Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cây cỏ dại mọc khắp nơi nhưng ít người biết là thuốc khỏe gan, chữa đau nhức xương khớp

Thứ tư, 19:49 12/03/2025 | Sống khỏe

GĐXH - Cà gai leo vốn đã rất quen thuộc với người Việt Nam, từ lâu đã trở thành dược liệu sử dụng trong bài thuốc dân gian, giúp hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh đặc biệt rất tốt cho gan. Cùng tìm hiểu về công dụng và cách sử dụng cây cà gai leo thông qua bài viết dưới đây.

Cà gai leo

Cây cà gai leo, còn gọi là cà gai dây hoặc cây cà bò. Cây thuộc loài cây leo nhỡ, chia nhiều cành, có chiều dài trung bình từ 60 - 100 cm. Lá cây cà gai leo có màu xanh, mọc so le, hình trứng hoặc thuôn dài, dưới gốc lá hình lưỡi rìu hay hơi tròn, mặt dưới lá hình sao có nhiều lông mềm, màu trắng nhưng không bị nhám, mặt trên của lá có gai. Cây cà gai leo ra hoa từ tháng 4 đến tháng 9 và kết quả vào tháng 9 đến tháng 12.

Cà gai leo là cây thuốc nam có vị the nhẹ, tính ẩm có công dụng giải độc gan. Hiện nay trong y học hiện đại, nhiều nghiên cứu đã chứng minh cà gai leo chứa các hoạt chất giúp bảo vệ và tăng cường chức năng gan rất tốt.

Cách phân loại cà gai leo

Dựa vào màu sắc của hoa cà gai leo mà người ta chia làm hai loại đó là cà gai leo hoa trắng và cà gai leo hoa tím. Trong đó, cà gai leo hoa trắng với dây nhỏ hơn được sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp dược phẩm để chế biến thuốc, trong khi loại hoa tím với dây lớn thì được ít sử dụng hơn chủ yếu được người dân trồng để làm hàng rào.

Dựa theo vùng miền người ta chia cà gai leo làm hai loại là cà gai leo miền Trung có thân cây cằn cỗi, màu nâu đất rất cứng cáp, cà gai leo miền Bắc và miền Nam thường có màu xanh, bụ bẫm, dễ trồng và dễ săn sóc.

Dựa theo đặc điểm tính chất có thể phân thành cà gai leo khô và cà gai leo tươi.

Các thành phần trong cây cà gai leo

Cà gai leo có chứa một số thành phất chất hóa học quan trọng như: Flavonoid, saponin, sterol, acid amin, alkaloid... Đồng thời, phần lá và rễ cà có nhiều dược tính hỗ trợ cho sức khỏe như: Solamnia A, Solamnia B, glycoalkaloid, cholesterol, 3beta hydroxy 5 alpha pregnan 16 on, dihydro lanosterol... Vì vậy, cà gai leo có rất nhiều công dụng trong chữa bệnh.

Cây cỏ dại mọc khắp nơi nhưng ít người biết là thuốc khỏe gan, ức chế sự phát triển ung thư- Ảnh 1.

Cà gai leo có tác dụng gì?

Cà gai leo là loài cây được xem là cây thuốc nam có vị hơi the, tính ấm, có tác dụng giải độc gan tốt nhất hiện nay. Cà gai leo là một vị thuốc nam quý được y học cổ truyền ghi nhận về tác dụng ổn định tế bào gan, tăng cường chức năng của gan.

Y học hiện đại đã nghiên cứu, chứng minh cà gai leo có những hoạt chất quý cho gan. Đặc biệt vị thuốc này có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm gan B rất hiệu quả. Cà gai leo là một trong số ít những vị thuốc nam có tác dụng tốt cho bệnh nhân mắc viêm gan B (cây được đặc biệt chú ý bởi hiệu quả của nó trong hỗ trợ điều trị viêm gan B do trong cây có chứa các hoạt chất kháng virus viêm gan B rất mạnh. Ngày nay, các nhà khoa học đã phát hiện ra chỉ từ sau 6 đến 8 tháng sử dụng nước sắc cây cà gai leo liên tục là bệnh có thể chuyển về âm tính).

Ngoài ra, thành phần hóa học chính của cây cà gai leo ở rễ có alcaloid, tinh bột, flavonoid, ở dây có alcaloid. Cây được dùng trị phong thấp, sâu răng, đau nhức các đầu gân xương, cảm cúm, ho, ho gà, dị ứng. Còn dùng trị rắn độc cắn, giải độc rượu, bia, chống say tàu xe...

