Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chăm sóc bàn chân đái tháo đường đúng cách

Thứ ba, 14:00 16/11/2021 | Sống khỏe

Cứ 30 giây sẽ có một ca cắt cụt chi do đái tháo đường và phần lớn những trường hợp này có tổn thương ban đầu là loét chân. Khoảng 15-25% bệnh nhân đái tháo đường sẽ xuất hiện loét bàn chân, hơn 70% bệnh nhân loét bàn chân sẽ bị tái phát trong 5 năm.

Bệnh nhân đái tháo đường khi bị tổn thương loét bàn chân có nguy cơ cắt cụt chi cao gấp 10 – 15 lần so với người không bị đái tháo đường.

Kiểm soát và chăm sóc có thể ngăn ngừa tới 80% các ca cắt cụt chi do đái tháo đường.

Chăm sóc bàn chân đái tháo đường đúng cách  - Ảnh 1.

Tê bì, nóng rát, mất cảm giác là những biểu hiện đầu tiên của biến chứng bàn chân ở bệnh nhân đái tháo đường 

- Dấu hiệu ban đầu: tê bì ở chân, đau, nóng rát, cảm giác châm chích, kim đâm, kiến bò xuất hiện ở gan bàn chân.

- Càng ngày, tình trạng này càng nặng và tăng về đêm gây mất ngủ. Những cơn đau có thể kéo dài hoặc xuất hiện từng đợt. Đau làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống bệnh nhân, bác sĩ có thể kê một số thuốc giảm đau trong trường hợp này như: pregabalin, gabapentin, duloxetine…

- Khi dây thần kinh ở chân bị tổn thương nặng, bệnh nhân bị rối loạn cảm giác hoặc mất cảm giác hoàn toàn ở khu vực này, nên khi dẫm phải những vật sắc nhọn sẽ không có cảm giác. Vết thương ở bàn chân không lành, càng ngày càng nặng lên dẫn đến hoại tử, phải cắt cụt chân.

CHĂM SÓC BÀN CHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

Chăm sóc bàn chân thế nào cho đúng?

1. Kiểm tra bàn chân hàng ngày: tìm kiếm các vết chai, vết nứt, vết thâm, các cục u, sẩn, bóng nước... có thể dùng gương để hỗ trợ hoặc nhờ người thân giúp đỡ.

Kiểm tra bàn chân thường xuyên giúp phát hiện các dấu hiệu nguy hiểm hay bất thường. Nên so sánh 2 chân với nhau, khi bàn chân thay đổi hình dạng và có dấu hiệu bị nhiễm trùng thì cần đi khám ngay.

2. Rửa chân hàng ngày:

Rửa bàn chân mỗi ngày bằng nước ấm sau đó lau khô nhẹ nhàng bằng khăn mềm. Không nên ngâm chân trong nước quá lâu.

Với trường hợp da khô, có thể dùng kem giữ ẩm (nhưng cần tránh thoa vào vùng giữa các ngón chân).

Chăm sóc bàn chân đái tháo đường đúng cách  - Ảnh 2.

3. Không đi chân trần: Nên mang dép, tất khi đi trong nhà để tránh bị dẫm vào những vật sắc sọn. Kiểm tra để đảm bảo rằng không có cát hoặc sỏi trong dép và tất trước khi mang.

4. Mang giày, tất phù hợp với bàn chân:

Lựa chọn loại giày phù hợp, thời điểm lựa chọn giày tốt nhất là vào buổi chiều (vì lúc đó bàn chân lớn nhất). Lựa chọn các loại giày rộng và sâu ở mũi, có đệm gót chân chắc chắn, lót trong nhẵn.

Luôn đi tất kèm với giày. Nên chọn tất bằng len hoặc cotton. Tất cao đến đầu gối không được khuyên dùng.

5. Cắt móng chân đúng cách: không để móng quá dài, nên cắt móng sau khi tắm rửa. Cắt móng chân theo đường ngang. Tránh cắt móng sâu vào phía trong và dùng giũa để giũa những góc sắc nhọn và những cạnh thô ráp.

6. Đừng tự loại bỏ những vết chai sần trên chân: Các phương pháp như cắt hoặc sử dụng thuốc bôi có thể gây bỏng rát chân, nên hỏi ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn.

