Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cầu phao lòng dân

Thứ sáu, 10:00 05/04/2013 | Xã hội

GiadinhNet - Tích cóp cả đời được 300 triệu đồng nhưng ông Lê Tất Dũng (SN 1965, thôn Phú Lộc, xã Đại An, huyện Đại Lộc, Quảng Nam) không dùng số tiền đó làm lại ngôi nhà vốn đang rách nát của mình, mà làm cầu phao cho dân qua lại đôi bờ sông Vu Gia.

Cầu phao lòng dân  1

Ông Dũng bên cầu phao của mình. Ảnh: T.g

 
Sống trong khốn khó

Sau khi biết tin ông Dũng bỏ tiền làm cầu thay vì làm nhà, nhà hàng Tuấn Mập (quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh) đã ra ủng hộ cho ông 40 triệu đồng, Ban ATGT (Sở GTVT Quảng Nam) ủng hộ 15 triệu đồng và 20 phao cứu sinh đặt trên lan can hai bên cầu và một số người ủng hộ vài trăm ngàn đồng. Ông Dũng cho biết, số tiền này ông tiếp tục mua sắm vật liệu bổ sung làm cầu cho chắc chắn và làm đường bê-tông. Đặc biệt, ông sẽ xây dựng một cái bia ghi tên những cá nhân, tổ chức ủng hộ tiền, vật chất ở đầu cầu để cho người dân được biết.

Về thôn Phú Lộc, xã Đại An hỏi “lão nông” làm cầu cho dân đi Lê Tất Dũng ai ai cũng biết. Người ta không những quý mến ông ở việc làm cầu mà còn cảm phục tấm lòng nhân hậu của ông.

Sống trong ngôi nhà mái lợp tôn cũ kỹ, như một lán trại tạm bợ, nhưng “lão nông” Dũng vẫn cảm thấy vui và thoải mái. Ông quan niệm cuộc sống rất giản dị, không cần phải xa hoa, phú quý. Tài sản trong nhà có giá trị nhất là cái giường và cái tivi cũ rích, còn lại là bộ đồ nghề sửa xe máy và những chiếc xe máy đang nằm chờ sửa ngổn ngang, một cái bàn nhỏ để tiếp khách, ăn uống, làm việc lắp ghép tạm bợ, xiêu vẹo…

Là con thứ ba trong một gia đình thuần nông có tám anh em, “lão nông” Dũng tự ý thức cho mình một con đường mưu sinh để tự lo cho bản thân. Sau mấy năm khăn gói xuống Đà Nẵng miệt mài đèn sách, ông Dũng vào làm giáo viên dạy nghề sửa chữa ô tô, động cơ nổ ở Trung tâm dạy nghề phía Bắc Quảng Nam, rồi ra Đà Nẵng làm việc tại một doanh nghiệp sửa chữa ô tô.

Tuy nhiên, cuộc sống nơi “phồn hoa phố thị” không hợp với ông, rồi vợ chồng chia tay nhau, ông Dũng bỏ về làng mở tiệm nhỏ sửa chữa ô tô, xe máy. Từ khi về lại làng, cứ mỗi lần nhìn thấy người dân qua lại sông Vu Gia trên cây cầu tre ọp ẹp, có thể gãy bất cứ lúc nào là ông Dũng lại trăn trở làm sao có cây cầu chắc chắn cho dân đi. “Cứ nghĩ đến những cảnh tượng lỡ người dân và các em học sinh qua sông có bị làm sao, đặc biệt là về mùa mưa lũ là tôi lại áy náy, trăn trở. Mặc dù gia cảnh mình chẳng giàu có chi, nhưng bao năm tháng bôn ba, dành dụm cũng được ít tiền tôi quyết làm cầu cho bằng được”, ông Dũng cho biết.

“Cầu phao ông Dũng”

Ít ai biết rằng, trước khi làm cầu phao, ông Dũng đã mời thợ đến đo đạc đất đai để chuẩn bị xây ngôi nhà mới. Nhưng sau đó, thay vì bản thiết kế vẽ xây nhà, ông Dũng lại vẽ thiết kế làm cầu phao. Nhiều người mới nghe qua cho là ông “chắc có vấn đề”. Tuy nhiên, đến khi hình dáng cây cầu hiện lên trên bản thiết kế thì họ mới vỡ lẽ ra nhiều điều.

Sau khi bản thiết kế cầu do mình vẽ ra được người dân và thôn, xã đồng tình ủng hộ và cấp có thẩm quyền phê duyệt, ông Dũng gác lại công việc sửa xe thường ngày để xuống thành phố Đà Nẵng tìm mua thùng phuy, tập kết vật liệu làm cầu phao. Để làm cầu phao dài 78m, mặt cầu lát ván gỗ rộng 2m, tải trọng 750kg, ông Dũng dùng 146 cái thùng phuy, 4m3 gỗ ván lát mặt cầu, hơn 1,8 tấn sắt làm sườn cầu, gia cố các thùng phuy và hệ thống tay vịn dọc 2 bên cầu.

Ngoài ra có 300m dây cáp được kéo lên néo vào 2 trụ bê tông 20m3 ở 2 bên bờ để giữ cầu ổn định và không bị trôi. Đặc biệt, nhịp cầu ở giữa, ông Dũng lắp đặt hệ thống cáp và 1 cái tời để quay tách nhịp này ra khi có ghe thuyền lưu thông qua lại. Chưa hết, ông Dũng còn đổ bê-tông đường xuống hai bên cầu để về mùa mưa lũ người dân đi không bị trơn trượt.

