Hà Nội
23°C / 22-25°C

Ùn tắc giao thông ở Hà Nội là do ‘thả rông’ phương tiện cá nhân?

Thứ năm, 20:42 05/12/2024 | Xã hội

Giám đốc Sở GTVT Hà Nội cho rằng vấn đề cốt lõi xử lý ùn tắc giao thông ở Hà Nội là quản lý phương tiện cá nhân. Tuy nhiên, lâu nay Thủ đô lại đang “thả rông” nhóm phương tiện này.

Tại hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội diễn ra ngày 4/12, thảo luận tại tổ, ông Nguyễn Phi Thường, Giám đốc Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội cho biết, vấn đề cốt lõi để xử lý ùn tắc giao thông hiện nay ở Thủ đô là quản lý phương tiện cá nhân.

Theo ông Thường, trước đây, thành phố xử lý vấn đề này còn "mon men", theo cách "nhìn dư luận" nhưng đã đến lúc phải đối diện với vấn đề này.

“Mỗi năm thành phố tăng hàng trăm nghìn phương tiện giao thông, chúng ta cứ "thả rông" như thế này thì không thể nào xử lý được ùn tắc giao thông. Phải có chế tài cao hơn để giải quyết vấn đề này", ông Thường nói.

Mới đây, Hà Nội cũng lấy ý kiến dự thảo Nghị quyết quy định tiêu chí, điều kiện, trình tự, thủ tục xác định vùng phát thải thấp trên địa bàn nhằm cụ thể hóa Luật Thủ đô năm 2024.

Theo đó, Hà Nội dự kiến hạn chế phương tiện ở khu vực mật độ dân cư cao, không khí ô nhiễm, có điều kiện hạ tầng để áp dụng tiêu chuẩn cao hơn về phát thải giao thông.

Ùn tắc giao thông ở Hà Nội là do ‘thả rông’ phương tiện cá nhân? - Ảnh 1.

Trao đổi với VietNamNet về sự gia tăng phương tiện cá nhân và ùn tắc giao thông ở Hà Nội, chuyên gia giao thông, TS. Phan Lê Bình (Trưởng đại diện văn phòng tư vấn OCG Nhật Bản tại Việt Nam) cho rằng mỗi nước có cách quản lý phương tiện cá nhân khác nhau.

Những năm 2010 - 2013, chính quyền TP Yangon (Myanmar) cấm không cho xe máy đi vào trung tâm thành phố dù phương tiện giao thông công cộng ở đây còn khá hạn chế. Dù đã có xe buýt nhưng chất lượng dịch vụ kém, xe cũ nát, tần suất phục vụ không cố định theo giờ. Vậy là, thay vì xe máy, ô tô ở thành phố này gia tăng nhanh chóng, gây ùn tắc trên nhiều tuyến phố.

Ngược lại, ở Trung Quốc, bên cạnh việc áp dụng một số biện pháp hành chính mạnh ở một số đô thị lớn, không cho phép xe máy lưu hành, nhưng quốc gia này đã triển khai xây dựng rất nhiều mạng lưới giao thông công cộng đô thị. Cách thức này đã đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, từ đó hạn chế phương tiện giao thông cá nhân.

Tương tự ở Nhật Bản, Đài Loan, họ dành cho người dân quyền lựa chọn nhiều hơn. Ví dụ như ở Nhật Bản, việc sử dụng phương tiện giao thông cá nhân khá phiền toái và tốn kém. Nếu dùng xe máy, ô tô đi làm, muốn tìm được chỗ đỗ cố định, lâu dài thì mức chi phí gửi xe cao hơn nhiều so với đi tàu điện. Vì thế, người dân đất nước này đã lựa chọn sử dụng phương tiện giao thông công cộng nhiều hơn.

Cấm phương tiện cá nhân có giúp giảm ùn tắc?

TS. Phan Lê Bình cho rằng, ùn tắc giao thông ở Hà Nội xuất phát từ nhu cầu giao thông rất lớn và khả năng đáp ứng của hệ thống giao thông. Khả năng đáp ứng ở đây gồm mạng lưới đường bộ và mạng lưới đường sắt.

“Hiện nay đường sắt đô thị còn rất thiếu, duy nhất tuyến Cát Linh - Hà Đông hoàn chỉnh, tuyến Nhổn - ga Hà Nội mới chỉ đưa vào khai thác đoạn Nhổn - Cầu Giấy. Trong khi đó, năng lực đáp ứng của hệ thống giao thông công cộng so với nhu cầu đi lại của người dân còn thiếu”, TS. Phan Lê Bình phân tích.

Theo thống kê, hàng năm ngoài gia tăng dân số một cách tự nhiên còn hàng trăm nghìn người nhập cư vào Hà Nội, trong khi mạng lưới đường không thể mở rộng mãi.

Chính vì thế, một chuyên gia giao thông dự báo việc ùn tắc giao thông ở Hà Nội ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn trong bối cảnh chúng ta chưa xây dựng được nhiều hệ thống đường sắt đô thị.

“Ngoài ra, còn một nguyên nhân nữa đó là quá trình ô tô hóa nhanh. Khi ô tô ra đường thì mức độ ảnh hưởng đến tắc đường cao hơn xe máy rất nhiều”, vị chuyên gia này bày tỏ.

TS. Phan Lê Bình cho rằng Hà Nội muốn quản lý phương tiện cá nhân nhằm giảm ùn tắc giao thông thì buộc phải đẩy nhanh phát triển hệ thống giao thông công cộng, trong đó chủ yếu là đường sắt trên cao.

