu cầu nghỉ ngơi, vui chơi giải trí của người dân là chính đáng, tuy nhiên cần tỉnh táo để lựa chọn công ty du lịch lữ hành đảm bảo uy tín cũng như chất lượng, tránh bị lừa đảo.

Nhiều năm trở lại đây, combo du lịch đã trở thành sản phẩm kinh doanh chủ đạo của nhiều đơn vị lữ hành vì tính hiệu quả cao. Cùng với đó đây đang là cao điểm mùa du lịch chính vì vậy nhu cầu lại càng cao. Song combo du lịch cũng giống như nhiều mặt hàng, sản phẩm, có loại tốt, có loại không tốt. Vì vậy, người tiêu dùng cần phải thông minh và tỉnh táo trước khi lựa chọn.

Từ tháng 5-8 đang là cao điểm mùa du lịch, lúc này vé máy bay và phòng khách sạn đã đắt trở lại do du lịch đã vào mùa, nhất là bay giờ đẹp và hay dịp cuối tuần. So với các thời điểm khác, giá thường rất cao chứ không phải rẻ như trước. Do đó, người dân nên tìm hiểu kỹ trước khi quyết định mua combo du lịch giá rẻ, bởi nếu không may mua đúng loại kém chất lượng, khiến du khách mất thời gian và "mua bực vào người", thậm chí bị lừa cuỗm đặt cọc rồi... lặn mất.

Theo Trí thức trẻ

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Vụ Công ty C.P. Việt Nam bị 'tố' dùng lợn bệnh: Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường 'truy' trách nhiệm công tác kiểm soát giết mổ

Vụ Công ty C.P. Việt Nam bị 'tố' dùng lợn bệnh: Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường 'truy' trách nhiệm công tác kiểm soát giết mổ

Bảo vệ người tiêu dùng - 19 giờ trước

GĐXH - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho rằng, cơ quan quản lý nhà nước về chăn nuôi và thú y có quyền xử phạt, có quyền thu hồi giấy phép cơ sở giết mổ vi phạm, chứ không chờ đến khi có sự vào cuộc của Bộ Công an.

Thu hồi Giấy tiếp nhận đăng ký viên uống Nano IQ Mama Care dành cho mẹ bầu và hàng loạt sản phẩm chăm sóc sức khỏe

Thu hồi Giấy tiếp nhận đăng ký viên uống Nano IQ Mama Care dành cho mẹ bầu và hàng loạt sản phẩm chăm sóc sức khỏe

Bảo vệ người tiêu dùng - 1 ngày trước

GĐXH - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa ban hành hàng loạt quyết định thu hồi hiệu lực Giấy tiếp nhận đăng ký sản phẩm của một số thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

Những khoản tiền chuyển vào tài khoản cá nhân bắt buộc phải chịu thuế, người dân cần đặc biệt lưu ý

Những khoản tiền chuyển vào tài khoản cá nhân bắt buộc phải chịu thuế, người dân cần đặc biệt lưu ý

Bảo vệ người tiêu dùng - 1 ngày trước

GĐXH - Cơ quan thuế xác định nghĩa vụ nộp thuế dựa trên bản chất của giao dịch, tức là khoản tiền đó có phải là thu nhập chịu thuế hay không, chứ không đơn thuần dựa trên số tiền ra vào tài khoản.

Thông tin mới nhất vụ Công ty C.P. Việt Nam bị 'tố' dùng lợn bệnh

Thông tin mới nhất vụ Công ty C.P. Việt Nam bị 'tố' dùng lợn bệnh

Bảo vệ người tiêu dùng - 2 ngày trước

GĐXH - Công an tỉnh Sóc Trăng vừa ban hành Thông báo kết luận Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam không có dấu hiệu vi phạm quy định an toàn thực phẩm; không khởi tố vụ án hình sự Vi phạm an toàn thực phẩm.

Người dùng có bị mất tiền trong tài khoản không khi thẻ từ ATM ngừng giao dịch từ 1/7?

Người dùng có bị mất tiền trong tài khoản không khi thẻ từ ATM ngừng giao dịch từ 1/7?

Bảo vệ người tiêu dùng - 2 ngày trước

GĐXH - Người dùng đang sở hữu thẻ từ ATM cần thực hiện ngay biện pháp này để giao dịch không bị gián đoạn.

Đình chỉ lưu hành, thu hồi trên toàn quốc kem massage nhập khẩu Hàn Quốc

Đình chỉ lưu hành, thu hồi trên toàn quốc kem massage nhập khẩu Hàn Quốc

Bảo vệ người tiêu dùng - 2 ngày trước

GĐXH - Kem Désembre Derma Science High Frequency được quảng cáo là sản phẩm massage tần sóng cao, giúp phân giải mỡ, giải tỏa cơ căng cứng, thúc đẩy tuần hoàn máu… tuy nhiên, sản phẩm thuộc diện buộc thu hồi trên phạm vi toàn quốc.

Từ 1/7, điểm mới về cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O), người làm xuất nhập khẩu cần 'nằm lòng'

Từ 1/7, điểm mới về cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O), người làm xuất nhập khẩu cần 'nằm lòng'

Bảo vệ người tiêu dùng - 2 ngày trước

GĐXH - Thông tư số 40/2025/TT-BCT quy định chi tiết về việc cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) và chấp thuận bằng văn bản cho thương nhân tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, Bộ Công thương ban hành chính thức có hiệu lực từ ngày 01/7/2025.

Ngân hàng BIDV, VietinBank, Agribank, Vietcombank thông báo khẩn sẽ ngừng giao dịch với khách hàng nếu chưa thực hiện đúng những quy định này từ hôm nay

Ngân hàng BIDV, VietinBank, Agribank, Vietcombank thông báo khẩn sẽ ngừng giao dịch với khách hàng nếu chưa thực hiện đúng những quy định này từ hôm nay

Bảo vệ người tiêu dùng - 3 ngày trước

GĐXH - Từ hôm nay (1/7/2025), nhiều ngân hàng tại Việt Nam áp dụng chính sách mới nhằm nâng cao bảo mật, chuẩn hóa hệ thống và tối ưu chi phí vận hành.

5 giao dịch cá nhân phải nộp thuế và 9 giao dịch không bị 'đánh thuế' qua tài khoản ngân hàng

5 giao dịch cá nhân phải nộp thuế và 9 giao dịch không bị 'đánh thuế' qua tài khoản ngân hàng

Bảo vệ người tiêu dùng - 3 ngày trước

GĐXH - Cơ quan thuế xác định nghĩa vụ nộp thuế dựa trên bản chất của giao dịch, không chỉ dựa vào số tiền ra/vào tài khoản.

Dầu sản xuất thức ăn chăn nuôi bị tuồn vào bếp ăn gia đình: Bộ Công Thương nói gì?

Dầu sản xuất thức ăn chăn nuôi bị tuồn vào bếp ăn gia đình: Bộ Công Thương nói gì?

Bảo vệ người tiêu dùng - 1 tuần trước

GĐXH - Theo đại diện Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) cho biết, Bộ Công Thương chưa cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với Công ty TNHH sản xuất và xuất nhập khẩu Nhật Minh Food - đơn vị có hành vi sản xuất dầu ăn từ dầu sản xuất thức ăn chăn nuôi.

Top