Chẩn đoán HIV cho phụ nữ mang thai: Giảm thiểu lây truyền
Giadinh.net - Theo kết quả giám sát của Cục Phòng chống HIV/AIDS (Bộ Y tế), tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm phụ nữ mang thai ở Việt Nam có xu hướng tăng. Việc chẩn đoán HIV cho phụ nữ trong thời gian mang thai để giảm thiểu sự lây truyền là hết sức quan trọng.
Khó tiếp cận dịch vụ tư vấn và xét nghiệm
Mục tiêu của Chương trình Hành động Quốc gia về phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con từ nay đến năm 2010 là: Giảm tỷ lệ lây truyền từ 30% tổng số ca sinh xuống còn 10%; 90% phụ nữ mang thai và tất cả phụ nữ nhiễm HIV được cung cấp các dịch vụ tư vấn và điều trị; 100% các trường hợp xét nghiệm dương tính với HIV được điều trị dự phòng lây truyền từ mẹ sang con. |
Tại các bệnh viện phụ sản ở những thành phố lớn, hầu hết những phụ nữ mang thai đều tới xét nghiệm HIV. Trong khi đó, các trạm y tế xã, phường chưa tham gia vào hoạt động này. Chỉ có một số trạm y tế trong vùng dự án tài trợ mới có dịch vụ tư vấn xét nghiệm HIV và thường được tiến hành lồng ghép với khám thai, tiêm chủng mở rộng... Do tập trung nhiều hoạt động trong một ngày cố định với số lượng công việc lớn nên chất lượng tư vấn, xét nghiệm HIV khó có thể đảm bảo theo đúng quy định. Tại các trạm y tế, cán bộ, nhân viên lại quen biết nhau nên xảy ra tình trạng phụ nữ không chấp nhận làm xét nghiệm HIV do lo sợ kết quả không được bảo mật. Chỉ có từ 30- 50% phụ nữ khám thai chấp nhận xét nghiệm HIV tại trạm y tế xã mặc dù họ không phải trả chi phí.
Làm xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai là rất cần thiết (Ảnh: Dương Ngọc). |
Gần 2.000 trẻ nhiễm HIV mỗi năm
Ước tính, mỗi năm có từ 1-1,5 triệu phụ nữ mang thai thì có khoảng 6.000 người bị nhiễm HIV/AIDS và gần 2.000 trẻ bị nhiễm HIV từ mẹ. Theo TS Nguyễn Viết Tiến, Giám đốc BV Phụ sản TƯ, BV là nơi có số lượng sản phụ đến khám thai rất đông. Tuy nhiên, tỷ lệ người chấp nhận xét nghiệm HIV trong thời gian đầu của thai nghén vẫn còn thấp, tỷ lệ xét nghiệm HIV khi chuyển dạ vẫn còn quá cao, khi phát hiện việc xử lý thai nghén cũng như sử dụng phác đồ ARV đã không phát huy được hiệu quả. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến tỷ lệ trẻ nhiễm HIV có xu hướng gia tăng như hiện nay.
Cũng theo TS Tiến, những phụ nữ nhiễm HIV nếu được chăm sóc và quản lý thai nghén từ khi mới mang thai cùng với phác đồ điều trị thích hợp như dùng thuốc ARV sẽ góp phần hạ thấp tỷ lệ lây nhiễm HIV/AIDS từ mẹ sang con, cũng như kéo dài tuổi thọ. Vấn đề phòng tránh hoặc điều trị các bệnh lây qua đường tình dục khác như lậu, giang mai... trước và trong khi mang thai cũng giúp làm giảm nguy cơ lây nhiễm HIV cho con. Thời gian bú mẹ càng kéo dài, nguy cơ lây nhiễm HIV của trẻ càng cao. Chính vì vậy, con của những người mẹ nhiễm HIV vẫn nên bú mẹ nhưng cần được cai sữa sớm. Hiện, các nhà khoa học chưa xác định được thời điểm cho trẻ bú mà không có nguy cơ lây HIV. Vì vậy, nên ngừng cho bú ngay khi trẻ có nguồn sữa thay thế sữa mẹ (có thể bú nhờ các bà mẹ khỏe mạnh khác) hoặc khi bé bắt đầu ăn dặm. Được biết, Bộ Y tế cũng đã ban hành hướng dẫn những bà mẹ có HIV chỉ nên nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Khi mẹ bị nứt núm vú, viêm vú, áp xe vú hoặc trẻ bị viêm miệng, tưa miệng..., cần được xử trí kịp thời nhằm phòng và điều trị nhiễm khuẩn ở bà mẹ và trẻ.
Kinh nghiệm triển khai mô hình phòng HIV từ mẹ sang con tại Quảng Ninh, Lạng Sơn, TPHCM, Hải Phòng và An Giang cho thấy, nếu có đầy đủ thuốc điều trị dự phòng ARV cho bà mẹ, trẻ em sẽ là yếu tố quyết định nâng cao chất lượng sống và hạn chế nguy cơ lây nhiễm HIV. Trong đó vai trò của các thành viên trong gia đình, những bà mẹ có thai và cán bộ y tế xã, phường có ý nghĩa rất lớn để giảm thiểu khả năng lây truyền từ mẹ sang con.
