Chỉ bị đau họng, người đàn ông ở Hải Dương bất ngờ nguy kịch từ nguyên nhân không ngờ
GĐXH – Ông S có tiền sử khỏe mạnh, không có vết xước nào trên cơ thể. Trước khi nhập viện, ông bị đau họng, uống thuốc nhưng không đỡ.
Ngày 6/11, thông tin từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, tại đây vừa tiếp nhận một bệnh nhân mắc uốn ván từ nguyên nhân không ngờ tới.
Theo đó, nam bệnh nhân L.V.S (65 tuổi, ở Hải Dương), có tiền sử khỏe mạnh, không có bất kỳ dấu hiệu vết thương hoặc xây xước nào trên cơ thể.
10 ngày trước khi nhập viện, bệnh nhân bắt đầu có triệu chứng đau họng nhưng không sốt. Khi đến khám tại cơ sở y tế, bệnh nhân được chẩn đoán viêm họng cấp và được kê đơn thuốc điều trị ngoại trú.
Sau 6 ngày sử dụng thuốc, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng bất thường như khó há miệng, khó nói và ăn uống kém. Bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhà, được chẩn đoán mắc uốn ván và được chuyển lên Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
Tại đây, tình trạng ban đầu của bệnh nhân khá tỉnh táo, không sốt, không co giật, nhưng khả năng há miệng hạn chế, chỉ mở được khoảng 1 cm. Đáng chú ý là bệnh nhân có hiện tượng tăng trương lực cơ (cơ co cứng) vùng bụng và toàn thân rõ rệt.
Đặc biệt khi có kích thích cơ học như chạm vào người, các cơ trên cơ thể sẽ phản ứng mạnh mẽ, biểu hiện qua các cơn co cứng cơ và gồng cứng. Với các triệu chứng khởi đầu, bệnh nhân được chẩn đoán: Uốn ván toàn thể. Hiện tại, bệnh nhân được an thần, thở máy qua nội khí quản.
ThS.BS Nguyễn Thanh Bằng – Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết, trường hợp của bệnh nhân S không tìm thấy vết thương ngoài da hay dấu hiệu chấn thương nào có nguy cơ là đường xâm nhập của nha bào uốn ván.
Thông thường, vi khuẩn uốn ván xâm nhập vào cơ thể qua vết thương hở ngoài da, chấn thương, hay phẫu thuật. Tuy nhiên, khi bệnh nhân không thể xác định rõ vết thương đường vào, nguy cơ nhiễm vi khuẩn uốn ván vẫn có thể đến từ các vết xây xước nhỏ trong quá trình lao động, sinh hoạt trước đó mà bệnh nhân không để ý, do bệnh uốn ván có thời gian ủ bệnh dài, nên bệnh nhân không nhớ chính xác.
Theo BS Bằng, có những báo cáo cho thấy uốn ván xuất hiện sau các nhiễm trùng răng miệng, như sâu răng, nhổ răng, áp xe quanh răng...
"Trường hợp bệnh nhân S, chúng tôi nghĩ nhiều đến nguyên nhân mắc uốn ván từ khoang miệng. Ngoài ra, trong một số trường hợp hiếm, vi khuẩn uốn ván có thể xâm nhập qua các tổn thương hoặc nhiễm khuẩn đường ruột, chẳng hạn như từ các vết mổ trong nội soi hoặc tổn thương nhỏ ở dạ dày, trực tràng, hoặc hậu môn", BS Bằng nói.
Từ trường hợp này, các chuyên gia cho rằng, việc nhận biết sớm các dấu hiệu nghi ngờ (cứng hàm tiến triển, co cứng cơ) và thực hiện các dự phòng thích hợp là yếu tố then chốt giúp bảo vệ sức khỏe và ngăn chặn những diễn biến nghiêm trọng của bệnh uốn ván.
Cùng với đó, đối với những người làm nghề nông, lao động tay chân, thường xuyên tiếp xúc với nền đất cần tiêm phòng uốn ván định kỳ, có biện pháp bảo hộ khi lao động để hạn chế bị các vết thương.
Ngoài ra, bất kỳ vết thương nào trên cơ thể, dù nhỏ cần xử lý đúng cách, với các vết thương sâu bẩn cần xử lý tại các cơ sở y tế, không để các vết thương hở tiếp xúc với bùn đất. Đồng thời, cũng cần đảm bảo cả vấn đề vệ sinh răng miệng nói chung.
