Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chỉ cần thấy 1 trong 4 dấu hiệu này lặp lại 2 tuần, bạn nên đi khám ung thư thực quản gấp

Thứ bảy, 10:30 29/09/2018 | Sống khỏe

Trên lâm sàng, ung thư thực quản là một khối u ác tính thường gặp, tỷ lệ mắc bệnh rất cao, khi mầm ung thư xuất hiện sẽ gây ra những tổn thương sức khỏe rất lớn.

Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe và sự an toàn, mỗi người nên chủ động tìm hiểu rõ nguyên nhân của bệnh ung thư thực quản, triệt để thực hiện các biện pháp phòng ngừa một cách có mục tiêu, tránh xa nguyên nhân gốc rễ gây ra bệnh.

Nguyên nhân chính gây ra bệnh ung thư thực quản

1, Thường ăn thức ăn quá nóng hoặc thực phẩm kích thích

Thường xuyên ăn thức ăn quá nóng hoặc quá cay sẽ kích thích thực quản, gây ra tổn thương niêm mạc thực quản. Nếu ăn uống lâu dài, có thể dễ dàng dẫn đến ung thư thực quản.

Ngoài ra, những người có thói quen xấu, chẳng hạn như ăn quá nhanh, hoặc người ăn miếng to, nuốt vội mà không kịp nhai nhỏ, sẽ gây ra những thiệt hại nhất định cho niêm mạc thực quản.

2. Các yếu tố môi trường

Thông thường, nếu nguồn nước hoặc đất bị thiếu các nguyên tố vi lượng trong cũng có thể gây ra hiện tượng ung thư thực quản.

Ví dụ nếu như trong nguồn nước bị thiếu nguyên tố vi lượng nhôm, thì mức nitrit sẽ tăng lên, nếu cơ thể được dung nạp một lượng dư thừa nitrat, làm cho vi khuẩn biến đổi, tạo ra một hợp chất nitrite, và nitrit là một chất gây ung thư đã được công nhận, có thể gây ra các bệnh như ung thư thực quản, ung thư dạ dày và ung thư đường ruột.

3. Sử dụng lâu dài thực phẩm bị nhiễm nấm mốc

Ở một số nơi, người dân thích ăn dưa muối chua hoặc thực phẩm lên men, các món muối mặn lâu năm. Đây cũng là một trong những nhóm các món ăn trải qua sự lên men, ô nhiễm vi khuẩn hay nấm ở quy mô lớn, những loại thức ăn này có thể gây kích thích dạ dày, và dễ bị độc tố nấm chuyển hóa thành nitrit gây ra ung thư.

4 dấu hiệu của bệnh ung thư thực quản

Mặc dù hầu hết mọi người đều đã có ít nhiều những kiến thức cơ bản về bệnh ung thư thực quản, sau khi biết thêm những nguyên nhân có thể gây ung thư thực quản, chúng ta nên chú ý đặc biệt đến công tác phòng ngừa, nâng cao sự hiểu biết của bản thân, thông qua việc nắm bắt rõ các triệu chứng sớm của bệnh để can thiệp kịp thời, ngăn chặn ung thư phát triển.

1, Có cảm giác đau khi nuốt thức ăn

Khó nuốt là triệu chứng điển hình nhất của ung thư thực quản. Thường thì người bệnh sẽ có cảm giác có cục thức ăn mắc ở đường thực quản ngay kể cả khi đang không ăn uống gì, nuốt vẫn bị vướng. Có cảm giác có một chút khí chặn đường thực quản. Cùng với sự phát triển của bệnh, các triệu chứng ngày càng trở nên rõ ràng.

Tuy nhiên, điều cần thiết để chú ý là do khối u ung thư thực quản giai đoạn sớm là tương đối nhỏ, vì vậy cảm giác khó nuốt không phải là rõ ràng hay dễ nhận biết, vì vậy nó rất dễ dàng bị bỏ qua.

2, Ho ra máu hoặc nôn mửa

Sự tăng trưởng nhanh chóng của các tế bào ung thư sẽ làm cản trở đường ống thực quản, vì vậy mỗi khi bạn ăn, bạn sẽ có các triệu chứng buồn nôn và nôn, thậm chí ho ra máu.

3, Cảm thấy nặng nề vùng ngực bất thường

Tế bào ung thư có thể nhân một cách nhanh chóng và dễ dàng tạo khối u bên trong thực quản, ngăn chặn sự di chuyển của thức ăn. Khi thức ăn bị chặn trong ống thực quản thì sẽ có cảm giác ngực bị một áp lực nặng nề đè lên.

4, Cảm giác khó tiêu, tiêu hóa thay đổi

Hầu hết các bệnh nhân bị ung thư thực quản sẽ xảy ra triệu chứng khó tiêu và cảm giác nóng rát trong dạ dày. Nếu bạn gặp triệu chứng khó tiêu kéo dài nhiều hơn hai tuần thì nên đi đến bệnh viện để tham khảo ý kiến ​bác sĩ.

