Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chỉ cần thứ cỏ dại này cũng đánh bay bệnh thủy đậu mà không phải bôi xanh lét toàn thân

Thứ sáu, 21:10 16/04/2021 | Sống khỏe

GiadinhNet - Đang mùa bệnh thủy đậu phát triển, và trong dân gian có một loài cỏ dại chữa trị rất hiệu quả, đánh bay chứng bệnh lành tính này trong vài ngày, không phải bôi xanh lét các vết ban vỡ.

Thủy đậu (dân gian gọi là phỏng dạ) là bệnh truyền nhiễm thường gặp ở cả trẻ em và cả người trưởng thành (nhiều nhất là trẻ em do hệ miễn dịch kém). Thủy đậu phát triển mạnh trong môi trường có độ ẩm cao như hiện nay, nhất là khi thời tiết ẩm ướt rất thuận lợi để vi rút sinh sản, phát triển và lây nhiễm.

Bệnh lây truyền trực tiếp từ người sang người, qua đường hô hấp khi hít phải giọt bắn chứa virus do người bệnh nói chuyện, hắt hơi, ho… hoặc lây gián tiếp qua các đồ vật mới bị nhiễm chất dịch của nốt phỏng hoặc niêm mạc.

Tuy bệnh tương đối lành tính và theo y học hiện đại hầu như tự khỏi, có thể để lại sẹo. Nhưng nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, đúng cách có thể dẫn đến biến chứng nặng như viêm não, viêm phổi, viêm cầu thận cấp do bệnh kéo dài quá lâu... đe dọa tính mạng người bệnh.

Chỉ cần thứ cỏ dại này cũng đánh bay bệnh thủy đậu mà không phải bôi xanh lét toàn thân - Ảnh 2.

Các nốt thủy đậu. Ảnh minh họa.


Những mụn phỏng nước to 2 -3mm mọc khắp cơ thể còn dễ vỡ, nếu xử lý các vết viêm loét không tốt sẽ dẫn tới viêm nhiễm trùng da…

Thú vị là trong dân gian có một cách điều trị bệnh thủy đậu rất hiệu quả bằng thảo dược mọc nhiều như cỏ dại với cái tên dân gian của bệnh - cây phỏng dạ (còn gọi là cây chân vịt vì hình dáng lá giống chân vịt). Đó là một loại cây thân thảo rất quen thuộc với những người ở vùng quê đồng bằng, vùng trũng nơi có nhiều ao hồ, sông ngòi biết đến. Về mô tả thì dân dã hay gọi là cây thân rau rút lá rau muống, nhưng do có tác dụng đặc trị bệnh phỏng dạ nên các cụ đặt tên là cây phỏng dạ.

Khi phát hiện trẻ có các dấu hiệu của bệnh thủy đậu, với đặc điểm nổi bật là các mụn nước trên cơ thể thì có thể tìm ngay loại cây trên lấy cả rễ - thân - lá về làm như sau:

- Cây phỏng dạ liều lượng tầm 200-500g lá tươi (tùy độ tuổi mà dùng nhiều hay ít, trẻ từ 1 tháng tuổi trở lên và người lớn đều dùng được).

- Rửa sạch cây và cho vào nồi lớn. Đổ 2-5 lít nước, hoặc nhiều hơn. Thêm vài thìa muối rồi đun sôi kỹ thì chắt lấy 1-2 bát cho trẻ uống.

- Lượng nước lớn còn lại dùng để tắm kỹ toàn thân, nhất là trẻ em.

Làm như vậy vài ngày liền các ban thủy đậu mọc đều, nhanh "bay" và chóng khỏi bệnh. Cách chữa này hiệu quả và rất an toàn, lại rẻ tiền (tủy vùng miền do yếu tố nguồn dược liệu).

Ngoài bệnh thủy đậu, cây phỏng dạ còn trị được nhiều loại bệnh da liễu mẩn ngứa, viêm da mày đay ở trẻ em và người lớn.

