Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ vùng hạn hán nhất nước

GiadinhNet - Đợt hạn hán kéo dài kỷ lục suốt hơn 18 tháng qua đã khiến hàng chục ngàn người dân của hai tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận luôn đối mặt với tình trạng thiếu nước, sinh hoạt bị đảo lộn. Giờ đây, những cơn mưa “vàng” ít ỏi đã xuất hiện nhưng vẫn chưa thể giải tỏa nỗi khát khao nước sạch của người dân nơi này!

 

Những cánh đồng không thể trồng cấy bởi hạn hán tại Ninh Thuận.
	Ảnh: internet
Những cánh đồng không thể trồng cấy bởi hạn hán tại Ninh Thuận. Ảnh: internet

 

Ám ảnh thiên tai mang tên hạn hán

Những ngày đầu tháng 6, trên các phương tiện thông tin đại chúng, những con số như thế này liên tiếp được cập nhật:  Tại Ninh Thuận – nơi được coi là vùng đất khô cằn nhất cả nước với lượng mưa trung bình cả năm chỉ 600mm (bằng 1/7 lượng mưa của Thừa Thiên - Huế), năm nay đỉnh hạn còn khủng khiếp hơn. Sông suối không còn dòng chảy, 20 hồ chứa nước tại tỉnh này đều trơ đáy hoặc ở mực nước chết (đến đầu tháng 5/2015 chỉ còn 8% dung tích), đẩy cơn hạn hán đến từ sau Tết Nguyên đán 2015 sớm hơn hai tháng so với các năm. Trên 50.000 người dân đối mặt với cảnh thiếu nước. Hoa màu bị thiệt hại nặng nề, hơn 2.000 ha đất không thể trồng cấy hoa màu. Hạn hán kéo dài đã ảnh hưởng trực tiếp đến hàng chục ngàn đàn gia súc vì thiếu nước uống, hàng ngàn con đã bị chết do suy kiệt...

Chính phủ đã phải hỗ trợ khẩn cấp 172 tỉ đồng và 2.000 tấn gạo cho tỉnh Ninh Thuận nhằm kịp thời khắc phục hạn hán, cứu đói, cứu khát cho dân. Ngày 9/6, Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Thuận đã quyết định công bố thiên tai do hạn hán diễn ra trên địa bàn tỉnh (tính từ ngày 1/1 đến nay) đã gây nhiều thiệt hại đáng kể cho sản xuất và chăn nuôi, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sinh hoạt của người dân.

Ninh Thuận đang rốt ráo thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ gạo, nước cho bà con. Hiện toàn tỉnh Ninh Thuận có 19 thôn của 8 xã thuộc 4 huyện bị ảnh hưởng hạn hán nặng nề nhất đã được cấp nước sinh hoạt đều đặn. Cụ thể là có hơn 22 nghìn nhân khẩu (gần 6.000 hộ) được cấp nước sinh hoạt hàng ngày. UBND tỉnh Ninh Thuận đã cấp phát hoàn tất 3 đợt cứu trợ gạo của Chính phủ đến với người dân vùng bị ảnh hưởng bởi hạn hán. Tổng cộng 3 đợt phân bổ gạo, 2.832 tấn gạo đã được cấp phát đến tận tay người dân. “Xã đã phân bổ gạo đầy đủ cho dân trong xã và tiếp tục cung cấp nước sinh hoạt hằng ngày với 1 xe chở nước 70 m3. Mới đây, Quân khu 5 điều về thêm một xe, tiếp thêm 20 m3 nước hằng ngày, nâng tổng số nước cung cấp hằng ngày lên 90 m3, đủ dùng cho người dân địa phương” - Ông Trần Quý Dương, Chủ tịch UBND xã Phước Trung (huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận), một trong những xã bị ảnh hưởng hạn hán nặng nề nhất, cho hay.

Còn tại Bình Thuận, khoảng 40.000 người cũng đối diện với cảnh thiếu nước sinh hoạt. Đặc biệt, tại 2 xã Vĩnh Hảo và Vĩnh Tân (huyện Tuy Phong), từ hơn 1 năm nay, chính quyền đã chủ động hỗ trợ mua thêm nước để bà con dùng. Cuối tháng 6 khi Bình Thuận đã có mưa, giải tỏa “cơn khát” của người dân, nhưng trò chuyện với PV Báo GĐ&XH, ông Lê Thanh Tú – Giám đốc Trung tâm DS-KHHGĐ huyện Hàm Tân vẫn không thể quên được đợt thiên tai hạn hán lịch sử.