Khi bạn có thể bị ung thư thực quản, chủ yếu xuất phát từ nguyên nhân thực phẩm ăn vào không trôi được nó sẽ trào ngược trở lại, cảm giác khó chịu tăng dần, đi kèm với chứng khó tiêu, rối loạn tiêu hóa.

Khi bạn có càng nhiều các triệu chứng trùng khớp với các dấu hiệu trên, chỉ cần kéo dài 2 tuần trở lên thì đừng chần chừ, hãy khẩn trương đi khám để can thiệp kịp thời nếu có bệnh.

*Theo BS Gia đình (TQ)

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Kỳ tích y học Việt Nam: Lần đầu thực hiện thành công ghép tim nhân tạo bán phần

Kỳ tích y học Việt Nam: Lần đầu thực hiện thành công ghép tim nhân tạo bán phần

Y tế - 1 giờ trước

GĐXH - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vừa thực hiện thành công ca ghép tim nhân tạo bán phần thế hệ thứ 3 lần đầu tiên tại Việt Nam.

4 triệu chứng mỡ nội tạng dư thừa và 4 thực phẩm là khắc tinh của mỡ

4 triệu chứng mỡ nội tạng dư thừa và 4 thực phẩm là khắc tinh của mỡ

Sống khỏe - 2 giờ trước

GĐXH - Những người có mỡ ở bụng thường có lượng mỡ nội tạng quá nhiều, có thể dẫn đến hàng loạt các bệnh như huyết áp cao, đột quỵ và tiểu đường.

Nên uống mấy viên Omega 3 mỗi ngày để mang lợi ích cho sức khỏe?

Nên uống mấy viên Omega 3 mỗi ngày để mang lợi ích cho sức khỏe?

Sống khỏe - 4 giờ trước

GĐXH - Omega 3 là một loại axit béo thiết yếu mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên nên uống mấy viên mỗi ngày để không gặp tác phụ ngoài ý muốn?

8 lợi ích sức khỏe của cà tím có thể bạn chưa biết

8 lợi ích sức khỏe của cà tím có thể bạn chưa biết

Sống khỏe - 5 giờ trước

Ăn cà tím hàng ngày có lợi cho sức khỏe vì đây là nguồn vitamin, chất xơ, nasumin và acid chlorogenic dồi dào.

Thường xuyên ăn thực phẩm giàu vitamin C giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Thường xuyên ăn thực phẩm giàu vitamin C giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Sống khỏe - 10 giờ trước

Một nghiên cứu mới cho thấy vitamin C từ sản phẩm tươi - không phải thực phẩm bổ sung - có thể giúp bảo vệ những người mắc bệnh đái tháo đường type 2 khỏi bệnh tim, định hình lại cách chúng ta suy nghĩ về chế độ ăn uống và phòng ngừa bệnh mạn tính.

Đo đường huyết, đường huyết cao bao nhiêu là mắc bệnh tiểu đường?

Đo đường huyết, đường huyết cao bao nhiêu là mắc bệnh tiểu đường?

Bệnh thường gặp - 10 giờ trước

GĐXH - Để xác định bạn có bị tiểu đường hay không, bác sĩ sẽ dựa trên các chỉ số xét nghiệm về đường huyết cùng với những dấu hiệu cảnh báo bệnh.

Bài thuốc trị bệnh từ lá lốt

Bài thuốc trị bệnh từ lá lốt

Sống khỏe - 11 giờ trước

Lá lốt không chỉ là gia vị thơm ngon trong ẩm thực Việt Nam, mà còn là vị thuốc nam có nhiều công dụng trong điều trị bệnh lý khác nhau.

Ghi nhận ca tử vong do sởi ở người lớn, khuyến cáo nhóm người cần đặc biệt lưu ý khi mắc sởi

Ghi nhận ca tử vong do sởi ở người lớn, khuyến cáo nhóm người cần đặc biệt lưu ý khi mắc sởi

Bệnh thường gặp - 23 giờ trước

GĐXH – Hiện nay, bệnh sởi đang có xu hướng gia tăng, không chỉ ở trẻ em mà cả người lớn, đặc biệt là nhóm người có bệnh nền hoặc miễn dịch suy giảm. Điều đáng nói, nhiều người lớn chủ quan cho rằng sởi chỉ là bệnh nhẹ, sẽ tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, thực tế bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong nếu không điều trị kịp thời.

2 người phụ nữ trẻ liên tiếp bị đột quỵ thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

2 người phụ nữ trẻ liên tiếp bị đột quỵ thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Hai nữ bệnh nhân trẻ tuổi bị đột quỵ do huyết khối xoang tĩnh mạch não đều trong độ tuổi sinh sản và có sử dụng thuốc tránh thai đường uống kéo dài.

Người phụ nữ 35 tuổi ở Vĩnh Phúc bất ngờ phát hiện u màng não kích thước lớn từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Người phụ nữ 35 tuổi ở Vĩnh Phúc bất ngờ phát hiện u màng não kích thước lớn từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Người phụ nữ phát hiện khối u màng não đường kính 40mm có tiền sử đau đầu âm ỉ, chóng mặt kéo dài, dù đã điều trị nội khoa nhưng không thuyên giảm...

Top