Chỉ cần thứ cỏ dại này cũng đánh bay bệnh thủy đậu mà không phải bôi xanh lét toàn thân - Ảnh 3.

Cây phỏng dạ (chân vịt). Ảnh minh họa.


Lưu ý người dân khi dùng cây phỏng dạ:

Tuy thủy đậu là bệnh lành tính, nhưng cha mẹ không nên chủ quan mà không quan tâm, chăm sóc điều trị đúng cách kịp thời. Bởi có một số trẻ em chữa lâu không khỏi là do các tổn thương trên da bị nhiễm trùng, hóa mủ, lở loét... Hoặc là một bệnh ngoài da như viêm da, viêm nang lông... mà xác định nhầm là thủy đậu.

Vì vậy cha mẹ khi thấy con mọc ban thì nên cho con đi bệnh viện khám chuyên khoa để xác định rõ là bệnh gì. Việc cho con đi khám sớm nhằm kiểm soát tình trạng, mức độ nhiễm bệnh để được điều trị đúng cách, tránh để mụn nước gia tăng kích thước, dễ bội nhiễm và có thể gặp nguy hiểm hơn vì có thể bị nhiễm trùng huyết và một số biến chứng khác. Nếu có biến chứng nặng, hoặc suy giảm miễn dịch bác sĩ sẽ kê đơn thuốc đặc biệt.

Sau một thời gian được điều trị, tình trạng bệnh sẽ dần được cải thiện, bệnh nhân sẽ không còn cảm thấy mệt mỏi, các nốt mụn nước tự vỡ, khô và bong vảy. Quá trình điều trị không nên gãi làm cho nốt mụn nước vỡ ra và lây lan sang vùng da khác.

Xử trí thế nào khi mắc thuỷ đậu?

- Cha mẹ cần cho con đi khám sớm. Người bị bệnh thủy đậu cần được nghỉ ngơi, uống nhiều nước và Vitamin nhóm B, C.

- Tắm nước sạch, tránh chà sát da.

- Bôi các vùng da tổn thương bằng dung dịch sát khuẩn nhẹ (betadin, xanhmetylen...).

- Dùng thuốc hạ sốt theo y lệnh khi trẻ sốt cao.

Cách phòng ngừa bệnh thủy đậu

Khi có dấu hiệu của bệnh thủy đậu cần lưu ý:

- Hạn chế tiếp xúc với người bệnh để phòng tránh lây lan.

- Những trường hợp mắc bệnh thuỷ đậu cần được nghỉ ngơi cách ly từ 7 - 10 ngày để tránh lây lan cho những người xung quanh.

- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, sử dụng các đồ dùng sinh hoạt riêng, vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý.

- Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, trường học, vật dụng sinh hoạt bằng các chất sát khuẩn thông thường.

- Tiêm chủng là cách hiệu quả nhất để phòng ngừa thủy đậu.

Ths. BS Hoàng Kỳ

Bệnh viện Y học cổ truyền Hà Nội



Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nếu bạn muốn sống lâu hơn sau 60 tuổi, cần tuân thủ 7 điều 'lười biếng' này

Nếu bạn muốn sống lâu hơn sau 60 tuổi, cần tuân thủ 7 điều 'lười biếng' này

Sống khỏe - 1 giờ trước

GĐXH - 7 điều "lười biếng" này thực chất là một thái độ sống chứa đựng trí tuệ sâu sắc và tôn trọng, quan tâm đến sức khỏe.

Người đàn ông nhập viện sau 14 ngày ăn bún vì một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Người đàn ông nhập viện sau 14 ngày ăn bún vì một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 13 giờ trước

GĐXH - Trong lúc ăn bún chay (có đậu phộng), người bệnh bất ngờ xuất hiện cơn ho sặc dữ dội. Sau khi nội soi, các bác sĩ đã lấy ra dị vật là nửa hạt đậu phộng trong phế quản của nạn nhân.