7. Khám chân định kỳ: Với những bệnh nhân chưa xuất hiện biến chứng có thể thăm khám mỗi năm. Những bệnh nhân đã xuất hiện biến chứng thần kinh hoặc bệnh động mạch ngoại biên cần thăm khám sau mỗi 3-6 tháng.

8. Giữ cho mạch máu được lưu thông: Khi ngồi, không bắt chéo chân. Ngoài ra, việc lắc lư, cử động ngón chân vài phút từ vài lần trong ngày cũng giúp tăng cường lưu lượng máu đến các ngón chân.

9. Vận động lành mạnh, vừa sức: bằng các hoạt động như đi bộ, đạp xe hoặc bơi lội…

Chăm sóc bàn chân đái tháo đường đúng cách  - Ảnh 3.

Để phòng ngừa biến chứng bàn chân do đái tháo đường, bệnh nhân cần biết cách thường xuyên tự kiểm tra và chăm sóc bàn chân. Đồng thời luôn tuân thủ phác đồ điều trị, có chế độ sinh hoạt lành mạnh, kiểm soát đường huyết chặt chẽ và khám bệnh đều đặn để tầm soát các biến chứng một cách thường xuyên và toàn diện.

Chăm sóc bàn chân đái tháo đường đúng cách  - Ảnh 4.

Ảnh: ADCREW

Truyền thông kiến thức chăm sóc sức khỏe về các bệnh đái tháo đường nằm trong chương trình Chăm Sóc Sức Khỏe Việt.

Chăm Sóc Sức Khỏe Việt là dự án nằm trong chương trình phòng chống các bệnh không lây nhiễm, do Cục Y Tế Dự Phòng - Bộ Y Tế và công ty Davipharm (https://davipharm.info/vi/) phối hợp thực hiện, nhằm góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng về dự phòng, phát hiện sớm nguy cơ mắc một số BKLN phổ biến cũng như chẩn đoán sớm và kiểm soát tốt BKLN. Phòng, chống BKLN hiệu quả sẽ hạn chế số người mắc bệnh, ngăn chặn tàn tật, tử vong sớm và giảm quá tải y tế, cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống cho người Việt Nam đặc biệt trong đại dịch toàn cầu Covid-19. Đây là mục tiêu đầy tính nhân văn của chương trình. Kết nối với chương trình qua Fanpage để có những thông tin hữu ích.

Phòng, chống BKLN hiệu quả sẽ hạn chế số người mắc bệnh, ngăn chặn tàn tật, tử vong sớm và giảm quá tải y tế, cải thiện sức khỏe cho người Việt Nam đặc biệt trong đại dịch toàn cầu Covid-19. Đây là mục tiêu đầy tính nhân văn của chương trình Chăm Sóc Sức Khỏe Việt, thông qua chương trình, Davipharm (https://davipharm.info/vi/) trở thành công ty trong nước tiên phong với cam kết đồng hành dài hạn cùng Cục Y Tế Dự Phòng, Bộ Y tế, chung tay giảm gánh nặng các BKLN và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân Việt Nam. Bạn có thể truy cập vào Fanpage CHĂM SÓC SỨC KHỎE VIỆT (https://www.facebook.com/ChamSocSucKhoeVietBKLN) để có những thông tin hữu ích và hỗ trợ từ chuyên gia. Chúng tôi luôn ở đây để hỗ trợ bạn.

Bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị.

PV

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bé sơ sinh nguy kịch vì mắc virus thường lây qua nụ hôn

Bé sơ sinh nguy kịch vì mắc virus thường lây qua nụ hôn

Mẹ và bé - 5 giờ trước

GĐXH - Đường lây của virus này qua giọt bắn, tiếp xúc trực tiếp như ăn uống, nói chuyện, hôn trẻ, hoặc sờ nắm vào các bề mặt RSV trú ngụ.

Điều hối tiếc nhất của nhiều người trước khi qua đời

Điều hối tiếc nhất của nhiều người trước khi qua đời

Bệnh thường gặp - 7 giờ trước

Nhiều người thường hối tiếc vì không sống như mình mong muốn, không dành nhiều thời gian cho gia đình. Họ cũng lo lắng khi bỏ lại người thân.

