Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chăm sóc SKSS/KHHGĐ cho ngư dân: Đến tận nơi, cung cấp dịch vụ tận tay

Thứ sáu, 09:52 17/07/2015 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Với đặc thù địa lý, vùng biển, đảo và ven biển nước ta mỗi năm thường phải chịu rất nhiều trận bão, lũ. Sau mỗi đợt thiên tai hoành hành, ngoài những đảo lộn về sinh hoạt hàng ngày, thiệt hại về người và vật chất thì khó khăn vì thiếu nước sạch, nước ngọt là nỗi ám ảnh lớn của bà con, nhất là với đối tượng dễ tổn thương như phụ nữ và trẻ em.

 

Đội dịch vụ lưu động huyện Cát Hải - Hải Phòng tư vấn kiến thức chăm sóc SKSS/làm mẹ an toàn cho phụ nữ vùng biển.
Ảnh: P.V
Đội dịch vụ lưu động huyện Cát Hải - Hải Phòng tư vấn kiến thức chăm sóc SKSS/làm mẹ an toàn cho phụ nữ vùng biển. Ảnh: P.V

 

Đội dịch vụ lưu động - mô hình hay cho vùng biển đảo

Gần cuối tháng 6/2015, cơn bão số 1 bất ngờ chuyển hướng đi vào Hải Phòng, Quảng Ninh. Sau 2 ngày bão quần thảo, trả lại trời yên biển lặng, huyện đảo Cát Hải lại nắng, nóng. Hơi nước từ biển không làm dịu được cái nắng chói chang như vắt kiệt sức người. Như kế hoạch, Đội dịch vụ lưu động của Khoa Chăm sóc SKSS - Trung tâm Y tế huyện Cát Hải (Hải Phòng) cùng cán bộ truyền thông từ Trung tâm DS - KHHGĐ huyện vượt hơn 30km đường biển (khoảng 1 tiếng đồng hồ) đến với hai xã đảo Phù Long và Hoàng Châu. Đây cũng là hai xã khó khăn, thuộc Đề án Kiểm soát Dân số vùng biển, đảo và ven biển (Đề án 52).

Phù Long là một xã nằm phía tây đảo Cát Bà, thuộc huyện đảo Cát Hải. Xã có diện tích 4.815 km², với số dân khoảng gần 2.000 người. Trên thực tế, một diện tích rất lớn của xã Phù Long là các đầm phá và bị ngập khi thủy triều lên cao. Xã chỉ có 4 xóm, bà con chủ yếu sống dựa vào biển.

Theo những người già có kinh nghiệm thì đây là hai xã thường xuyên gánh chịu thiên tai. Mưa bão thường xuất hiện nhiều vào tháng 6, 7, 8. Tháng 9, 10 sẽ có sương nhiều. Phần lớn người dân ở đây chủ yếu làm nghề nông, đánh bắt, nuôi trồng, chế biến hải sản. Một bộ phận người dân vẫn còn mang tâm lý ưa thích con trai, muốn có con trai để có sức lao động đi biển.

Chị Vũ Bích Hạnh, phó phòng truyền thông - dân số thuộc Chi cục DS-KHHGĐ TP Hải Phòng thông tin: Cả hai nơi đều có Trạm Y tế xã, nhưng chỉ xã Phù Long là có bác sĩ đa khoa, không chuyên về sản – nhi. Còn xã Hoàng Châu, nằm cách xa trung tâm huyện đảo, thì chỉ có nữ hộ sinh. Điều kiện nhân lực, trang thiết bị tại Trạm Y tế xã thiếu thốn, đường đi lại quá khó khăn. Vậy nên, mỗi lần bà con, phụ nữ mang thai muốn khám thai, siêu âm thai khám phụ khoa hay thực hiện KHHGĐ, đều phải “trông cậy” các đợt Chiến dịch Tăng cường truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ. Hoặc thường xuyên hơn, theo mỗi tuần, mỗi tháng, Đội dịch vụ lưu động của huyện sẽ xuống từng xã để cung cấp dịch vụ. Nếu muốn sử dụng dịch vụ chất lượng cao như: Chẩn đoán hình ảnh, tư vấn chuyển tuyến hay sàng lọc sớm ung thư cổ tử cung, bà con sẽ được Đội dịch vụ của Trung tâm Chăm sóc SKSS TP  Hải Phòng về tận nơi cung cấp.

“Cái hay của Đề án 52 là ở đó. Đến tận nơi, cung cấp dịch vụ tận tay từng người. Đội dịch vụ lưu động của huyện một năm đến với bà con không biết bao nhiêu lần. Bởi chỉ cần xã tập hợp nhu cầu của người dân, báo cáo với huyện, Đội sẽ bố trí bác sĩ chuyên khoa và lên đường!”, chị Hạnh nói.

