Chỉ cần ăn sai cách, món cà tím bổ dưỡng lại gây ngộ độc dễ như chơi
GiadinhNet - Cà tím nhiều chất bổ dưỡng, làm thành nhiều món ngon ưa thích, nhưng y học đã ghi nhận nó cũng có thể gây ngộ độc cho người ăn, nhất là món cà tím sống.
Giàu dinh dưỡng nhưng cà tím vẫn có chất độc hại
Dạo này chị H. T (Hà Nội) vòng 3 quá khổ, mặc váy áo rất xấu. Nghe người mách dùng cà tím tươi càng nhiều càng tốt sẽ nhanh giảm mỡ bụng. Thế là đợt nghỉ lễ vừa qua chị H. T quyết định mua 10kg cà tím về định trong vòng 4 ngày hết ép lại ăn sống cà tím, quyết tâm sau kỳ nghỉ có vòng bụng đẹp hơn để diện những bộ váy áo xinh xắn.
Lần đầu tiên ăn sống cà tím thấy vị đăng đắng không hề dễ ăn, nên chị xay ép lấy nước nguyên chất uống cho nhanh và dễ hơn. Uống được mấy cốc thì chị thấy tê tê môi, lưỡi, cơ thể ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ... tới mức phải vào viện. Sau khi tìm hiểu và làm các xét nghiệm, bác sĩ kết luận chị bị ngộ độc cà tím do ăn uống quá nhiều trong khoảng thời gian ngắn.

Uống nước ép và ăn sống quá nhiều cà tím dễ bị ngộ độc. Ảnh minh họa.
Theo các nhà khoa học, trong cà tím cho nhiều dưỡng chất như protid, cellulose, đường, chất béo, đặc biệt là các vitamin (A, B1, B2, B3, B5, B6, B9, C, PP) và khoáng chất vi lượng (Fe, Zn, Ca, P, K, Mg, Mn).
Sách cổ Đông y có viết quả cà tím có vị ngọt tính hàn, có tác dụng mát gan, lợi mật, nhuận tràng... rất tốt cho người bị nóng nhiệt, khô đắng miệng, táo bón… Cà tím ăn sống thì vị hơi đắng, nhưng nấu chín lại có hương vị dễ chịu, ăn ngon, tốt cho sức khoẻ.
Trong thân cây cà tím có một chất khá độc là solanine - chủ yếu nằm ở hoa và lá. Người trưởng thành tiêu thụ khoảng 400mg solanine (tương đương 36 quả cà tím tươi sống mới gặp vấn đề), bởi 1 quả cà tím chứa nhiều lắm là 11mg solanine. Chất solanine ít hòa tan trong nước, không bị phá hủy kể cả xào nấu, đun sôi ở nhiệt độ cao nên khi ăn quá nhiều, hay sơ chế không đúng cách để loại bỏ chất độc hại thì có thể bị trúng độc, dị ứng.
Hoặc khi đun nấu ở nhiệt độ quá cao thì các dưỡng chất trên sẽ thất thoát, hao hụt đến 50% dinh dưỡng, còn làm protein và một số chất khác chuyển hoá thì có tác dụng như histamin hàm lượng cao khiến người quá mẫn cảm bị dị ứng, ngứa ngoài da và miệng sau khi ăn cà tím chưa chín kỹ (nhất là người bị hen suyễn rất dễ dị ứng gây ngứa miệng, mẩn ngứa ngoài da).

Cà tím là món bổ dưỡng cho những người hay bị rôm sảy, mụn nhọt... Ảnh minh họa.
Những người nên ăn cà tím
Một số người được khuyên nên ăn cà tím:
- Cà tím tính lạnh, những người hay bị rôm sảy, mụn nhọt, lở loét có thể ăn nhiều.
- Cà tím chứa rất ít calo, ít năng lượng, chống tích tụ cholesterol và urê huyết nên người già, người béo có thể ăn thường xuyên.
- Cà tím có thể kích thích nhịp tim hoạt động tốt. Các chất magiê, canxi, vitamin A, C cải thiện cấu trúc xương, tăng cường hệ miễn dịch. Chất magiê trong cà tím còn chống lại cảm giác bồn chồn, lo lắng và chứng mất ngủ…