“Năm 2008 và  2010 cũng có trận hạn hán kéo dài rồi, nhưng không “nhằm nhò gì”. Năm 2015 này mới là kinh khủng. Chưa bao giờ tôi thấy hạn hán đến vậy! Khác với các nơi khác, vài tháng nay khắp 3 xã biển, 7 xã bờ của Hàm Tân đã hứng cái nắng như thiêu, Từ sau Tết, dân Hàm Tân đã phải đi mua các phương tiện để tích trữ nước sạch rồi!”, ông Tú kể lại.

Cũng theo ông Tú, hạn hán khiến cuộc sống của hàng ngàn hộ dân lâm vào cảnh vất vả. Đi kèm với đó là nguy cơ phát sinh dịch bệnh do ruồi nhặng và các loại vi khuẩn phát triển mạnh trong thời tiết nắng nóng. Ngành Y tế đã căng mình ra để triển khai các giải pháp, nỗ lực không để dịch bệnh có thể xảy ra…

80% chị em được phát hiện và điều trị các bệnh phụ khoa

 

Đợt hạn hán vừa qua đã khiến nhiều người dân Ninh Thuận, Bình Thuận đối diện với tình trạng thiếu nước sinh hoạt.	 Ảnh: L. Trường
Đợt hạn hán vừa qua đã khiến nhiều người dân Ninh Thuận, Bình Thuận đối diện với tình trạng thiếu nước sinh hoạt. Ảnh: L. Trường

 

Tại ba xã biển là Tân Thắng, Sơn Mỹ, Thắng Hải của huyện Hàm Tân- Bình Thuận, ngay từ đầu năm, tình trạng khô hạn đã diễn ra cực kỳ nghiêm trọng. Từ tháng 3, hệ thống nước máy đã phải ngừng cung cấp do nhà máy nước không có nguồn nước. Không có nước, các cánh đồng sau thu hoạch vụ đông- xuân nứt nẻ, khô khốc. Người dân tìm nhiều cách tích trữ nước khi giếng đào đã cạn. Địa phương cũng phải nỗ lực tìm các biện pháp hỗ trợ người dân.

Theo ông Lê Thanh Tú, đây cũng là ba xã thuộc địa bàn Đề án Kiểm soát dân số vùng biển, đảo, ven biển (Đề án 52). Từ ngày 22-24/4, cả ba xã đều triển khai Chiến dịch Truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ DS/KHHGĐ/SKSS (gọi tắt là Chiến dịch). Theo kế hoạch, bà con nơi đây được cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS, khám, soi tươi, đặt thuốc nếu viêm nhiễm phụ khoa, các gói dịch vụ KHHGĐ như đặt vòng, đình sản... Ngoài ra, còn được theo dõi, tư vấn uống thuốc, siêu âm, khám thai…

Tình trạng nắng nóng, thiếu nước sạch ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân quanh năm bám biển này. Đối với công tác chăm sóc SKSS, cảnh thiếu nước cũng tác động đến việc triển khai Chiến dịch. Ông Lê Thanh Tú nhớ lại: Nhiệt độ trong nhà thường xuyên ở mức 40-41 độ C. Các cán bộ Trung tâm DS-KHHGĐ đi từ thị trấn LaGi xuống các Trạm y tế xã để giám sát Chiến dịch, đoạn đường có mấy cây số, mỗi người mặc 2 áo gió, 2 khẩu trang thế mà đều ướt sạch do mồ hôi…

“Cảnh thiếu nước sạch không trừ một nơi nào, kể cả Trạm Y tế xã. Sáng 22/4 vừa qua, dù đang trong những ngày hạn hán, bà con các xã vẫn rủ nhau đến trạm y tế để được khám, thực hiện dịch vụ KHHGĐ. Chúng tôi đã nhờ các anh chị ở Ban chỉ đạo Công tác DS-KHHGĐ các xã  mua gấp các thùng phuy nước sạch, rồi đun sôi để tiệt trùng dụng cụ y tế. Nắng nóng nên các bệnh ngoài da được dịp “tung hoành”, chuyện trẻ con nổi rôm sảy, ngứa ngáy, người già nhập viện là bình thường. Khổ nhất là chị em phụ nữ, bởi ngoài nhu cầu ăn, uống, họ còn có những nhu cầu thiết yếu  khác trong chăm sóc SKSS…” – ông Lê Thanh Tú chia sẻ.