Khi nhận thức của người dân được nâng lên

Có mặt tại buổi khám của Đội dịch vụ lưu động, chị Hoàng Thị Hồng (30 tuổi, ở xóm Nam, xã Phù Long) đang mang bầu cháu thứ hai kể: “May mắn là hồi mang thai cháu đầu lòng cách đây 4 năm, tôi cũng được các bác sĩ của Đội lưu động khám thai, siêu âm thai, còn tư vấn cách phòng tránh các bệnh của phụ nữ nữa. Bởi ở đây, tình trạng chị em mắc cách bệnh nhiễm khuẩn đường sinh dục, do điều kiện nghề nghiệp gắn liền con nước khá nhiều”.

Kế bên chị Hồng là chị Nguyễn Thị Hải. Người phụ nữ đang mang thai 5 tháng này chia sẻ: Sau mỗi đợt bão lũ, chúng tôi đều được cung cấp thông tin, làm thế nào để giữ vệ sinh cá nhân khi nước sạch thiếu thốn. Phụ nữ cần điều đó vô cùng! Mẹ bầu mà mắc bệnh phụ khoa là… “rách việc” lắm. Nên có Đoàn về khám là chúng tôi có mặt ngay!

Giám đốc Trung tâm DS-KHHGĐ huyện Cát Hải, bà Nguyễn Thị Năm cho hay, đàn ông tại hai xã Phù Long, Hoàng Châu thường đi biển hàng tuần theo “con nước” hoặc theo thời tiết. Thời tiết tốt có thể đánh bắt dài hơn, nửa tháng, 1 tháng hoặc dài hơn nữa. Họ thường trở về bờ khi tôm cá đầy thuyền hoặc vì… giông bão.

Người dân ở Phù Long, Hoàng Châu hay các xã, thị trấn khác của Cát Hải, mỗi năm hứng chịu khoảng 5-7 cơn bão. Mỗi lần bão đi qua, ngoài việc thiệt hại về tàu bè, vật chất, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt chung thì cái khổ nhất là không có nước sạch, nước ngọt. “Ở đảo Cát Hải, sau bão dễ dẫn đến ngập lụt, thiếu nước sạch. Mất nước sạch thì tình trạng ô nhiễm kéo dài, dễ gây nên bệnh tật. Những gia đình sinh sống gần đê, kè, trên các tàu, thuyền, bè nổi, nhất là người già, phụ nữ và trẻ em, vất vả lắm! Ô nhiễm nguồn nước còn dễ dẫn đến thiếu nước sạch, phụ nữ dễ mắc các bệnh phụ khoa nữa”, bà Năm nói.

Cũng theo bà Năm, mỗi lần bão qua, nếu trùng vào thời điểm trước hoặc trong đợt cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ, tất cả sẽ phải dừng mọi hoạt động để tập trung vào việc lau rửa sàn nhà, dụng cụ, vệ sinh môi trường, vô trùng phòng dịch vụ theo chuẩn y tế, đảm bảo cho bà con được khám, điều trị, cung cấp dịch vụ trong điều kiện tốt nhất.

“Mỗi lần bão qua, cán bộ y tế lại trực tiếp đến từng nhà kiểm tra ô nhiễm, cấp thuốc, rồi hướng dẫn sử dụng nước sao cho đảm bảo nhất. Ngoài ra, nếu những bể nước mưa lớn, vị trí cao không bị nước lụt xâm lấn, bà con sẽ được chia nước từ đây. Tất nhiên là phải dùng rất tiết kiệm số nước quý giá này!”, bà Năm cho hay.

Trong một nghiên cứu gần đây về tình trạng nhiễm khuẩn đường sinh sản tại các huyện biển, đảo và ven biển của Hải Phòng thì tại Cát Hải, số chị em phụ nữ mắc chứng bệnh nhiễm khuẩn đường sinh dục là 61,8%, cao hơn so với một số huyện biển khác như Thủy Nguyên, Đồ Sơn. Tính chung cả ba huyện, tỷ lệ phụ nữ làm nghề nuôi trồng, chế biến và đánh bắt hải sản bị nhiễm khuẩn đường sinh dục là 66,1%.

Báo cáo trong Chiến dịch đợt 1 năm 2015 cho thấy, toàn huyện Cát Hải đã khám cho 664 lượt chị em, phát hiện 505 ca trong số này mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản, tương đương tỷ lệ 76%. Tại xã Hoàng Châu, tỷ lệ này là 70/80, tương đương 87,5%. Bà Năm cho hay, xã Hoàng Châu không chỉ là xã thường gánh chịu thiên tai bão lũ, mà trong công tác chăm sóc SKSS, đây luôn là xã “dẫn đầu” về tỷ lệ chị em phụ nữ bị các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản. Chính vì điều này mà các cán bộ, cộng tác viên dân số cơ sở nơi đây, ngoài việc truyền thông cho ngư dân tham gia KHHGĐ, còn hướng dẫn cho họ cách bảo vệ nguồn nước ngọt quí giá, các kiến thức chăm sóc sức khỏe để không lây nhiễm bệnh tật do môi trường khắc nghiệt của biển đảo.