“Song song với việc làm đường sắt đô thị, thành phố nên dành làn đường riêng cho xe buýt, đặc biệt là trong giờ cao điểm. Dù người dân vẫn hay phản đối việc dành làn đường riêng cho xe buýt nhưng nếu chúng ta không có phần đường riêng cho giao thông công cộng thì mức độ phụ thuộc vào xe cá nhân sẽ ngày càng cao. Như vậy mức độ ùn tắc sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn mà không thể giải quyết được”, TS. Phan Lê Bình nhấn mạnh.

TS. Phan Lê Bình nhận định, sẽ không ổn nếu chống ùn tắc bằng cách cấm hay hạn chế phương tiện cá nhân. Bởi vì không ai thích ùn tắc, chỉ là người dân cần phải đi lại cho nên họ buộc phải hòa mình vào dòng người đang kẹt cứng. ''Đâu có ai thích thú lao vào đám ùn tắc để rồi đứng chôn chân hàng giờ hít khói bụi?'', ông Bình nói.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bước chân thép giữa nắng lửa của nữ đặc nhiệm trước lễ diễu binh 2/9

Bước chân thép giữa nắng lửa của nữ đặc nhiệm trước lễ diễu binh 2/9

Đời sống - 1 giờ trước

Giữa thời tiết hơn 40 độ C, nữ chiến sĩ cảnh sát đặc nhiệm vẫn miệt mài rèn luyện từng bước chân, từng động tác vung tay chuẩn xác, sẵn sàng cho lễ diễu binh 2/9.

Lịch đăng ký nguyện vọng tuyển sinh đại học năm 2025

Lịch đăng ký nguyện vọng tuyển sinh đại học năm 2025

Giáo dục - 2 giờ trước

Theo hướng dẫn tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2025 của Bộ GD-ĐT, thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển từ ngày 16/7.

Chậm sang tên sổ đỏ 2025, người dân có thể bị phạt rất nặng

Chậm sang tên sổ đỏ 2025, người dân có thể bị phạt rất nặng

Đời sống - 6 giờ trước

GĐXH - Theo quy định mới của Luật Đất đai, hành vi chậm sang tên sổ đỏ người dân có thể bị phạt rất nặng. Dưới đây là các mức phạt cụ thể, bạn đọc có thể tham khảo.

Công an Đồng Tháp thông tin vụ hai anh em ruột bị sát hại

Công an Đồng Tháp thông tin vụ hai anh em ruột bị sát hại

Pháp luật - 6 giờ trước

Sau khi nhận tin báo vụ án mạng hai anh em bị đâm chết ở xã Bình Thành, 2 Phó Giám đốc Công an tỉnh Đồng Tháp đã trực tiếp đến hiện trường chỉ đạo điều tra.

Hà Nội: Cô gái trẻ tử vong thương tâm sau va chạm với xe khách trên đường Trần Phú

Hà Nội: Cô gái trẻ tử vong thương tâm sau va chạm với xe khách trên đường Trần Phú

Đời sống - 6 giờ trước

GĐXH - Chiếc xe máy trong lúc di chuyển trên đường Trần Phú (TP Hà Nội) đã bất ngờ mất lái khiến người điều khiển ngã xuống đường, bị xe khách chạy cùng chiều cán trúng.

Tin sáng 13/7: Hàng chục triệu học sinh, sinh viên được hỗ trợ tối thiểu 50% mức đóng BHYT; Hà Nội cấm xe máy chạy xăng dầu trong Vành đai 1 từ tháng 7/2026

Tin sáng 13/7: Hàng chục triệu học sinh, sinh viên được hỗ trợ tối thiểu 50% mức đóng BHYT; Hà Nội cấm xe máy chạy xăng dầu trong Vành đai 1 từ tháng 7/2026

Đời sống - 6 giờ trước

GĐXH - Chính phủ vừa ban hành Nghị định 188/2025 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế. Theo đó, từ ngày 1/7/2025, ngân sách nhà nước hỗ trợ tối thiểu 50% mức đóng BHYT đối với học sinh, sinh viên.

Miền Bắc sắp đón nắng nóng diện rộng

Miền Bắc sắp đón nắng nóng diện rộng

Thời sự - 6 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, từ hôm nay mưa dông ở miền Bắc giảm. Từ ngày 15/7, khu vực này lại xảy ra đợt nắng nóng diện rộng.

Loạt trường Y Dược cộng điểm xét tuyển cho thí sinh có chứng chỉ SAT, IELTS

Loạt trường Y Dược cộng điểm xét tuyển cho thí sinh có chứng chỉ SAT, IELTS

Giáo dục - 6 giờ trước

Nhiều trường đại học khối ngành Y Dược thông báo cộng điểm xét tuyển cho thí sinh có chứng chỉ SAT, IELTS.

Xe tải chở 14 tấn heo bị dịch tả châu Phi đi tiêu thụ

Xe tải chở 14 tấn heo bị dịch tả châu Phi đi tiêu thụ

Đời sống - 15 giờ trước

Trên đường vận chuyển 14 tấn heo bị dịch tả châu Phi từ Sơn La về Hà Nội tiêu thụ, xe tải bị lực lực lượng chức năng phát hiện.

Bắt kẻ cưỡng đoạt sợi dây chuyền của bé gái trên đường đi học về

Bắt kẻ cưỡng đoạt sợi dây chuyền của bé gái trên đường đi học về

Pháp luật - 15 giờ trước

Công an xã Giao Thủy, tỉnh Ninh Bình đã tạm giữ hình sự Vũ Văn Phưởng (SN 1988, trú tại tổ dân phố Hùng Khang, xã Giao Thủy) để điều tra về hành vi cưỡng đoạt dây chuyền của bé gái trên đường đi học về.

Top