Báo cáo tổng kết chiến dịch trong Đề án 52 của huyện Hàm Tân cho thấy, 80% chị em phụ nữ trong địa bàn Chiến dịch và Đề án 52 đã tới khám, điều trị bệnh phụ khoa thông thường. Trong khi đó, năm 2014, tỷ lệ này là 54,6%. Người đứng đầu ngành Dân số huyện Hàm Tân không chỉ lo lắng việc thực hiện chỉ tiêu kế hoạch của ngành trong 6 tháng đầu năm 2015 sẽ gặp khó vì thời tiết mà còn lo cho sức khỏe lâu dài của người dân, đặc biệt là phụ nữ, người già và trẻ em khi thiên tai hạn hán hoành hành…

 

Tuyệt đối không để cho dân đói, dân khát

Đánh giá về mức độ thiệt hại do đợt hạn hán lần này, ông Phan Quang Thựu, Phó giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Ninh Thuận, cho biết: “Đây là đợt hạn hán khốc liệt, gây thiệt hại lớn cho người dân và địa phương. 31 xã trên tổng 47 xã, 6 huyện trên tổng số 7 huyện của tỉnh Ninh Thuận bị ảnh hưởng trực tiếp từ đợt hạn hán này. Phương châm của tỉnh là hạn đến đâu tìm biện pháp giải quyết, khắc phục đến đó. Nhất quyết không để cho dân đói, dân khát”.

Thu Nguyên/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bị thủy đậu khi mang thai nguy hiểm thế nào?

Bị thủy đậu khi mang thai nguy hiểm thế nào?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Tỷ lệ phụ nữ mang thai mắc thủy đậu không cao hơn so với mặt bằng chung tỷ lệ mắc bệnh thủy đậu ở người lớn, tuy nhiên mức độ nghiêm trọng của bệnh thường nặng nề hơn.

Nghệ An tổ chức Hội thi 'Người cao tuổi sống vui, sống khoẻ'

Nghệ An tổ chức Hội thi 'Người cao tuổi sống vui, sống khoẻ'

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Hội thi là hoạt động thiết thực nhằm nâng cao vai trò trách nhiệm cho cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân về chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về người cao tuổi. Đồng thời, khẳng định vai trò, sự cống hiến của người cao tuổi đối với mọi mặt của đời sống...

Ung thư buồng trứng có chữa được không?

Ung thư buồng trứng có chữa được không?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Ung thư buồng trứng là căn bệnh thường tiến triển âm thầm và triệu chứng không rõ ràng khiến nhiều người chủ quan, khi đi khám đã ở giai đoạn muộn. Vậy ung thư buồng trứng có chữa được không, làm thế nào để phát hiện sớm?

Có phải trẻ béo phì dễ dậy thì sớm?

Có phải trẻ béo phì dễ dậy thì sớm?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Trẻ béo phì có nguy cơ cao dậy thì sớm hơn so với trẻ có cân nặng bình thường. Vậy nguyên nhân tại sao trẻ béo phì lại dễ bị dậy thì sớm và có thể phòng ngừa được không?

Phụ nữ mang thai bị đa ối nên điều chỉnh chế độ ăn như thế nào?

Phụ nữ mang thai bị đa ối nên điều chỉnh chế độ ăn như thế nào?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Đa ối là khi lượng nước ối vượt quá mức bình thường ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và bé. Mặc dù chế độ ăn không phải là yếu tố quyết định duy nhất nhưng việc điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng này.

Giảm nguy cơ sinh non khi bà mẹ được quản lý thai nghén đầy đủ

Giảm nguy cơ sinh non khi bà mẹ được quản lý thai nghén đầy đủ

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Nguy cơ sinh non sẽ được giảm thiểu tối đa nếu thai phụ được khám thai và thực hiện sinh tại cơ sở y tế có đầy đủ phương tiện kỹ thuật cùng đội ngũ y bác sỹ trợ giúp.

Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng

Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Với phương châm "đưa chính sách đến gần dân," xã Hùng Tiến, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng (chăm sức khỏe sinh sản, hỗ trợ người cao tuổi) và phát huy vai trò của đội ngũ cộng tác viên dân số.

Bổ ích hội thi rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về dân số và chăm sóc sức khoẻ sinh sản

Bổ ích hội thi rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về dân số và chăm sóc sức khoẻ sinh sản

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Hội thi giúp cho học sinh nâng cao những kỹ năng hoạt động, kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên. Đồng thời, tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích để học sinh thể hiện tài năng, trí tuệ, sự sáng tạo.

Gần 150.000 em bé chào đời nhờ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm

Gần 150.000 em bé chào đời nhờ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Sau 25 năm, Việt Nam có gần 300.000 chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm được thực hiện, 147.000 em bé ra đời khoẻ mạnh. Trong đó, có gần 3.000 trẻ được chào đời tại Bệnh viện Hùng Vương nhờ kỹ thuật IVF.

5 biểu hiện cho thấy bạn đã mắc hội chứng ống cổ tay

5 biểu hiện cho thấy bạn đã mắc hội chứng ống cổ tay

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Hội chứng ống cổ tay là tình trạng phổ biến trong cộng đồng. Hiện số người mắc hội chứng này ngày càng tăng do liên quan đến công việc có sử dụng nhiều tới độ linh hoạt, tỉ mỉ và lặp đi lặp lại của cổ tay.

Top