Trường hợp xuất hiện các dấu hiệu như khó há miệng, khó nói, hay khó khăn trong ăn uống, bệnh nhân nên đến ngay cơ sở y tế để được kiểm tra và phát hiện bệnh sớm, tránh biến chứng có thể xảy ra.
Cứu sống bệnh nhân sốc mất máu do chấn thương bụng, vỡ gan
Y tế - 5 giờ trướcBác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An vừa cứu sống một bệnh nhân nữ bị tai nạn giao thông, sốc mất máu do chấn thương bụng kín, vỡ gan và nguy cơ tử vong cao.
Hơn 72 giờ lọc máu liên tục cứu sống bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng
Y tế - 1 ngày trướcBệnh nhân 38 tuổi ở Quảng Ninh sốc nhiễm khuẩn, nhiễm trùng huyết, viêm phổi và suy đa tạng đã hồi phục tích cực sau hơn 72 giờ lọc máu liên tục tại Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh).
Người đàn ông 49 tuổi ở Phú Thọ ngừng tuần hoàn, phải truyền 8 lít máu may mắn được cứu sống
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Các bác sĩ đã phải truyền tổng cộng hơn 8 lít máu cho người bệnh bị vết thương đâm thấu tim, phổi. Sau 2 tháng điều trị, người bệnh đã ổn định và được ra viện.
2 trẻ ngộ độc phải nhập viện gấp do người nhà nấu nhầm loại lá này để chữa ho
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH – Do nhầm lẫn lá thủy tiên thành lá hẹ, gia đình đã lấy để nấu cháo cho con ăn. Hậu quả khiến hai trẻ bị ngộ độc phải đưa đi cấp cứu.
TPHCM: Thêm bé gái 12 tháng tuổi tử vong vì mắc sởi
Y tế - 2 ngày trướcSố ca mắc sởi tại TPHCM vẫn đang tăng. Đặc biệt, thành phố ghi nhận thêm 1 trường hợp mắc bệnh đã tử vong.
Bỏ điều trị u xương hàm 6 năm, xương răng 44 đến hàm dưới phải của nam thanh niên bị phá hủy
Y tế - 2 ngày trướcThanh niên 29 tuổi có khối u ở xương hàm dưới suốt 6 năm. Khối u phá hủy xương từ răng số 44 đến ngành lên hàm dưới phải. Bệnh nhân đã được phẫu thuật cắt đoạn xương hàm dưới và tái tạo bằng vạt da cơ xương mác tự do bằng công nghệ 3D hiện đại.
Bé trai 13 tuổi ăn gạo trộn thuốc diệt chuột cực độc do bạn bè thách thức
Y tế - 3 ngày trướcSau khi ăn gạo tẩm thuốc diệt chuột cực độc, bé trai 13 tuổi ở Kiên Giang được đưa đi cấp cứu vì đau bụng rồi chuyển lên bệnh viện tuyến trên ở TPHCM trong tình trạng nguy kịch.
Người đàn ông 55 tuổi ở Hà Nội tràn khí màng phổi do thói quen nhiều nam giới Việt mắc phải
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH – Tại bệnh viện, các bác sĩ phát hiện phổi bệnh nhân có nhiều bóng giãn, phế nang có nhiều bóng khí do phổi bị thủng, tràn khí vào màng phổi khiến phổi bị xẹp, không giãn nở được gây khó thở.
Thông tin mới nhất vụ ngộ độc nghi do ăn bánh mì ở Vũng Tàu
Y tế - 5 ngày trướcGĐXH - Theo lãnh đạo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, yêu cầu xử lý nghiêm và giao vụ việc cho cơ quan công an điều tra, làm rõ vụ ngộ độc nghi do ăn bánh mì xảy ra tại TP Vũng Tàu.
Ngộ độc nghi do ăn bánh mì ở Vũng Tàu, 1 người đã tử vong sau khi xin về
Y tế - 5 ngày trướcMột trường hợp bệnh nhân nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mì ở Vũng Tàu có diễn biến nặng, được thân nhân xin đưa về nhà và sau đó tử vong. Đến chiều nay, số ca nhập viện nghi ngộ độc tăng thêm 63 người, có 6 ca nặng.
Cô gái 25 tuổi nguy kịch vì bị ký sinh trùng đốt ở vùng nhạy cảm
Y tếGĐXH – Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng sốt cao kèm theo khó thở nghiêm trọng. Sau khi thăm khám, làm các xét nghiệm, bệnh nhân được chẩn đoán mắc sốt mò.