Nhưng một số người thì nên tránh ăn cà tím. Ảnh minh họa.
9 tạng người sau hạn chế hoặc không nên ăn cà tím
Bên cạnh những người cần phải ăn cà tím trên, thì các thầy thuốc Đông y khuyên những người sau không nên ăn cà tím:
1. Người mắc bệnh dạ dày ăn cà tím sẽ khó chịu gây ra tiêu chảy nặng.
2. Người ốm dậy, yếu mệt, bị thấp khớp, đau nhức khi trời lạnh tránh ăn cà tím nhiều và thường xuyên, nhất là món cà tím chiên rán quá nhiều dầu có thể gây viêm tấy…
3. Người bị hen suyễn, mắc bệnh thận ăn cà tím quá nhiều dễ gây sỏi thận.
4. Người có bệnh về dạ dày, lá lách, hen suyễn không nên ăn nhiều cà tím.
5. Thời điểm giao mùa thu – đông cà tím hay bị chát, đắng, lại thiên về tính hàn nên những người có thể chất hư hàn, người dễ bị lạnh bụng, đau bụng, người đang đi ngoài lỏng thì tránh ăn nhiều.
6. Cà tím không ăn cùng với thịt cua vì 2 thứ cùng tính lạnh sẽ khó chịu cho dạ dày, có thể tiêu chảy, nhất là người có thể chất hư hàn.
7. Phụ nữ đang mang thai muốn ăn cà tím thì không ăn nhiều. Cần chọn quả tươi mới. Loại bỏ quả héo, hái đã lâu vì đã sinh nhiều solanine có hại.
8. Đặc biệt là người bệnh tiểu đường càng nên ít ăn.
9. Người trước khi phẫu thuật không nên ăn.

Món cà tìm cần làm chín, không nên ăn sống. Ảnh minh họa.
Không ăn cà tím sống
Theo ông Hoàng Xuân Đại (nguyên bác sĩ BV Quân y 103), ăn cà tím không nóng như nhiều người tưởng, bởi theo y học cổ truyền cà tím có vị ngọt tính hàn, hơi độc. Nếu ăn quá nhiều cà tím sẽ gây kích thích mạnh lên các hệ hô hấp, tạo thành cảm giác gây mê và có thể dẫn đến ngộ độc.
Việc giảm béo bằng cách uống nước ép cà tím sống, ăn cà tím sống hoàn toàn không có căn cứ khoa học, còn dễ xảy ra ngộ độc. Bởi ngoài tỷ lệ nicotine cao hơn các loại rau củ khác (nồng độ 0,01mg/100g), là hàm lượng solanine khá cao trong cà tím sống cũng có thể gây tình trạng ngộ độc cấp thoáng qua.
Vì vậy sau khi ăn cà tím sống, hoặc uống nước ép cà tím sống xong thấy môi có cảm giác tê tê, ngứa ngáy, nổi mẩn thì nên biết là đã bị ngộ độc, nên tới bệnh viện sớm để được điều trị đúng cách.

Nên chọn những quả cà tím tươi, không giập nát, màu tím đậm. Ảnh minh họa.
Những lưu ý để ăn cà tím đúng cách
Th.s BS Trần Văn Thuấn khuyên người dân cần chọn chế biến những quả cà tím tươi, không giập nát, héo, màu tím đậm gần như đen.
Sơ chế cà tím bằng cách thái miếng, ngâm nước muối, cho thêm chút dấm để loại bỏ nhựa, vị đắng, độc tố gây hại cho cơ thể, thúc đẩy phân hủy solanine. Sau đó rửa lại rồi chế biến thì miếng cà mềm hơn, loại bỏ gần hết vị đắng, món ăn ngon hơn (lưu ý là cà tím rất nhạy cảm với nhiệt độ, và cà hỏng nhanh nếu vỏ quả có vết đâm, xước). Mua cà tím về cần bảo quản cả quả ở 10 độ C. Không cắt lắt cà tím trước khi bảo quản vì sẽ hỏng rất nhanh.
Cà tím kết hợp với nhiều loại thịt, rau rất hợp vị, chế biến thành các món hấp, rán/chiên, nướng, luộc, hầm, ninh, om, bung, salad… đều ngon. Chú ý nấu cà tím sôi bùng lên thì đun nhỏ lửa tới chín nhừ (như ninh, om, bung…) sẽ an toàn, không mất hết dinh dưỡng, mà còn thơm ngon, bổ dưỡng. Nên ăn cả vỏ cà khi chế biến món ăn (nướng, rán, xào, salad…), bởi vỏ cà tím chứa vitamin nhóm B, C rất tốt cho sức khỏe.
Lưu ý là hạn chế đun ở nhiệt độ quá cao trong thời gian dài vì sẽ thất thoát các vitamin và khoáng chất, thậm chí biến đổi thành chất gây hại cho cơ thể (như protein sẽ chuyển hóa như một histamine gây ngứa da, ngứa miệng cho người ăn).
Cà tím thấm dầu nhanh, ăn nhiều sẽ tăng nạp chất béo vào cơ thể. Vì vậy tốt nhất nên ăn cà tím hấp, nấu, nướng, xào… không làm mất dinh dưỡng mà vẫn ăn ngon miệng, bổ dưỡng. Cũng chỉ nên ăn cà tím 2-3 lần/ tuần, mỗi lần khoảng 100 – 250g và ăn cùng cơm sẽ an toàn.
Cà tím không nấu chung với thực phẩm lạnh (hải sản, cua…), nếu muốn thì cho thêm vài lát gừng để giảm tính lạnh.
Cà tím là quả ngon, tốt nhưng cần biết cách sơ chế, nấu nướng và ăn với liều lượng thích hợp mới tốt cho sức khỏe, đảm bảo an toàn cho bản thân và gia đình.
Ngọc Hà

