Chẳng cần lò nướng chuyên dụng, làm bánh Trung thu đơn giản, an toàn tại nhà chỉ bằng những thiết bị sẵn có
Nếu muốn tự tay làm ra những chiếc bánh Trung thu dành tặng gia đình và bạn bè nhưng không có lò nướng, hãy tham khảo các cách trong bài viết dưới đây.
Những chiếc bánh nướng, bánh dẻo luôn là một phần không thể thiếu trong dịp Tết Trung thu. Bên cạnh việc mua sẵn, nhiều gia đình yêu thích cách tự tay làm nên những chiếc bánh để cả nhà cùng thưởng thức, cũng như là món quà ý nghĩa để dành tặng người thân, bạn bè.
Tuy nhiên, nhiều người lo ngại rằng, liệu không có lò nướng chuyên dụng thì có làm bánh Trung thu được hay không? Câu trả lời là hoàn toàn có thể.
Ảnh minh họa.
Trên thực tế, bánh Trung thu được hoàn thành khi cả phần vỏ bánh và phần nhân bên trong được chín đều, đủ để thưởng thức. Bên cạnh lò nướng chuyên dụng, các thiết bị gia dụng có tính năng hâm, hấp, làm nóng, nướng chín thực phẩm đều có thể tạo ra những chiếc bánh Trung thu.
Có thể kể tới như nồi chiên không dầu, lò vi sóng hay ngay cả chiếc nồi cơm điện vô cùng quen thuộc trong căn bếp mỗi gia đình. Nếu bạn đang muốn tự tay làm ra những chiếc bánh Trung thu cho gia đình mình, thì hãy tham khảo ngay các cách dưới đây.
Lò vi sóng và nồi cơm điện cũng có thể làm bánh Trung thu. (Ảnh minh họa)
Ban đầu, cần chuẩn bị những nguyên liệu cơ bản như bột mì để làm vỏ bánh, nhân bánh tùy sở thích, có thể làm nhân trà xanh, đậu xanh, khoai môn, thập cẩm..., thêm vào đó là khuôn làm bánh và cân.
Đó đều là những nguyên liệu dễ tìm, dễ mua ở các siêu thị, cửa hàng tạp hóa hay trên các sàn thương mại điện tử.
1. Với nồi chiên không dầu
Kể từ khi xuất hiện, nồi chiên không dầu dần trở thành "con cưng" trong căn bếp của nhiều gia đình. Nó giúp đơn giản hóa công việc nấu nướng, đặc biệt là các bước chiên rán trước đây vốn rất tốn công. Hoạt động với cơ chế như một chiếc lò nướng thu nhỏ, nồi chiên không dầu hoàn toàn có thể làm ra được những mẻ bánh Trung thu chất lượng, an toàn.
Nồi chiên không dầu có thể làm bánh Trung thu một cách dễ dàng. (Ảnh Nguyenkim)
Để làm được một chiếc bánh Trung thu, ban đầu ta cần sơ chế và làm phần vỏ và nhân bánh. Ví dụ dưới đây sẽ là với chiếc bánh nhân đậu xanh.
Làm nhân bánh:
Bước 1: Tiến hành làm nhân đậu xanh bằng cách vo và ngâm đậu xanh. Thời gian ngâm sẽ vào khoảng 2 giờ đồng hồ để đậu xanh được mềm.
Bước 2: Sau khi hoàn thành công đoạn ngâm, nấu đậu xanh trong khoảng 20 phút cho đến khi đậu chín mềm, rồi vớt ra, cho vào máy xay để xay nhuyễn.
Bước 3: Cần cô đặc phần đậu xanh vừa xay nhuyễn lại để có độ sệt nhất định. Ta cho đậu xanh vào chảo, bật bếp, thêm 100g đường, nửa thìa muối, sau đó cho chảo lên bếp và bật ở lửa nhỏ. Bổ sung thêm 2 thìa dầu dừa hoặc dầu ăn vào hỗn hợp trên bếp.
Bước 4: Sau một thời gian đun nhất định, thêm tiếp vào 1 thìa nước và nửa thìa bột mì rồi khuấy đều. Lúc này, hỗn hợp nhân đậu xanh trên bếp sẽ dần cô đặc lại. Vậy là đã tạo thành phần nhân bánh.
Nếu muốn thêm màu cho nhân, bạn có thể tách phần đậu xanh vừa tạo thành nhiều phần, rắc bột ca cao hoặc bột trà xanh lên.
Hoàn thành phần nhân bánh. (Ảnh Bách hóa xanh)
Làm vỏ bánh:
Lấy 240g bột mì, 160 nước đường, 30ml dầu ăn, 20g bơ đậu phộng, 1 lòng đỏ trứng gà, trộn đều tất cả các nguyên liệu trên vào với nhau cho đến khi chúng có độ kết dính nhất định.
