Chàng trai duy nhất ở làng "điểm chỉ" vào đại học
Cả làng điểm chỉ chỉ có Thiêng lên được đến đại học nên cậu là ước mơ và cũng là niềm tự hào của nhiều người dân làm nghề chài lưới.
Thôn Cao Bình, xã Hồng Tiến (Khiến Xương, Thái Bình) vốn nổi tiếng là làng chài “thất học”, cuộc sống sông nước không biết đến chuyện học hành, chữ nghĩa. Nhưng cách đây vài năm, câu chuyện một cậu học sinh nghèo trong thôn đỗ tốt nghiệp THPT và theo đuổi giấc mơ vào đại học, đã gây xôn xao từ đầu làng cho đến cuối ngõ.
Cậu học trò đó tên Nguyễn Văn Thiêng (SN 1989), hiện học năm cuối ĐH Mỏ - Địa chất Hà Nội. Đến thời điểm này, Thiêng là người duy nhất của “làng điểm chỉ” đỗ tốt nghiệp cấp 3 và vào đại học.
Ấn tượng ban đầu khi gặp Thiêng chính là cách ăn mặc giản dị của cậu. Chiếc áo sơ mi hơi cũ, chiếc quần bò đã lỗi mốt, chân đi dép tổ ong, nước da ngăm đen đậm chất dân vùng chài lưới.
Sinh ra trong một gia đình nghèo khó có 11 anh chị em, 6 trai và 5 gái, Thiêng là con thứ 10. Tuổi thơ của cậu là những năm tháng lênh đênh trên trên thuyền. Chiếc thuyền nhỏ chỉ hơn 10m2 vừa phương tiện duy nhất để kiếm sống vừa là nơi ăn, ngủ của cả đại gia đình. Khi ấy, Thiêng đã phải cùng bố mẹ, các anh chị vật lộn giữa biển khơi, vất vả, cơ cực để kiếm từng bữa cơm lo cho gia đình.
Mãi cho đến năm 1999, khi Thiêng 11 tuổi, bố mẹ cậu mới dành dụm được ít tiền, mua đất, cất nhà tại thôn Cao Bình, xã Hồng Tiến. Và cũng từ lúc này, chuyện học hành của Thiêng mới được bố mẹ tính đến.
“Tuy học muộn 4 năm, nhưng đối với mình được đi học đã là may mắn rồi. Khi những đứa trẻ khác trong làng không có điều kiện học hành, mình được cắp sách tới trường”, Thiêng chia sẻ.
Hình ảnh Thiêng với chiếc xe đạp cà tàng, lóc cóc đạp xe hàng chục cây số, không quản nắng mưa để đến trường đã in sâu vào tâm trí của nhiều người trong vùng. Suốt những năm học ở quê nhà, không năm nào Thiêng không đạt danh hiệu học sinh khá. Đó cũng là kết quả xứng đáng cho những nỗ lực, cố gắng vượt lên hoàn cảnh của cậu học trò làng chài, nơi "thất học" lên ngôi.
Hoàn thành xong chương trình THPT, Thiêng nộp hồ sơ dự thi ĐH Mỏ - Địa chất Hà Nội, và đỗ vào khoa xây dựng hệ cao đẳng của trường với số điểm 13,5 điểm. Khi đó, gia đình Thiêng đã có ý định không cho cậu đi học, vì gặp nhiều khó khăn, bố mẹ ngày một tuổi cao sức yếu, anh chị Thiêng nhiều người cũng đã lập gia đình, không thể lo cho cậu ăn học như trước kia được nữa.
Ông Nguyễn Văn Lực, bố đẻ của Thiêng tâm sự: "Hồi ấy tôi nghĩ cho nó học hết lớp 12 đã là quá cao rồi. So với anh chị nó và nhiều cháu trong làng thì có ai được ăn được học như nó đâu. Tôi định cho nó nghỉ vì kinh tế eo hẹp và khó khăn quá”.
Khi đó chàng trai 21 tuổi này luôn trăn trở: "Nếu không học tiếp thì biết làm gì? Sẽ lại quay về với nghề cha truyền con nối, cái nghề mà biển động người ta thì chui vào bờ chẳng được, còn mình thì lao để kiếm sống hay sao? Lại là những chuyến ra khơi, những mẻ lưới quăng ra giữa biển khơi, hôm được, hôm không, bữa no, bữa đói sống lay lắt qua ngày…".
Chính những trăn trở đó đã thôi thúc chàng trai làng chài này xin bố mẹ được tiếp tục đi học, mong có một ngày thoát khỏi “cái bóng” của ông cha.
Lên Hà Nội học, Thiêng đã phải làm lụng nhiều nghề như đi phụ hồ, làm gia sư, làm bồi bàn… để lấy tiền ăn học. Hàng tháng cậu chỉ dám xin bố mẹ hơn 1 triệu đồng. Công việc tuy có đôi lúc làm cậu mệt mỏi, nhưng chưa bao giờ Thiêng lơ đãng đi chuyện học hành.
Dù kết quả học tập chỉ ở mức trung bình khá, nhưng với cậu đó là quá trình phấn đấu không biết mệt mỏi, và so với người “làng điểm chỉ” đó cũng là cả một kỳ tích.
Thiêng tâm sự, có những tháng không có việc, hết tiền, gạo ở nhà mang lên cũng không còn lấy một hạt, cậu không dám gọi điện về xin bố mẹ gửi lên. Nhiều hôm nhịn đói để đến trường, tối về mới dám mua một gói mỳ tôm ăn tạm, chờ tìm công việc mới.
"Bố mẹ cũng đã già yếu, không đi biển được nữa, xin nhiều quá biết lấy gì chi tiêu. Ở quê bố mẹ còn phải lo cho thằng Uyên đang học lớp 5 nữa”, nam sinh này chia sẻ.
Nói về dự định trong tương lai, Thiêng cười lạc quan. Chỉ vào một ngôi nhà đang xây dở, cậu nói: "Mình muốn làm đúng nghề mà mình đang theo học đó là một kỹ sư xây dựng. Biết là phía trước còn nhiều khó khăn vất vả, nhưng mình sẽ cố gắng đạt được ước mơ đó, để không phụ lòng cha mẹ và những người dân làng chài".
Mặc dù tuổi đã về già, nhưng ông bà Nguyễn Văn Lực và bà Nguyễn Thị Quế vẫn cố gắng lao động. Không có đất ruộng nhưng 2 ông bà đã nhận thầu 5 sào ruộng, chăn con lợn, con gà. Khi rảnh rỗi, ông bà đan lưới thuê mỗi ngày kiếm được năm bảy chục nghìn, thêm đồng ra đồng vào nuôi anh em Thiêng ăn học, với hy vọng anh em cậu sẽ không phải khổ sở như cuộc sống của cha mẹ và các anh chị.
Theo Phi Hùng (Zing.vn)

