Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cháo thuốc hỗ trợ điều trị tiểu buốt, tiểu rắt

Thứ sáu, 15:12 05/07/2024 | Sống khỏe

Tiểu buốt, tiểu rắt là tình trạng đi tiểu tiện nhiều lần mà lượng nước tiểu ít, nhỏ giọt và đau buốt. Bệnh có thể do viêm nhiễm đường tiết niệu, sỏi tiết niệu...

Theo Đông y, nguyên nhân dẫn tới chứng tiểu buốt, tiểu rắt là do thấp nhiệt uẩn kết ở hạ tiêu. Chức năng khí hóa của thận và bàng quang bị trục trặc dẫn đến tình trạng tiểu tiện liên tục, đang tiểu bỗng nhiên đứt quãng, nước tiểu nhỏ giọt kèm theo đau buốt, đau lan xuyên cả lên bụng dưới.

Một số loại thực phẩm phối hợp với thuốc có tác động rất lớn đến chức năng bài tiết nước tiểu của cơ thể, hỗ trợ điều trị chữa trị tiểu buốt, tiểu rắt đạt hiệu quả tốt.

Một số món cháo hỗ trợ điều trị tiểu buốt, tiểu rắt

- Cháo mã đề tâm sen: Mã đề tươi 60g, tâm sen 20g, gạo tẻ 100g. Thái nhỏ lá mã đề, sắc lấy nước, bỏ bã, sau đó cho tâm sen và gạo tẻ vào nấu thành cháo; chia ra 2 lần ăn trong ngày, ăn liền 7-10 ngày (1 liệu trình). Nếu chưa khỏi, nghỉ 3 ngày, lại tiếp tục 1 liệu trình khác.

Cây mã đề là gì? Công dụng của cây mã đề đối với sức khỏe

Cháo mã đề tươi hỗ trợ điều trị tiểu buốt, tiểu rắt

- Cháo chi tử liên tâm: Chi tử (dành dành) 8g, tâm sen (liên tâm) 20g, gạo tẻ 100g. Gạo tẻ và tâm sen nấu thành cháo. Cháo chín, cho chi tử đã nghiền nhỏ vào trộn đều, đun thêm 5 phút nữa là được; chia 2 phần, ăn trong ngày, liên tục 7-10 ngày (1 liệu trình). Nếu chưa khỏi, nghỉ 3-4 ngày, lại tiếp tục 1 liệu trình khác.

- Cháo kim thạch: Kim tiền thảo 50g, thạch vi 30g, xích tiểu đậu (đậu đỏ nhỏ hạt) 30g, gạo tẻ 50g; trước tiên sắc 2 vị thuốc lấy nước, sau cho đậu đỏ và gạo vào nấu cháo; ăn lúc đói bụng, ăn liên tục 10-15 ngày.

- Cháo hồ đào: Hồ đào nhân 120g, gạo tẻ 100g; 2 thứ cho vào nồi, thêm nước, nấu thành cháo loãng, thêm đường ăn; ăn ngày 1-2 lần, liên tục 10-15 ngày.

- Cháo xương dê: Xương chân dê 300g, táo tầu 10 trái, gạo nếp 50g; xương dê rửa sạch, ninh nhỏ lửa khoảng 1 giờ, chắt lấy nước bỏ xương, cho gạo nếp cùng với táo tầu vào nước xương, nấu chín, chia ăn trong ngày; ăn liên tục 7-10 ngày.

- Cháo hạt cau: Bạch truật 12g, tân lang ( hạt cau) 16g, dạ dày lợn 1 cái, gạo tẻ 100g. Dạ dày làm sạch, cắt miếng, cùng bạch truật, tân lang, sắc lấy nước, sau cho gạo vào nấu cháo; chia ăn trong ngày, ăn liên tục 7-10 ngày.

Sơn tra là quả gì? Tác dụng của sơn tra chữa mỡ máu, rối loạn tiêu hóa

Vị thuốc sơn tra.

- Cháo sơn tra: Sơn tra 30g, gạo tẻ 100g, đường phèn vừa đủ, cùng nấu thành cháo; chia ăn trong ngày, liên tục 7 ngày.

Thực phẩm có ảnh hưởng rất lớn đến chức năng bài tiết nước tiểu của cơ thể, do đó đối với những người có nguy cơ hoặc đã bị đái rắt, đái buốt cần lưu ý:

  • Uống nhiều nước, hoặc sử dụng nhiều thức ăn lỏng, để xúc tiến quá trình trao đổi thủy dịch trong cơ thể, giúp cơ thể mau chóng đào thải các chất độc hại và hóa giải thấp nhiệt tà độc.
  • Sử dụng nhiều các loại rau quả có tính thanh đạm, như dưa hấu, bí đao, lê, rau cần, ngó sen tươi, rau má...
  • Hạn chế tối đa (hoặc không sử dụng) các loại rau quả, gia vị cay nóng, có tính kích thích mạnh như hành, tỏi, rau hẹ, gừng, ớt...
  • Không uống rượu, không hút thuốc lá...