Đây chính là phần vỏ bánh. Khác với các bánh thông thường, vỏ bánh Trung thu cần tuân thủ con số cụ thể về định lượng cho từng chiếc bánh. Vì vậy, ta cần chia hỗn hợp vừa rồi ra thành nhiều phần khác nhau và vo viên, mỗi viên nặng khoảng 42g.
Hoàn thành phần vỏ, rồi nặn bánh. (Ảnh Bách hóa xanh)
Vậy là ta đã có đầy đủ nhân bánh và vỏ bánh. Giờ thì tiến hành nặn bánh bằng cách đặt phần vỏ lên tấm giấy nến, cán mỏng rồi đặt nhân vào trong. Gấp nhẹ nhàng các mép vỏ, sao cho vỏ bao kín phần nhân. Cuối cùng là vo tròn chúng lại.
Ở công đoạn này, cần đảm bảo sao cho vỏ bánh áp sát vào nhân, không tạo thành các khoảng trống. Bởi nếu có khoảng trống, khi nướng bánh sẽ dễ bị nứt.
Sau khi nặn bánh xong, dùng khuôn tạo hình có sẵn đè và giữ bánh trong khoảng 30 giây. Vậy là ta đã có tạo hình chiếc bánh Trung thu rồi, giờ thì mang đi nướng ngay thôi.
Nặn phần vỏ bánh bao quanh nhân bánh sao cho kín. (Ảnh Bách hóa xanh)
Dùng khuôn tạo hình cho bánh. (Ảnh Bách hóa xanh)
Cho vào nồi chiên không dầu:
- Cho bánh vào nồi, thông thường 1 lòng nồi sẽ đặt được khoảng 4 - 5 chiếc bánh.
- Pha hỗn hợp dùng để quét bánh khi nướng, giúp bánh có độ bóng và đẹp mắt hơn, bằng 1 lòng đỏ trứng gà và 4 thìa sữa tươi không đường.
- Nướng bánh trong nhiệt độ 150 độ C và thời gian 5 phút.
- Sau khi hết chu trình 1, lấy bánh ra và để nguội, rồi phết hỗn hợp vừa pha lên xung quanh bánh.
- Tiếp tục nướng chu trình 2, cũng trong 5 phút và với 150 độ C.
Và giờ chúng ta đã có thành phẩm là chiếc bánh nướng thơm lưng, ngon miệng.
Nướng bánh bằng nồi chiên không dầu và lặp lại chu trình 2 lần. (Ảnh Bách hóa xanh)
2. Với lò vi sóng
Cũng tương tự như nồi chiên không dầu, lò vi sóng cũng có chức năng tương tự như một lò nướng, làm ấm, nóng thực phẩm. Tuy nhiên, trước khi tiến hành làm bánh Trung thu bằng lò vi sóng, hãy kiểm tra xem thiết bị nhà mình có chế độ "Grill" không. Nếu có, tức là lò vi sóng nhà bạn có thể nướng bánh.
Các công đoạn là nhân và vỏ bánh cũng tương tự như trên. Tuy nhiên, trước khi nướng bánh, cần khởi động trước chế độ "Grill" ở nhiệt độ 200 độ C khoảng 10 - 20 phút để lò nóng.
Sau đó, cho bánh vào và nướng trong thời gian 10 phút. Tương tự như cách làm với nồi chiên không dầu, sau khi kết thúc chu trình đầu, phết lên mặt bánh lớp hỗn hợp trứng rồi tiếp tục cho vào nướng tiếp.
Với lò vi sóng, lặp lại chu trình nướng 3 lần. (Ảnh minh họa)
Tuy nhiên, bạn sẽ cần lặp lại quá trình này 3 lần.
Với cách làm bánh Trung thu bằng lò vi sóng, thành phẩm khi hoàn thành sẽ có phần hơi cứng. Bạn hãy để bánh vài giờ thậm chí qua 1 ngày để bánh mềm ra, khi ăn sẽ ngon miệng hơn.
3. Với nồi cơm điện
Nồi cơm điện là thiết bị gia dụng có sẵn trong mọi gia đình, và đây cũng là cách dễ nhất để làm ra những mẻ bánh Trung thu ngay tại nhà mà chẳng cần lò nướng chuyên dụng.
Trước khi làm bánh bằng nồi cơm điện, bật nồi cơm điện ở chế độ nấu trong 15 phút để làm nóng nồi trước. Sau đó, quét một lớp mỏng dầu ăn vào nồi để tránh việc bánh bị dính, rồi mới cho bánh đã nặn vào nồi.
Tiếp tục dùng chế độ nấu để nướng bánh. Ở nồi cơm điện sẽ có tính năng là không cần đặt giờ, khi nồi nóng đủ thời gian sẽ tự nhảy sang chế độ làm ấm. Bạn đợi chế độ ấm 15 phút rồi lại ấn nút nấu.
Nồi cơm điện cũng là thiết bị có khả năng làm bánh Trung thu dễ dàng, đơn giản tại nhà. (Ảnh minh họa)
Lặp đi lặp lại chu trình này 2 - 3 lần để hoàn thành việc làm bánh. Để các mặt bánh chín đều, trong thời gian nấu bạn cũng có thể lật lên lật lại.