 

“Việc cung cấp dịch vụ SKSS/KHHGĐ cho bà con, đặc biệt là chị em phụ nữ sau mỗi đợt thiên tai, bão lũ rất cấp thiết, vừa khám và phát hiện những bệnh có thể phát sinh do thiên tai, vừa điều trị tại chỗ, phòng tránh hậu quả không tốt cho họ. Ngoài ra, còn thực hiện KHHGĐ, hướng dẫn người dân áp dụng các biện pháp tránh thai, ngăn ngừa mang thai ngoài ý muốn”

Nguyễn Thị Năm

(Giám đốc Trung tâm DS-KHHGĐ huyện đảo Cát Hải, Hải Phòng).

Thu Nguyên/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bé gái ở Phú Thọ chào đời với cân nặng 5kg

Bé gái ở Phú Thọ chào đời với cân nặng 5kg

Dân số và phát triển - 19 giờ trước

GĐXH - Sau sinh, trẻ hồng hào, khóc to, phản xạ tốt. Được biết, trong suốt thai kỳ, sản phụ tăng 20kg và hoàn toàn khỏe mạnh.

5 bí quyết chăm sóc ngực mẹ sau sinh giúp tránh tắc tia sữa, nứt núm vú

5 bí quyết chăm sóc ngực mẹ sau sinh giúp tránh tắc tia sữa, nứt núm vú

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Tắc tia sữa, nứt núm vú là tình trạng phổ biến, gây đau đớn và ảnh hưởng đến quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Tuy nhiên, chỉ với vài thói quen chăm sóc ngực đơn giản mỗi ngày, mẹ hoàn toàn có thể phòng tránh hiệu quả.

Tiếng khóc của trẻ báo hiệu bệnh lý, cần cho trẻ kiểm tra sớm

Tiếng khóc của trẻ báo hiệu bệnh lý, cần cho trẻ kiểm tra sớm

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Theo nghiên cứu, trẻ sơ sinh có thể phát ra từ 5 đến 7 loại tiếng khóc khác nhau, tương ứng với các nhu cầu và cảm xúc khác nhau...

Mẹ bị viêm tuyến vú có cho con bú được không?

Mẹ bị viêm tuyến vú có cho con bú được không?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Viêm tuyến vú không những gây khó khăn, đau đớn khi cho con bú mà còn dễ có nguy cơ nhiễm trùng áp-xe vú nếu không được điều trị kịp thời. Vậy mẹ có nên cho con bú khi bị viêm tuyến vú không?

10 dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt có thể nhầm lẫn với bệnh lý khác

10 dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt có thể nhầm lẫn với bệnh lý khác

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Ung thư tuyến tiền liệt thường xuất hiện với những triệu chứng khó nhận biết, dễ bị nhầm lẫn với các vấn đề sức khỏe ít nghiêm trọng hơn. Đừng bỏ qua những 10 dấu hiệu dưới đây, bởi việc phát hiện sớm có ý nghĩa quyết định trong điều trị.

Cholesterol cao có thể gây ra rối loạn cương dương?

Cholesterol cao có thể gây ra rối loạn cương dương?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Nồng độ cholesterol cao không chỉ đe dọa tim mạch mà còn là thủ phạm thầm lặng gây rối loạn cương dương. Tìm hiểu mối liên hệ mật thiết này để bảo vệ sức khỏe nam giới toàn diện hơn.

Thai phụ sinh non, con nặng 1,6kg thừa nhận thường xuyên uống món 'khoái khẩu' này vào buổi sáng

Thai phụ sinh non, con nặng 1,6kg thừa nhận thường xuyên uống món 'khoái khẩu' này vào buổi sáng

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Thai phụ này đã không duy trì chế độ uống nước đều đặn khi mang thai. Thay vào đó, gần như ngày nào cô cũng uống một đến hai cốc trà sữa vào mỗi bữa sáng.

Vòng tránh thai 'đi lạc', cắm sâu vào cơ tử cung người phụ nữ sau 5 năm sử dụng

Vòng tránh thai 'đi lạc', cắm sâu vào cơ tử cung người phụ nữ sau 5 năm sử dụng

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Qua thăm khám, các bác sĩ phát hiện vòng tránh thai đã cắm sâu vào lớp cơ tử cung, vị trí phức tạp và tiềm ẩn nguy cơ tổn thương nếu cố gắng tháo theo phương pháp thông thường.

Mắc sởi khi mang thai, người phụ nữ 26 tuổi sinh non ở tuần 31

Mắc sởi khi mang thai, người phụ nữ 26 tuổi sinh non ở tuần 31

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Em bé chào đời non tháng, chỉ nặng 1,7kg, phải nằm lồng ấp, thở máy và đang được theo dõi sát sao tại bệnh viện.

Phát hiện bệnh cực kỳ hiếm gặp ở bé sơ sinh sau chào đời 10 giờ tuổi

Phát hiện bệnh cực kỳ hiếm gặp ở bé sơ sinh sau chào đời 10 giờ tuổi

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhi là bé sơ sinh chỉ mới 10 giờ tuổi, có biểu hiện bất thường ở mắt và được chẩn đoán nghi mắc Glocom bẩm sinh, một căn bệnh có tỷ lệ mắc cực kỳ hiếm, chỉ khoảng 1/25.000 trẻ sơ sinh.

Top