Dưới đây là các tác dụng của cây cà gai leo:

Làm chậm sự tiến triển xơ gan, hỗ trợ điều trị viêm gan virus

Nhờ hoạt chất glycoalcaloid, cà gai leo giúp làm chậm sự tiến triển của xơ gan và giảm mức độ xơ gan giai đoạn sớm. Điều này đã được khẳng định qua hai công trình nghiên cứu khoa học 1978 - 2000 của Viện dược liệu Trung ương là "Nghiên cứu tác dụng ức chế quá trình xơ của cà gai leo trên mô hình gây xơ gan thực nghiệm" và "Nghiên cứu tác dụng trên collagenase của cà gai leo".

Cũng nhờ có hoạt chất glycoalcaloid, cà gai leo có công dụng hỗ trợ điều trị viêm gan virus, đặc biệt là viêm gan B. Theo thử nghiệm lâm sàng trên bệnh nhân viêm gan B, sau khi sử dụng cà gai leo 2 tháng các triệu chứng bệnh như: chán ăn, vàng da, mệt mỏi và men gan được cải thiện đáng kể. Đặc biệt sau 3 tháng sử dụng, nồng độ virus trong máu của bệnh nhân giảm xuống rõ rệt.

Chống oxy hoá, ức chế sự phát triển ung thư

Dịch chiết toàn phần từ cây cà gai leo có tác dụng chống oxy hóa và giảm tổn thương do oxy hóa gây ra ở gan. Trong nghiên cứu của TS. Nguyễn Thị Bích Thu cùng cộng sự về cà gai leo đã công bố dịch chiết toàn phần từ cây cà gai leo và Glycoalcaloid đều có tác dụng chống oxy hóa tương ứng là 47,5% và 38,1%.

Dịch chiết cà gai leo cũng đã được chứng minh có tác dụng ức chế được một số tế bào ung thư do virus như tế bào ung thư gan (Hep 3B, PLC/PRF), ung thư cổ tử cung… và ức chế gen gây ung thư do virus.

Giải độc, hạ men gan

Do chứa những hoạt chất có tác dụng tăng cường chức năng gan, cà gai leo có khả năng hạn chế huỷ hoại tế bào gan và hạ men gan. Điều này được thể hiện rõ rệt trong việc bảo vệ gan khi nhiễm độc trinitrotoluen giúp hạn chế việc tăng trọng lượng gan và giảm bớt các biểu hiện tổn thương gan.

Chữa đau nhức xương khớp

Theo Đông y, cà gai leo có vị hơi the, tính ấm nên có tác dụng điều trị đau nhức xương khớp hiệu quả nhờ chứa các hoạt chất thuộc nhóm alcaloid nên có độc tính nhẹ.

Đối với bệnh nhân mắc chứng thoái hóa xương khớp, cây cà gai vừa giúp cải thiện triệu chứng, vừa bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm hàn. Điều này đóng vai trò rất quan trọng bởi phong hàn rất dễ đi kèm với thoái hoá khớp, khiến tình trạng bệnh luôn trong tình trạng tái phát liên tục.

Phòng ngừa hen suyễn

Nghiên cứu cho thấy, các hoạt chất trong loại thảo dược này có khả năng làm ổn định tế bào mast – tế bào sản xuất các chất trung gian gây co thắt đường thở. Do đó, cà gai leo được sử dụng phổ biến trong phòng ngừa và điều trị ho, hen suyễn, dị ứng.

Hỗ trợ điều trị cảm cúm

Dựa vào các hoạt chất chính flavonoid và alkaloid và khả năng kháng khuẩn hiệu quả, cà dây leo giúp điều trị cảm cúm, chống viêm, tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Chữa dị ứng

Các chiết xuất của cây cà gai leo giúp ức chế sự phân hủy tế bào mast, bảo vệ miễn dịch chống lại vi khuẩn và ký sinh trùng. Đồng thời điều chỉnh giải phóng các interleukin đáp ứng với các tình trạng viêm nhiễm và miễn dịch.

Vì vậy, loại thảo dược này mang lại hiệu quả cao như một loại thuốc kiểm soát dị ứng và các viêm nhiễm khác.