Có thể thấy, việc làm bánh Trung thu vốn không cầu kì và khó khăn như nhiều người vẫn nghĩ. Không quan trọng làm bằng thiết bị gì, mà công đoạn quan trọng nhất khi làm bánh Trung thu sẽ là làm vỏ và nhân bánh.
Tuy nhiên, cách làm bằng nồi chiên không dầu, lò vi sóng hay nồi cơm điện như thế này sẽ chỉ phù hợp với số lượng bánh ít. Còn nếu lượng bánh nhiều, sử dụng lò nướng chuyên dụng vẫn là phương án tốt nhất.
Chúc các bạn thành công trong việc tự tay làm ra những mẻ bánh Trung thu cho gia đình trong mùa trăng năm nay!
Miếng pizza bạn thích bộc lộ 'sự thật thú vị'
Ẩm thực 360 - 15 giờ trướcGĐXH - Miếng pizza bạn thích bộc lộ vấn đề đang khiến bạn stress và khó chịu gần đây.
Cô bé 11 tuổi nấu ăn cho cả gia đình khiến hội chị em 'muối mặt' với tài năng này
Ăn - 17 giờ trướcVới tài năng nấu nướng của mình bé gái 11 tuổi không chỉ khiến dân tình ngỡ ngàng mà còn thi nhau bào “xin vía”.
Cách làm cơm rang coca vừa lạ vừa ngon
Ăn - 21 giờ trướcCơm rang coca có lẽ là cái tên lạ tai với nhiều người nhưng ít ai từng ăn thử lại chê không ngon; cả nguyên liệu và cách làm đều rất đơn giản.
Tìm thấy hợp chất chống ung thư có trong món ăn quen thuộc này của người Việt
Ăn - 1 ngày trướcGĐXH - Isoflavone là hợp chất phổ biến trong nhiều món ăn truyền thống của người Á Đông, đặc biệt là các món chế biến từ đậu nành.
Món ngon mùa Đông bổ, rẻ: Loại trứng nhỏ xíu chỉ hơn 1000k/quả nhưng bổ hơn trứng gà, ngày lạnh làm những món này ngon tuyệt lại dễ làm
Ăn - 1 ngày trướcGĐXH - Loại trứng này tuy nhỏ hơn trứng gà, giá chưa tới 1000 đồng/quả nhưng rất bổ dưỡng. Ngày lạnh, bạn có thể tham khảo cách chế biến món ngon dưới đây, tạo nên các món ăn tốt cho bệnh mất ngủ hay quên, cao huyết áp…
Bữa tối mà nấu 3 món tuy đơn giản nhưng ngon miệng và bổ dưỡng này sẽ cho thấy tâm huyết và tình yêu thương của bạn
Ăn - 1 ngày trướcTrong cuộc sống bận rộn, việc chuẩn bị bữa tối cho gia đình một cách chu đáo chính là một loại hạnh phúc và một cách thể hiện tình yêu thương.
Quế Vân cho viên đá vào nồi cơm khiến cộng đồng mạng tranh cãi
Mẹo nấu nướng - 1 ngày trướcGĐXH - Cách làm của cô nhận được nhiều bình luận trái chiều từ cộng đồng mạng. Nhiều người tỏ ra ngạc nhiên trước việc Quế Vân cho viên đá vào nồi cơm.
Cách làm cá kèo kho nghệ cực đơn giản
Ăn - 1 ngày trướcCá kèo kho nghệ là món ăn dân dã, dễ chế biến được nhiều gia đình yêu thích, món ăn này vô cùng hao cơm.
Khám phá phong vị đặc sắc trong thực đơn cỗ cưới tại miền Nam
Ăn - 1 ngày trướcGĐXH - Thực đơn cưới miền Nam là sự kết hợp hoàn hảo của các món ăn đậm chất truyền thống, mang đến hương vị quê hương thân thuộc và tạo không khí ấm cúng. Các món đám cưới miền Nam không chỉ ngon miệng mà còn gắn kết mọi người trong ngày trọng đại.
Chưa bao giờ làm trứng gà ngâm tương lại dễ như thế, dắt túi 2 mẹo nhỏ, làm mẻ trứng nào cũng thơm ngon, nịnh mắt
Ăn - 2 ngày trướcChuẩn bị sẵn cơm nóng thôi nào vì món trứng gà ngâm tương thơm ngon, đậm đà này sẽ là món ăn kèm "ruột" của bạn cho bữa sáng, bữa trưa và bữa tối! Nếu bạn chưa bao giờ thử công thức trứng gà ngâm tương này, bạn thực sự đã bỏ lỡ một món ngon tuyệt vời.
Tìm thấy hợp chất chống ung thư có trong món ăn quen thuộc này của người Việt
ĂnGĐXH - Isoflavone là hợp chất phổ biến trong nhiều món ăn truyền thống của người Á Đông, đặc biệt là các món chế biến từ đậu nành.