Bộ máy chính quyền 2 cấp ở Thái Nguyên bắt đầu vận hành trơn tru, hiệu quả
Thời sự - 9 giờ trướcGĐXH - Sau khi thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, các xã sau hợp nhất tại tỉnh Thái Nguyên đã bước đầu vận hành thông suốt, đảm bảo phục vụ người dân chu đáo, hiệu quả.

Những con giáp là thiên tài kinh doanh bẩm sinh, "rót tiền" vào đâu thắng lớn ở đó
Đời sống - 12 giờ trướcGĐXH - Những con giáp này sinh ra đã có thiên phú trong lĩnh vực kiếm tiền, một khi đã lấn sân kinh doanh là sẽ càng ngày càng làm ăn phát đạt.

Truy tìm người phụ nữ tông bé trai rồi bỏ trốn ở Đắk Lắk
Pháp luật - 12 giờ trướcCông an xã Hòa Phú (Đắk Lắk) đang truy tìm người phụ nữ nghi lái xe máy tông bé 5 tuổi rồi bỏ trốn khỏi hiện trường.

Những điều cần làm ngay sau khi biết điểm thi, điểm chuẩn lớp 10 ở Hà Nội
Giáo dục - 12 giờ trướcDự kiến Hà Nội sẽ công bố điểm thi lớp 10 vào ngày 4/7. Cùng thời điểm, Sở GD-ĐT Hà Nội cũng sẽ công bố điểm chuẩn vào các trường.

Mã vùng điện thoại cố định 34 tỉnh, thành từ ngày 1/7/2025
Đời sống - 13 giờ trướcGĐXH - Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành văn bản số 2784/BKHCN-CVT hướng dẫn thực hiện quy hoạch mã vùng điện thoại cố định mặt đất 34 tỉnh, thành kể từ ngày 1/7/2025.

Sổ đỏ được cấp tại xã, phường từ 1/7/2025: Người dân được lợi gì và cần biết ngay điều gì?
Thời sự - 13 giờ trướcGĐXH - Từ 1/7/2025, 14 thủ tục đất đai, trong đó có đăng ký, cấp sổ đỏ lần đầu, đính chính, thu hồi và cấp lại sổ... sẽ được giải quyết tại xã, phường. Đây được xem là bước "đột phá" mới giúp rút ngắn thời gian, bãi bỏ thủ tục phiền hà và đảm bảo giá trị pháp lý cho giấy tờ cũ.

Tử vi tháng 6 âm lịch 2025 dự báo thay đổi về sự nghiệp, tài lộc của con giáp tuổi Dần
Đời sống - 13 giờ trướcGĐXH – Bước sang tháng 6 âm lịch 2025, chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà đã có dự báo tử vi tháng về sự nghiệp, tài lộc của tuổi Dần có những thay đổi bất ngờ.

Điểm chuẩn vào lớp 10 tại Hà Nội 5 năm qua biến động thế nào?
Giáo dục - 14 giờ trướcMức điểm chuẩn vào lớp 10 các trường THPT công lập trong 5 năm qua (2020 - 2024) không có quá nhiều biến động, tăng giảm chỉ trong khoảng 0,5 - 1 điểm.

Hà Tĩnh ngăn chặn vụ mạo danh con trai lừa đảo 180 triệu đồng
Pháp luật - 14 giờ trướcGĐXH - Đối tượng sử dụng hình ảnh, thông tin cá nhân của con trai chị A. để tạo lập tài khoản Facebook giả, nhắn tin yêu cầu chuyển tiền.

Vinh danh 20 gương mặt “Thanh niên sống đẹp” tiêu biểu năm 2025
Thời sự - 16 giờ trướcGĐXH - Hành trình “Thanh niên sống đẹp” năm 2025 chính thức khởi động, dự kiến vinh danh 20 gương mặt tiêu biểu với những hành động đẹp, lan tỏa năng lượng tích cực đến cộng đồng, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Dự án đường sắt tốc độ cao qua bao nhiêu xã, phường của Thanh Hóa?
Xã hộiGĐXH - Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam qua địa phận 18 xã, phường với chiều dài khoảng 95,33km tại tỉnh Thanh Hóa.