Lương y Đỗ Văn
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ba thói quen khiến bạn "già" từ tuổi 36

Ba thói quen khiến bạn "già" từ tuổi 36

Sống khỏe - 2 giờ trước

Một số thói quen xấu có thể khiến bạn mới ngoài 30 nhưng đã phải đối diện với những bất ổn sức khỏe vốn thường gặp ở người 50, 60 tuổi.

Xuyên kỳ nghỉ lễ lấy - ghép đa tạng, hồi sinh cho 3 cuộc đời

Xuyên kỳ nghỉ lễ lấy - ghép đa tạng, hồi sinh cho 3 cuộc đời

Y tế - 3 giờ trước

GĐXH – Tất cả quá trình từ lúc phát hiện, chẩn đoán và hồi sức người hiến tạng tiềm năng đến lúc hoàn thiện các ca ghép chỉ diễn ra trong vòng 50 giờ đồng hồ, thể hiện tinh thần kỷ luật, tác phong quân đội của thầy thuốc.

Tại sao bạn lại buồn ngủ sau khi ăn?

Tại sao bạn lại buồn ngủ sau khi ăn?

Sống khỏe - 4 giờ trước

GĐXH - Nhiều người có thể đã từng có cảm giác buồn ngủ sau khi ăn, đặc biệt là sau bữa trưa. Điều này có thể ảnh hưởng đến năng suất làm việc vào buổi chiều.

5 người trong một gia đình đều mắc viêm gan E thừa nhận mắc sai lầm khi chế biến món ăn theo cách này

5 người trong một gia đình đều mắc viêm gan E thừa nhận mắc sai lầm khi chế biến món ăn theo cách này

Bệnh thường gặp - 5 giờ trước

GĐXH - Bác sĩ đã phát hiện thủ phạm chính gây viêm gan E cấp tính cho cả gia đình bệnh nhân là món gan lợn sống mà gia đình đã ăn cách đó hơn một tháng.

Mùa nắng nóng, nên ăn gì giúp giải nhiệt cơ thể?

Mùa nắng nóng, nên ăn gì giúp giải nhiệt cơ thể?

Sống khỏe - 5 giờ trước

Nóng trong người là một triệu chứng gây ra những phiền toái và ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống. Nhất là mùa hè oi bức, nhiều người thường thấy cơ thể mệt mỏi, khó chịu… thậm chí có cảm giác “bốc hỏa” trong người.

Loại hạt được đại danh y ví "tốt hơn thịt", giúp giảm mỡ máu, ngừa đột quỵ: Việt Nam có nhiều

Loại hạt được đại danh y ví "tốt hơn thịt", giúp giảm mỡ máu, ngừa đột quỵ: Việt Nam có nhiều

Bệnh thường gặp - 18 giờ trước

Đây là loại hạt quen thuộc với người Việt, được đại danh y Hoa Đà thêm vào bí quyết dưỡng sinh. Loại hạt này chứa nhiều dưỡng chất, có thể giúp giảm mỡ máu, ngừa đột quỵ.

Bị thanh gỗ mục đâm vào chân, 1 tuần sau bé gái 7 tuổi cứng hàm, co giật toàn thân, tiên lượng nguy kịch

Bị thanh gỗ mục đâm vào chân, 1 tuần sau bé gái 7 tuổi cứng hàm, co giật toàn thân, tiên lượng nguy kịch

Y tế - 21 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng nặng với suy hô hấp cấp, co giật toàn thân, môi tím tái, phải đặt nội khí quản để hỗ trợ thở máy.

Loại cây là 'kẻ thù nhà nông' lại được ví như cỏ thần, thế giới đánh giá cao

Loại cây là 'kẻ thù nhà nông' lại được ví như cỏ thần, thế giới đánh giá cao

Bệnh thường gặp - 22 giờ trước

Có một loại cỏ dại người dân thường tìm cách loại bỏ mà không biết rằng loại cây này có thể làm rau ăn rất tốt cho sức khỏe.

Ăn uống thoải mái dịp lễ, nên chuẩn bị thuốc gì để phòng rối loạn tiêu hóa?

Ăn uống thoải mái dịp lễ, nên chuẩn bị thuốc gì để phòng rối loạn tiêu hóa?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Dịp nghỉ lễ là cơ hội để mọi người ăn uống, gặp gỡ bạn bè, đi du lịch... nhưng đi kèm với đó là nguy cơ rối loạn tiêu hóa tăng cao. Vậy nên chuẩn bị sẵn những loại thuốc nào để dự phòng và xử trí rối loạn tiêu hóa?

Người bệnh tiểu đường cần làm gì để kiểm soát đường huyết sau ăn?

Người bệnh tiểu đường cần làm gì để kiểm soát đường huyết sau ăn?

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Đường huyết tăng cao sau ăn, người bệnh tiểu đường nếu không được kiểm soát kịp thời, đường trong máu cao sau bữa ăn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Top