Hơn hai tháng vật lộn với “công trình”, ngày 21/1/2013, “cầu phao của ông Dũng” có giá trị gần 300 triệu đồng chính thức nối nhịp đôi bờ dòng sông Vu Gia, đoạn chảy qua hai xã Đại An và Đại Cường trong niềm vui của đông đảo người dân và các em học sinh. Em Hồ Duy Hải (nhà ở thôn 10, xã Đại Cường) mấy năm qua phải qua sông Vu Gia học tại Trường Tiểu học Nguyễn Công Sáu (xã Đại An) hồ hởi nói: “Trước đây em đi học phải bấu víu cây cầu tre, khi trời mưa nước sông cao cầu tre bị trôi em phải qua sông bằng ghe nhỏ, rất nguy hiểm. Bây giờ có cây cầu phao ông Dũng rồi, chúng em không còn phải lo sợ cảnh đến trường phải qua sông”.

Hàng trăm người dân đôi bờ sông Vu Gia thì vui như ngày hội. Ông Huỳnh Hóa (50 tuổi, nông dân ở thôn 8, xã Đại An) hồ hởi nói: “Thấy ông Dũng làm được cầu phao chúng tôi mừng lắm. Từ nay trở đi, khi đi làm đồng khỏi sợ té ngã nữa. Đặc biệt việc chuyên chở nông sản thuận lợi, an toàn và dễ dàng hơn. Bà con chúng tôi ai cũng vui lắm”.

Khi chúng tôi hỏi ông Dũng là có thu phí khi dân qua cầu không, ông cười và trả lời: “Tôi quyết tâm làm cho bà con có cái cầu đi lại thuận lợi, an toàn thôi, chứ chưa nghĩ đến chuyện lấy tiền của người dân để bù lại số tiền đã làm cầu. Dân làng tôi còn nghèo lắm, họ vất vả mưu sinh nhưng cũng không dư giả, lấy chi mà thu. Nếu làm mà nghĩ đến thu tiền thì tôi đã không làm”.
Đức Hoàng
thanhhuongthuctap
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Truy tìm gã đàn ông nhận gần 2 tỉ đồng của nhiều người rồi bỏ trốn

Truy tìm gã đàn ông nhận gần 2 tỉ đồng của nhiều người rồi bỏ trốn

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Nguyễn Tuấn Ninh bị tố giác có hành vi nhận tiền của nhiều người để làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng không thực hiện. Sau đó, Ninh bỏ trốn và chiếm đoạt số tiền 1,75 tỉ đồng,

Hà Nội: Xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt được phát hiện trên phố Tây Sơn

Hà Nội: Xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt được phát hiện trên phố Tây Sơn

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Khoảng 150 bộ hài cốt được phát hiện trong quá trình thi công, cải tạo hệ thống thoát nước ở ngõ 167 phố Tây Sơn là của những người dân và đã có từ khoảng 50-70 năm về trước.

Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội

Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội

Thời sự - 3 giờ trước

Nhiều bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo đường và hệ thống thoát nước ngõ 167 Tây Sơn (quận Đống Đa, Hà Nội) được di dời trong đêm.

Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

Giáo dục - 4 giờ trước

Thêm địa điểm, tăng thời gian tổ chức... là những điểm mới tại kì thi đánh giá độc lập do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức năm 2025.

Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc

Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc

Pháp luật - 4 giờ trước

GĐXH - Hơn 30 người gồm lực lượng của xã cùng sự hỗ trợ của lực lượng chức năng huyện đang tìm kiếm ông P. tại khu vực bờ sông nhưng đến sáng 22/11 vẫn chưa có kết quả.

Tiếp tay cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, nữ idol livestream lãnh 2 năm 6 tháng tù

Tiếp tay cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, nữ idol livestream lãnh 2 năm 6 tháng tù

Pháp luật - 6 giờ trước

Thông qua việc là idol trên mạng xã hội Douyin, Nguyễn Thùy Dương quen Zheng Ren Gui rồi tiếp tay cho người này phạm pháp.

Công an bắt quả tang nhóm khách cùng nữ tiếp viên quán karaoke bay lắc

Công an bắt quả tang nhóm khách cùng nữ tiếp viên quán karaoke bay lắc

Pháp luật - 6 giờ trước

Vào quán karaoke để hát nhưng chưa đủ độ "phê" nên các đối tượng mua ma túy về bay lắc cùng các nữ tiếp viên của quán.

Sinh viên trộm xe ôtô của nữ giảng viên trong ngày 20-11

Sinh viên trộm xe ôtô của nữ giảng viên trong ngày 20-11

Pháp luật - 6 giờ trước

Ngày 20-11, để ôtô trong khuôn viên trường đại học, một cô giáo bị sinh viên lấy trộm xe

Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?

Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?

Đời sống - 7 giờ trước

GĐXH - Theo dự thảo Thông tư về tiêu chuẩn sức khỏe và việc khám sức khỏe cho người lái xe đang được Bộ Y tế xây dựng, từ ngày 1/1/2025 sẽ có nhiều điểm mới.

Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận

Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận

Giáo dục - 7 giờ trước

Hội đồng Giáo sư Nhà nước vừa chính thức công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 cho 614 nhà giáo.

Top