“Chết khiếp” với loài muỗi “dị” ở các khu nhà trọ giá rẻ
GiadinhNet - Ẩm thấp, nhếch nhác, vệ sinh không đảm bảo cộng với số người tập trung sinh sống đông tại các khu nhà trọ giá rẻ trên địa bàn Thủ đô đang là môi trường “lý tưởng” cho nhiều mầm bệnh phát sinh. Hà Nội đang phải đối mặt với tình trạng dịch sốt xuất huyết (SXH) lan nhanh. Theo thống kê, 55% số ca mắc SXH xuất phát từ các khu nhà trọ tập trung trên địa bàn.
“Nuôi” bọ gậy trong các khu nhà trọ
Thông tin từ Sở Y tế Hà Nội, toàn thành phố đã ghi nhận 1.530 trường hợp mắc SXH (tăng 3,5 lần so với cùng kỳ 2014) và 323 ổ dịch SXH (tăng 5 lần so với cùng kỳ năm 2014). Hiện còn 51 ổ dịch chưa được xử lý. Số ca mắc SXH lan trên diện rộng tại 29/30 quận, huyện. Ông Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội cho hay, số ca mắc SXH chủ yếu tập trung ở các khu nhà trọ bình dân (chiếm tới 55% số bệnh nhân được thống kê). Nguy cơ bùng phát SXH tại các khu vực này là rất lớn.
Có mặt tại một số khu nhà trọ ở Hà Nội, một điểm dễ nhận thấy là những nơi này diện tích phòng chật hẹp, nhưng tập trung rất đông người sinh sống. Tình trạng nước bẩn, rác thải vứt bừa bãi, ứ đọng phổ biến ở những nơi này!
Một trong những nơi ẩm thấp, nhếch nhác là xóm trọ của người lao động nghèo sau chợ Long Biên (Phúc Xá, Ba Đình). Ngay lối vào của khu trọ này, những túi nilon được phơi la liệt, ruồi nhặng vây kín. Trước mặt là mương nước đen ngòm, rác nổi lềnh bềnh. Vào sâu bên trong, mùi ẩm mốc từ nước thải tràn lan khiến chúng tôi không khỏi rùng mình.
Gần 10 năm “bám trụ” tại khu trọ xiêu vẹo này, gia đình chị Tĩnh (ở Phúc Thọ, Hà Nội) đã “quen” với cảnh ăn nước giếng khoan trực tiếp vẫn còn mùi tanh. Cả dãy trọ gần mười phòng mà không có nổi chỗ tắm, chỗ vệ sinh chung nên những người sống ở đây buộc lòng phải tự “xử lý”. Đây cũng là một phần nguyên nhân khiến con mương trước dãy trọ có màu đen ngòm, bốc mùi hôi thối nồng nặc.
Chị Tĩnh cho biết, để tiện cho việc sử dụng nước lúc đêm hôm mà không phải ra ngoài múc, vợ chồng chị thường tích nước trong những chiếc thùng xốp để trong phòng. Vì vậy, trong nhà chị lúc nào cũng sẵn nước dùng. “Tuy nước để lâu cũng thấy có xuất hiện con loăng quăng (bọ gậy) nhưng vợ chồng tôi cũng… kệ. Ở quê, nước có loăng quăng là chuyện thường, trên này cũng thế, chắc không có gì nguy hại cả” (?!), chị Tĩnh thản nhiên nói.
Dời khu này, chúng tôi đến xóm trọ tại Triều Khúc (quận Thanh Xuân). Đây là khu trọ được xây theo kiểu dãy nhà tầng, nhìn ngoài có vẻ khá khang trang. Ghé thăm phòng em Lê Thị Trang (sinh viên trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải), chúng tôi ngạc nhiên khi thấy trong căn phòng có một chiếc thùng phuy khá to. Hỏi ra mới biết, do hay bị mất nước sinh hoạt, phòng Trang đã “đầu tư” mua hẳn chiếc thùng này để tích trữ. Hiện giờ đã có nước trở lại nhưng các bạn vẫn để số nước cũ trong thùng, trường hợp khi bị cắt nước thì vẫn có “của để dành”. Việc tích nước trong chiếc thùng phuy một thời gian dài như vậy vô tình đã tạo môi trường để “nuôi” bọ gậy trong nhà.
Một bộ phận người dân chủ quan với dịch bệnh
Sống tại môi trường ẩm thấp, chật chội, dễ phát sinh mầm bệnh nhưng ý thức phòng, chống dịch của người dân tại những khu này còn hạn chế. Bị SXH hơn một tuần qua, chị Nguyễn Thị Khuyến (quê Nam Định, thuê trọ tại Phùng Khoang, Trung Văn, Nam Từ Liêm) vẫn đang trong tình trạng mệt mỏi, đầu đau nhức và mẩn ngứa trên người.
Theo quan sát của chúng tôi, khu trọ nơi chị đang sinh sống tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây bệnh. Khu vệ sinh cáu bẩn và luôn trong tình trạng ẩm ướt. Thùng chứa giấy thải đã đầy ứ nhưng vẫn chưa được thu gom, xử lý. Chị Khuyến cho biết thêm, gần đây, phòng trọ của chị xuất hiện một số con muỗi có vẻ ngoài “dị thường”, nhìn thấy mà “chết khiếp”: Mình vằn, chân dài, đặc biệt là “mũi kim tiêm” của chúng rất cứng. Vợ chồng chị đã “phục kích” được một con.
Theo lời chị Khuyến, “hung thủ” khiến chị phải nhập viện cả tuần qua chính là một con muỗi trong số đó, chị nói: “Từ ngày sống tại Hà Nội, giờ tôi mới thấy con muỗi nhìn “quái dị” đến thế. Thoạt nhìn tưởng con ruồi, sau nhìn kỹ mới thấy không phải. Loại muỗi này “ranh” lắm, mình rình mãi mà không đập được nhưng không để ý là bị nó “tiêm”liền. Chỗ bị đốt rất rát và buốt”.
Khi được hỏi về việc phòng, chống dịch SXH, chị Khuyến chép miệng: “Ốm đau thì đi viện thôi chứ biết phòng, chống như thế nào. Thấy muỗi thì đập hoặc mua bình xịt muỗi về dùng. Nhưng cũng chẳng ăn thua, không diệt được hết đâu, loại này sinh sôi nảy nở nhanh lắm, mấy hôm đâu lại vào đấy ấy mà”.
Thực tế cho thấy, tại những khu trọ giá rẻ chủ yếu là sinh viên nghèo và lao động tỉnh lẻ lên buôn bán, làm thuê để mưu sinh. Phòng trọ cũng chỉ là nơi để “che mưa, che nắng” nên vấn đề giữ vệ sinh chung chưa được đảm bảo. Bể nước sinh hoạt tập thể cũng không được vệ sinh thường xuyên cộng với việc rác thải sinh hoạt không được thu gom xử lý kịp thời khiến tình trạng ô nhiễm ngày càng trầm trọng. Điều này đã tạo môi trường vô cùng thuận lợi cho các mầm bệnh phát sinh và khả năng lây lan rất lớn.
Biến chứng viêm màng não vì sốt xuất huyết
Khoa Truyền nhiễm (Bệnh viện Bạch Mai) vừa điều trị khỏi cho một bệnh nhân (23 tuổi) bị sốt xuất huyết biến chứng. TS Đỗ Duy Cường, Phó trưởng khoa cho biết: Tại Hà Nội, số ca mắc sốt xuất huyết phải nhập viện đang tăng cao. Tuy nhiên, biến chứng gây viêm não- màng não như bệnh nhân này là ca bệnh rất hiếm gặp. Bệnh nhân vào khoa trong tình trạng nặng, co giật, rối loạn ý thức và phải thở oxy, nguy cơ đe dọa tính mạng nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
TS Đỗ Duy Cường khuyến cáo: Người bệnh khi thấy các triệu chứng sốt cao đột ngột liên tục (từ 39 – 40 độ C), kéo dài 2 – 7 ngày, khó hạ sốt, đau đầu dữ dội ở vùng trán, sau nhãn cầu, có thể phát ban, nổi hạch, cơ thể có dấu hiệu xuất huyết: chấm xuất huyết ngoài da, chảy máu cam, chảy máu chân răng, vết bầm tím chỗ tiêm, ói ra máu, đi cầu phân đen (do bị xuất huyết nội tạng), nữ giới có thể có hiện tượng rong kinh, rong huyết, đau bụng vùng gan, buồn nôn, chân tay lạnh, người vật vã, hốt hoảng (hội chứng choáng do xuất huyết nội tạng gây mất máu, tụt huyết áp)… thì nên đến bệnh viện ngay để khám, phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
T.Nguyên
Mai Thùy/Báo Gia đình & Xã hội