Thông tin thêmvề dự phòng lây truyền Nếu không được điều trị dự phòng lây truyền thì sẽ ra sao? - Nếu không điều trị dự phòng thì cứ 100 trẻ em sinh ra từ các bà mẹ nhiễm HIV sẽ có khoảng 25-40 cháu sẽ bị nhiễm HIV. Nếu các bà mẹ này được điều trị thì chỉ có 3-10 trẻ bị nhiễm HIV tuỳ theo thời điểm bắt đầu dùng thuốc, việc tuân thủ điều trị và một số các yếu tố khác. HIV có thể lây truyền từ mẹ sang con như thế nào? - Mẹ nhiễm HIV có thể truyền sang con khi mang thai, khi sinh nở và khi cho con bú sữa mẹ. Nếu bạn biết là mình đã nhiễm HIV, bác sĩ có thể kê đơn cho bạn điều trị bằng thuốc trong lúc mang thai để bảo vệ sức khoẻ và giảm thiểu khả năng lây truyền HIV cho con. Khi sinh nở, HIV có thể lây truyền từ mẹ nhiễm HIV do em bé nuốt phải dịch âm đạo hoặc máu của mẹ từ những vết rách hoặc cắt trong khi sinh hoặc các dịch tiết này cũng có thể thấm qua niêm mạc mắt, miệng... khiến bé bị nhiễm HIV từ mẹ. Khi sinh nở nếu bạn biết mình đã bị nhiễm HIV bạn có thể sẽ được nhận những chăm sóc và điều trị cần thiết trong khi sinh con để giảm nguy cơ lây truyền HIV cho con. HIV cũng có thể truyền sang con qua sữa mẹ. Nếu bạn đã bị nhiễm HIV, cán bộ tư vấn sẽ giúp bạn lựa chọn cách nuôi con tốt nhất và phù hợp với bạn. Những điều cần lưu ý trong giai đoạn mang thai? - Trong tất cả các giai đoạn mang thai, nếu người mẹ biết rõ tình trạng nhiễm HIV của mình sẽ có thể được tư vấn, hỗ trợ, chăm sóc và điều trị kịp thời để giảm đáng kể nguy cơ lây truyền HIV sang con. Nếu người mẹ không biết rõ về tình trạng nhiễm HIV của mình khi mang thai sẽ có thể làm tăng nguy cơ lây truyền HIV cho con và bỏ lỡ cơ hội nhận được sự hỗ trợ cần thiết. Chồng của bạn cũng nên đi xét nghiệm HIV. Nếu chồng nhiễm HIV và bạn quan hệ tình dục với chồng không dùng bao cao su trong khi có thai hoặc cho con bú, bạn làm cho bản thân mình bội nhiễm HIV và con bạn có nguy cơ nhiễm HIV cao hơn. Chồng bạn nên đi xét nghiệm HIV tại Trung tâm tư vấn và xét nghiệm HIV. Đây là dịch vụ tư vấn và xét nghiệm HIV tự nguyện,miễn phí, bí mật và không bắt buộc ghi tên, địa chỉ… Nếu bạn không biết tình trạng HIV của chồng hoặc là biết chồng đã nhiễm HIV, hãy sử dụng bao cao su đúng cách mỗi khi quan hệ tình dục trong thời kỳ mang thai và khi cho con bú. (Nguồn: Cục Phòng chống HIV/AIDS, Bộ Y tế) |
Cô gái 25 tuổi nguy kịch vì bị ký sinh trùng đốt ở vùng nhạy cảm
Y tế - 3 giờ trướcGĐXH – Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng sốt cao kèm theo khó thở nghiêm trọng. Sau khi thăm khám, làm các xét nghiệm, bệnh nhân được chẩn đoán mắc sốt mò.
Chàng trai 18 tuổi chết não hiến tạng cứu sống 7 người
Y tế - 8 giờ trướcNhờ 7 đơn vị nội tạng của chàng trai chết não, 7 bệnh nhân đang điều trị ở Bệnh viện Thống Nhất, Bệnh viện Đại học Y Dược (TP.HCM), Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) và Bệnh viện Trung ương Huế đã được cứu sống.
Bé gái sơ sinh bị bỏ trong túi bóng đặt trước cửa bệnh viện ở Hà Nội
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH – Trẻ bị bỏ vào túi bóng đặt tại cửa khoa cấp cứu của bệnh viện trong tình trạng tím tái toàn thân, không tự thở, tim mờ.
Mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ 19 tuổi vào rừng hái lá ngón để ăn
Y tế - 5 ngày trướcDo mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ trẻ ở Quảng Nam đã vào rừng hái 6 lá ngón ăn để tự tử, rất may được cứu sống kịp thời.
Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện
Y tế - 6 ngày trướcSau khi ăn thịt một con chó bị đánh bả, 8 người dân tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) có biểu hiện sốt, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy phải nhập viên cấp cứu.
Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao
Y tế - 6 ngày trướcGĐXH - Huấn luyện viên thể hình 32 tuổi nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở, vã mồ hôi… Ngay khi tiếp nhận người bệnh, các bác sĩ bệnh viện E nhận thấy ở người bệnh có những triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim cấp.
Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'
Y tế - 1 tuần trướcNam thanh niên 23 tuổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau đớn, mất vận động đùi trái, xương đùi vỡ nát thành nhiều mảnh sau khi bị cây đổ đè trúng.
Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn
Y tế - 1 tuần trướcTrong lúc bố mẹ vắng nhà, 2 anh em ruột ở Đắk Lắk đã bắt cóc làm thịt. Sau khi ăn xong, cả hai đều bị ngộ độc, người anh tử vong còn em gái đang nguy kịch.
Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này
Y tế - 1 tuần trướcGĐXH - Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh Whitmore.
Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt
Y tế - 1 tuần trướcGĐXH - Đây là ca bệnh đặc biệt và nhỏ tuổi nhất được thăm khám tại chương trình Phẫu thuật vi phẫu quốc tế được tổ chức thực hiện tại Bệnh viện E.
Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này
Y tếGĐXH - Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh Whitmore.