Cây cỏ dại mọc khắp nơi nhưng ít người biết là thuốc khỏe gan, ức chế sự phát triển ung thư- Ảnh 2.

Cà gai leo thường được sử dụng phổ biến ở 2 dạng khô và tươi.

Cách sử dụng trà gai leo

Cà gai leo thường được sử dụng phổ biến ở 2 dạng khô và tươi. Tùy vào từng tình trạng bệnh, thầy thuốc sẽ chỉ định cách nấu khác nhau. So với loại tươi, cà dây leo dạng khô có thời gian bảo quản lâu hơn nên có thể an tâm sử dụng mà không sợ biến chất

Liều lượng thích hợp của cà gai leo phụ thuộc vào các yếu tố như tuổi tác, sức khỏe của người dùng và một số điều kiện khác. Khi dùng sản phẩm cần tham khảo ý kiến của dược sĩ, bác sĩ hoặc lương y trước khi sử dụng.

Đối với người bình thường, liều lượng thích hợp từ 20 - 30g/ngày giúp bổ sung dinh dưỡng và bảo vệ chức năng gan.

Đối với người bệnh sử dụng cà gai leo để hỗ trợ điều trị thì liều lượng thích hợp là 100g/ngày. Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng kết hợp đồng thời nhiều thuốc khác nhau để tăng hiệu quả điều trị nhưng phải thông qua hướng dẫn của bác sĩ.

Có nên uống cà gai leo hàng ngày

Uống nước cà gai leo là rất tốt nhưng thói quen này sẽ trở nên vô ích nếu bạn sử dụng sai cách. Có thể tham khảo cách uống dưới đây:

Bước 1: Đối với cà gai leo tươi, rửa sạch, phơi khô rồi bảo quản ở nơi thoáng mát để dùng dần.

Bước 2: Chuẩn bị 50 - 60g dược liệu khô, đem rửa sạch, cho vào ấm trà. Tiếp theo, đổ nước sôi khoảng 90 độ C vào, sao cho ngập phần dược liệu.

Bước 3: Đổ phần nước đi, để lại phần bã trà. Sau đó, đổ thêm 200ml nước sôi vào, hãm trong khoảng 10 phút. Sau đó đổ thêm 1 lít nước lọc là có thể sử dụng trong ngày.

Những ai không nên uống cà gai leo

Cà gai leo có hương vị thơm ngon, ngọt nhẹ, cùng với nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, loại dược liệu thiên nhiên này cũng có thể gây ra tác dụng không tốt với một số người. Dưới đây là nhóm người nên thận trọng khi uống nước cà gai leo:

Trẻ em dưới 5 tuổi;

Phụ nữ đang mang thai, đặc biệt là thai dưới 3 tháng tuổi;

Người mắc các bệnh mãn tính như: Huyết áp thấp, bệnh tim mạch,...;

Người thận yếu hoặc mắc các bệnh về thận;

Người đang điều trị bệnh theo phác đồ của bác sĩ.

Người mắc bệnh mạn tính như cao huyết áp, tim mạch... Nếu muốn sử dụng người bệnh phải thăm hỏi ý kiến bác sĩ điều trị và ngưng sử dụng ngay khi cơ thể xuất hiện những dấu hiệu lạ hay tình trạng bệnh chuyển biến xấu hơn.

Cà gai leo – dược liệu hàng đầu góp phần khắc chế viêm gan virus, xơ ganCà gai leo – dược liệu hàng đầu góp phần khắc chế viêm gan virus, xơ gan

Cà gai leo là một trong những thảo dược có khả giảm nguy cơ xơ gan, phục hồi tổn thương tế bào gan…. Để mang lại hiệu quả điều trị cao nhất, việc chuẩn hóa Cà gai leo đạt là hướng đi đúng đắn, nhằm mang lại nguồn nguyên liệu sạch, an toàn, hiệu quả bền vững cho người bệnh.

L.Vũ (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Mỹ đánh giá đây là "loại hạt lành mạnh nhất thế giới", Việt Nam có nhiều mà ít ăn

Mỹ đánh giá đây là "loại hạt lành mạnh nhất thế giới", Việt Nam có nhiều mà ít ăn

Bệnh thường gặp - 17 phút trước

Loại hạt này chứa nhiều chất béo không bão hòa đơn lành mạnh, protein và canxi, được đánh giá cao nhất trong bảng xếp hạng những thực phẩm tốt nhất thế giới.