3 loại rau dễ 'ngậm thuốc trừ sâu' nhất chợ, nhất là cái số 1
Sống khỏe - 17 phút trướcRau là nguồn thực phẩm quan trọng trong chế độ ăn uống. Tuy nhiên hiện nay, vấn đề "rau bẩn" với lượng thuốc bảo vệ thực vật và hóa chất tồn dư trong rau củ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người tiêu dùng.

Ăn nhiều thứ này, một loại ung thư phổ biến dễ di căn hơn
Sống khỏe - 1 giờ trướcCác nhà khoa học Tây Ban Nha cảnh báo về một kiểu ăn có thể kích hoạt các cơ chế tạo điều kiện cho ung thư di căn.

Loại quả giúp chống rụng tóc, kích thích mọc tóc con lại ngăn ngừa tới 6 loại ung thư: Việt Nam bán vừa nhiều vừa rẻ
Bệnh thường gặp - 6 giờ trướcNgoài tác dụng chống rụng tóc, kích thích mọc tóc con và ngăn ngừa tới 6 loại ung thư, chị em ép loại quả này lấy nước uống còn mang đến hiệu quả chống lão hóa rất tốt.

10 cách cải thiện đau bụng kinh tại nhà có thể bạn chưa biết
Sống khỏe - 6 giờ trướcĐau bụng kinh có thể khiến chị em mệt mỏi, ăn không ngon, ngủ không yên. Nhưng với các cách đơn giản sau, bạn có thể cải thiện đau bụng khi đến tháng hiệu quả.

5 thói quen dùng mì chính gây lãng phí, thậm chí còn sinh độc nhưng nhiều người vẫn làm
Sống khỏe - 8 giờ trướcMì chính hay bột ngọt là gia vị quen thuộc trong căn bếp của người Việt. Tuy nhiên, nhiều người vẫn nêm nếm mì chính gây lãng phí, thậm chí còn sản sinh độc tố bên trong món ăn.

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường nhất định phải tránh những sai lầm này
Bệnh thường gặp - 9 giờ trướcGĐXH - Một trong những sai lầm cần tránh khi đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường là không đo liên tục trên cùng một ngón tay, không tái sử dụng các loại que thử...

Loại rau giàu canxi gấp 4 lần sữa, nhiều vitamin C gấp 7 lần cam
Sống khỏe - 19 giờ trướcChùm ngây là loại rau có hàm lương canxi cao hơn sữa, các chất dinh dưỡng khác như vitamin C, sắt, kẽm đều cao hơn cam, cải bó xôi, cà rốt.

30 loại thực phẩm giúp kiểm soát chỉ số đường huyết cực tốt cho người bệnh tiểu đường
Bệnh thường gặp - 21 giờ trướcGĐXH - Nếu không kiểm soát chỉ số đường huyết tốt, người bệnh tiểu đường sẽ dễ mắc nhiều biến chứng ở các cơ quan như tim, mắt, não, thận… Vậy người bệnh tiểu đường nên ăn những loại thực phẩm nào để giảm chỉ số đường huyết?

Thiếu magiê ảnh hưởng đến phụ nữ trưởng thành như thế nào?
Sống khỏe - 1 ngày trướcMagiê là một khoáng chất thiết yếu đóng vai trò quan trọng trong nhiều chức năng của cơ thể. Magiê tham gia vào hơn 300 phản ứng sinh hóa, bao gồm chức năng cơ và thần kinh, kiểm soát lượng đường trong máu và tổng hợp protein…

Thanh niên 27 tuổi ở Hà Nội bất ngờ bị liệt nửa mặt, bác sĩ chỉ rõ 'thủ phạm'
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Bác sĩ nhận định yếu tố "lạnh" có thể là thủ phạm khiến thanh niên bị liệt dây thần kinh số 7, nhất là trong bối cảnh thời tiết thất thường, nhiệt độ tăng giảm đột ngột, bất ngờ lạnh sâu.

Người đàn ông ở Hà Nội phát hiện nhồi máu não từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặpGĐXH - Đi khám vì có dấu hiệu đau đầu âm ỉ, bệnh nhân được chẩn đoán xác định một loạt bệnh lý nguy hiểm gồm nhồi máu não cấp vùng chẩm trái, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid máu.