Mẹ hiến tạng cứu sống con gái 11 tuổi bị suy thận giai đoạn cuối

Mẹ hiến tạng cứu sống con gái 11 tuổi bị suy thận giai đoạn cuối

Bệnh thường gặp - 14 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân suy thận được ghép thận trái từ người cho là mẹ ruột, đồng thời cắt bỏ thận phải tận gốc để ngăn ngừa nguy cơ ung thư hóa do đột biến gen.

Bé gái hơn 2 tuổi nhập viện gấp do tai nạn tại nhà hay gặp ở trẻ nhỏ

Bé gái hơn 2 tuổi nhập viện gấp do tai nạn tại nhà hay gặp ở trẻ nhỏ

Sống khỏe - 14 giờ trước

GĐXH - Theo các bác sĩ, gói thuốc mà trẻ uống được xác định là thuốc diệt nấm chứa hoạt chất Hexaconazole – một loại thuốc sinh học dạng lỏng có thể gây ngộ độc ở trẻ nhỏ nếu uống nhầm với liều lượng lớn.

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh dẫn đầu về chất lượng ở khối y tế tư nhân tại Hà Nội và TPHCM

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh dẫn đầu về chất lượng ở khối y tế tư nhân tại Hà Nội và TPHCM

Sống khỏe - 16 giờ trước

Sở Y Tế Hà Nội và TPHCM vừa công bố Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội dẫn đầu về chất lượng trong khối bệnh viện công lập và tư nhân, còn Tâm Anh TPHCM đứng đầu khối tư nhân và thứ 3 ở cả 2 khối.

Bà bầu 26 tuổi ở Bắc Ninh phát hiện bị cường giáp thai kỳ từ dấu hiệu nhiều chị em Việt bỏ qua

Bà bầu 26 tuổi ở Bắc Ninh phát hiện bị cường giáp thai kỳ từ dấu hiệu nhiều chị em Việt bỏ qua

Mẹ và bé - 17 giờ trước

GĐXH - Thai phụ bị cường giáp thoáng qua đến khám với triệu chứng nôn nghén nhiều, gầy sụt 2kg/ 2 tháng, hồi hộp trống ngực…

Sau mũi tiêm tại phòng khám tư, người đàn ông liệt tứ chi hoàn toàn

Sau mũi tiêm tại phòng khám tư, người đàn ông liệt tứ chi hoàn toàn

Y tế - 20 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng liệt tứ chi, cơ lực bằng 0, mất phản xạ, kèm suy hô hấp nặng do liệt cơ hô hấp.

Người đàn ông 33 tuổi phải cắt bỏ thực quản vì làm 1 việc sai lầm này trong lúc say rượu

Người đàn ông 33 tuổi phải cắt bỏ thực quản vì làm 1 việc sai lầm này trong lúc say rượu

Bệnh thường gặp - 22 giờ trước

GĐXH - Trong một lần say rượu, anh T. vô tình uống nhầm hóa chất, gây bỏng thực quản nặng không thể phục hồi. Các bác sĩ đã tiến hành nội soi cắt thực quản và tạo hình lại bằng dạ dày.

6 dấu hiệu 'thầm lặng' cảnh báo học sinh đang thiếu hụt dinh dưỡng

6 dấu hiệu 'thầm lặng' cảnh báo học sinh đang thiếu hụt dinh dưỡng

Mẹ và bé - 1 ngày trước

Thiếu hụt dinh dưỡng ở học sinh là tình trạng phổ biến nhưng lại thường bị bỏ qua, do các dấu hiệu thường không rõ ràng, diễn tiến âm thầm. Nếu không được nhận diện và can thiệp sớm sẽ ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ.

Nắng nóng gay gắt, thận trọng với những dấu hiệu này kẻo đi viện không kịp

Nắng nóng gay gắt, thận trọng với những dấu hiệu này kẻo đi viện không kịp

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, sốc nhiệt trong mùa nắng nóng là một tình trạng cấp cứu y tế. Việc chậm trễ trong xử trí có thể khiến người bệnh bị tổn thương não, các cơ quan nội tạng, thậm chí tử vong.

Top