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau
Y tế - 15 giờ trướcGĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis
Sống khỏe - 1 ngày trướcNgày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An
Sống khỏe - 1 ngày trướcMô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Vừa qua, Viện Đông y Việt Nam phối hợp với các chuyên gia vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam.

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?
Y tế - 1 ngày trướcCơ quan BHXH thực hiện thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu của người tham gia trên cơ sở dữ liệu thẻ BHYT. Trường hợp thông tin trên thẻ BHYT bản giấy và bản điện tử khác nhau thì thực hiện theo thông tin trên thẻ BHYT điện tử.

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm
Y tế - 2 ngày trướcBộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, cảnh báo cộng đồng

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Cả 6 người sau khi uống cùng 1 loại rượu trái cây đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói thậm chí lơ mơ…

Cứu sống du khách nước ngoài bị nhồi máu cơ tim cấp khi đang đi bộ
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng nguy kịch, huyết áp tụt, suy hô hấp nặng phải đặt ống nội khí quản, thở máy xâm nhập.

Chủ quan với đau răng, người đàn ông bị sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Sau khi tự uống thuốc giảm đau và kháng sinh tại nhà để điều trị đau răng, bệnh nhân thấy tổn thương ngày càng lan rộng. Đến khi khối áp xe chèn ép đường thở, bệnh nhân mới đến viện điều trị.

Trường Đại học Y Dược ký thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện Mắt Trung ương
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Trường ĐH Y Dược vừa ký kết thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện mắt Trung ương. Đây là sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong mối quan hệ hợp tác giữa hai đơn vị.

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis
Sống khỏeNgày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.