Hà Nội: Thuốc điều trị đau mắt đỏ không khan hiếm nhưng giá bán có dấu hiệu đắt đỏ

Hà Nội: Thuốc điều trị đau mắt đỏ không khan hiếm nhưng giá bán có dấu hiệu đắt đỏ

Y tế - 7 giờ trước

GĐXH - Trong khi trước đây, thuốc điều trị đau mắt đỏ có giá dao động từ 20.000 – 45.000 đồng/sản phẩm, tuy nhiên, khi số ca đau mắt đỏ tăng dần, mặt hàng thuốc dành riêng cho mắt cũng có dấu hiệu tăng.

Bật đèn kiểm tra gas rò rỉ trong khách sạn, người đàn ông bị nổ tử vong

Bật đèn kiểm tra gas rò rỉ trong khách sạn, người đàn ông bị nổ tử vong

Y tế - 8 giờ trước

Sau tai nạn nổ khí gas trong khách sạn, dù đã được các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy dùng mọi cách điều trị, kích tim để cứu sống một lần nhưng cuối cùng, bệnh nhân vẫn không qua khỏi.

7 nhóm thực phẩm mẹ bầu nên ăn để sinh con khoẻ đẹp, thông minh

7 nhóm thực phẩm mẹ bầu nên ăn để sinh con khoẻ đẹp, thông minh

Mẹ và bé - 9 giờ trước

GĐXH - Rất nhiều bằng chứng khoa học cho thấy chế độ ăn uống của bà bầu ảnh hưởng đến sự phát triển trí não thai nhi.

2 thói quen dễ khiến ký sinh trùng "đục rỗng" gan, nhiều người mắc

2 thói quen dễ khiến ký sinh trùng "đục rỗng" gan, nhiều người mắc

Bệnh thường gặp - 10 giờ trước

Thói quen ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh có thể khiến gan bị phá huỷ và dẫn đến những tổn thương khó phục hồi...

6 loại thực phẩm mẹ bầu nên ăn để con khỏe mạnh

6 loại thực phẩm mẹ bầu nên ăn để con khỏe mạnh

Sống khỏe - 13 giờ trước

GĐXH - Mẹ bầu cần duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng trong thời kỳ mang thai để giúp mẹ và bé khỏe mạnh. Dưới đây là 6 loại thực phẩm mẹ bầu nên ăn để giúp con lớn khoẻ ngay từ trong bụng mẹ.

5 thực phẩm nấu chín để qua đêm sinh độc tố, 'âm thầm' gây bệnh mãn tính, người Việt nên mạnh tay vứt bỏ

5 thực phẩm nấu chín để qua đêm sinh độc tố, 'âm thầm' gây bệnh mãn tính, người Việt nên mạnh tay vứt bỏ

Sống khỏe - 13 giờ trước

GĐXH - Một số thức ăn để qua đêm có thể làm biến chất, mất chất, thậm chí còn có thể gây ngộ độc hoặc tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư...

Loại quả được người Nhật gọi là 'trường sinh' nhưng 4 nhóm người nên thận trọng khi ăn

Loại quả được người Nhật gọi là 'trường sinh' nhưng 4 nhóm người nên thận trọng khi ăn

Sống khỏe - 15 giờ trước

Theo lý thuyết của y học cổ truyền Trung Quốc, loại quả này được coi là có tác dụng tăng cường lá lách, dạ dày, bổ sung khí và thúc đẩy đại tiện.

Từ 2 ca đậu mùa khỉ mới phát hiện, cần biết 4 điều sau để giảm nguy cơ lây nhiễm

Từ 2 ca đậu mùa khỉ mới phát hiện, cần biết 4 điều sau để giảm nguy cơ lây nhiễm

Bệnh thường gặp - 16 giờ trước

Nước ta vừa ghi nhận 2 ca mắc đậu mùa khỉ trú tại tỉnh Đồng Nai và Bình Dương. Đậu mùa khỉ là một bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người qua tiếp xúc gần, do đó, việc phòng bệnh là vô cùng quan trọng. Bài viết dưới đây giúp độc giả hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Top