Bất ngờ loại hạt tốt cho đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ

Bất ngờ loại hạt tốt cho đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 12 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường có thể bổ sung hạt thông để tăng lượng dầu và protein thực vật, giúp cải thiện triệu chứng bệnh mà không sợ bị tăng cân.

Người phụ nữ 34 tuổi bị biến dạng ngực nghiêm trọng, hoại tử sâu sau điều trị ung thư vú

Người phụ nữ 34 tuổi bị biến dạng ngực nghiêm trọng, hoại tử sâu sau điều trị ung thư vú

Y tế - 13 giờ trước

GĐXH - Chỉ trong thời gian ngắn, khối u của bệnh nhân từ một vùng gồ nhẹ tại vết mổ cũ đã phát triển thành tổn thương lớn gây biến dạng hoàn toàn vùng ngực, hoại tử sâu, chảy máu ồ ạt.

Điều bất ngờ với người phụ nữ 2 lần cấp cứu nhồi máu cơ tim nhưng không có tiền

Điều bất ngờ với người phụ nữ 2 lần cấp cứu nhồi máu cơ tim nhưng không có tiền

Bệnh thường gặp - 15 giờ trước

Người phụ nữ vào cấp cứu với tình trạng nhồi máu cơ tim rất nặng nhưng dứt khoát bỏ về vì không có tiền. Hơn 10 giờ sau mới chịu quay lại viện khi đã suy hô hấp, suy tim.

Giữ thai thành công cho sản phụ bị vỡ ối từ tuần 21, một chân bé sa ra ngoài

Giữ thai thành công cho sản phụ bị vỡ ối từ tuần 21, một chân bé sa ra ngoài

Y tế - 20 giờ trước

GĐXH - Sản phụ được đưa vào viện trong tình trạng cổ tử cung đã mở rộng, màng ối tổn thương dẫn đến rò rỉ nước ối, một chân bé đã sa ra ngoài, nguy cơ sảy thai cao.

Mê ăn một loại rau, người phụ nữ mắc bệnh tưởng nhầm ung thư gan

Mê ăn một loại rau, người phụ nữ mắc bệnh tưởng nhầm ung thư gan

Bệnh thường gặp - 22 giờ trước

Người phụ nữ trước bị chẩn đoán u gan nghi ngờ ung thư nhưng khi làm xét nghiệm tại Bệnh viện Đặng Văn Ngữ, bác sĩ phát hiện bệnh nhân nhiễm 1 loài ký sinh trùng.

Bác sĩ nhắc: Người già thà ngủ đến trưa còn hơn dậy sớm làm 3 việc này

Bác sĩ nhắc: Người già thà ngủ đến trưa còn hơn dậy sớm làm 3 việc này

Sống khỏe - 1 ngày trước

Nếu dậy sớm thực sự có thể giúp mọi người khỏe mạnh hơn, tại sao nhiều người già lại gặp nhiều vấn đề sức khỏe hơn khi dậy sớm?

Người đàn ông 51 tuổi bất ngờ phát hiện viêm tụy cấp từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Người đàn ông 51 tuổi bất ngờ phát hiện viêm tụy cấp từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Đau bụng âm ỉ vùng thượng vị kéo dài một tuần lễ nhưng chỉ đến khi cơn đau tăng nặng, nôn nhiều lần, người đàn ông này đến khám mới phát hiện viêm tụy cấp

Hai anh em ruột nhập viện cấp cứu nghi ngờ do uống thuốc nam

Hai anh em ruột nhập viện cấp cứu nghi ngờ do uống thuốc nam

Y tế - 1 ngày trước

Anh Đ.Đ.C, sinh năm 1973, tạm trú tại xã Phú Lạc (Đại Từ) và anh trai là Đ.A.D, sinh năm 1968, sau khi uống thuốc nam của 1 thầy lang đã phải nhập viện cấp cứu tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên.

Bé trai 34 tháng tuổi nuốt phải đinh vít trong lúc chơi đùa

Bé trai 34 tháng tuổi nuốt phải đinh vít trong lúc chơi đùa

Y tế - 1 ngày trước

Trong lúc chơi đùa, bé trai 34 tháng tuổi không may nuốt phải chiếc đinh vít. Sau khi được các bác sĩ nội soi gắp dị vật, sức khoẻ cháu bé đã ổn định.

Top