Chỉ nhìn vào giày dép, dáng đi cũng lộ ra bệnh tật, thấy 8 điểm này cần thăm khám ngay
Trên thực tế, nhiều vấn đề sức khỏe có thể được bộc lộ thông qua dáng đi và cả độ mòn của giày dép.
Chúng ta đi lại, sử dụng giày dép mỗi ngày nhưng ít ai có thói quen kiểm tra chúng thường xuyên, trừ khi phát hiện sự khó chịu hay giày dép hư hại. Tuy nhiên, theo các chuyên gia sức khỏe thì những bất thường như độ mòn ở giày dép, dáng đi có thể phản ánh nhiều điều về sức khỏe mỗi người.
4 kiểu mòn giày dép cảnh báo trước nhiều vấn đề sức khỏe
Giày dép đi lâu cũng sẽ bị mòn, nhưng nếu phát hiện giày dép của bạn mòn theo 4 kiểu dưới đây thì nên cẩn trọng!
Mòn mặt trong của đế:
Mặt trong của đế giày dép là mặt đối xứng giữa 2 bàn chân, thường chạm như khi chụm 2 bàn chân lại. Nó có thể được gây ra bởi chân vòng kiềng nặng hoặc tình trạng bàn chân phẳng, thường gọi là chân bẹt. Hoặc là do xương chậu bị nghiêng về phía trước, dị dạng khớp háng.

Mòn nhiều ở mặt trong đế giày có thể do tư thế đi sai hoặc tiềm ẩn nhiều bệnh xương khớp (Ảnh minh họa)
Bàn chân bẹt khiến bàn chân nghiêng vào trong khi vòm bàn chân trước chạm đất, gây mòn gót chân bên trong. Bàn chân bẹt làm giảm chức năng nâng đỡ của bàn chân và khiến cơ bắp chân phải làm việc quá sức, có thể dẫn đến chuột rút hoặc sưng khớp cổ chân trong, sưng khớp háng bên trong, đau thắt lưng.
Mòn mặt ngoài của đế:
Mặt ngoài đế giày tức là mặt hướng ra ngoài, gần với tay và vai hơn. Đây là dấu hiệu của sự căng quá mức ở bên ngoài gót chân, thường là do gót chân bị lõm khiến trọng lượng dồn về phía bên ngoài bàn chân, gây mòn bên ngoài giày.
Cách đi bộ này dễ dẫn đến bong gân, chấn thương khớp, căng thẳng không đều trong thời gian dài cũng có thể gây hao mòn sụn ngoài của đầu gối, dẫn đến viêm khớp. Trong trường hợp mặt ngoài đế giày bị mòn nghiêm trọng, tốt nhất bạn nên đến chuyên khoa chỉnh hình để khám, tránh làm biến dạng cấu trúc xương và gây hậu quả nghiêm trọng.
Độ mòn đế 2 bên giày dép không đối xứng:
Tình trạng này chủ yếu là do lực tác dụng lên đầu gối không đồng đều, phổ biến nhất là bàn chân dài hoặc bàn chân ngắn, hai bên xương chân có độ dài khác biệt nhau. Điều này dẫn tới động tác đi lại sẽ có một chút khác biệt, độ mòn của lòng bàn chân đương nhiên sẽ khác nhau. Lòng bàn chân dài sẽ mòn tương đối ít, trong khi lòng bàn chân ngắn sẽ mòn nhiều hơn do phải chịu lực lớn hơn.
Nguyên nhân ngoài yếu tố bẩm sinh còn có thể liên quan đến nghiêng xương chậu, lệch xương hông, cong vẹo cột sống, thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng nghiêm trọng, các bệnh gây ăn mòn xương khớp…
Mòn đầu mũi giày dép:
Hiện tượng mài mòn ở phần đầu đế giày cũng tương đối phổ biến. Đây thường là do bàn chân của người đó tương đối to, trong khi giày lại nhỏ và lực tác động lên bàn chân trước không đồng đều. Hoặc do tư thế đi sai, dị dạng xương chân, các bệnh gây dày sừng lòng bàn chân như viêm da cơ địa… Nếu do giày chật, tư thế đi sai thì có thể sẽ xuất hiện thêm vết chai, lồi hoặc biến dạng nhỏ ở ngón chân. May mắn là điều này có thể điều chỉnh.
Còn trong trường hợp nghiêm trọng, thói quen đi nhón chân gây mòn mũi giày dép còn có thể là do các bệnh lý nguy hiểm như: loạn dưỡng cơ, bại não, tự kỷ, bệnh tủy sống… nhất là ở trẻ em.
Các chuyên gia cũng nhắc nhở thêm rằng, đối với những đôi giày mới mua, nếu độ mòn trong vòng sáu tháng nằm trong khoảng 20% thì đó là điều bình thường. Nhưng nếu rút ngắn thời gian này xuống còn 3 tháng, không chỉ là tư thế đi lại có vấn đề mà còn là cơ thể có bất thường, nên đến bệnh viện kiểm tra kịp thời.
4 bất thường khi đi lại là dấu hiệu bệnh tật nguy hiểm
Ngoài độ mòn của gót giày, một số bất thường khi đi lại cũng có thể là dấu hiệu của bệnh tật nguy hiểm nhưng ít ai để ý.
Bước đi hình cái kéo:
Zhang Jie, phó bác sĩ khoa Tim mạch tại Bệnh viện Nhân dân số 7 Trịnh Châu (Trung Quốc) nhắc nhở: “Đi lại với dáng như cây kéo cắt là dấu hiệu điển hình của vấn đề về não bộ, thường gặp nhất là bại não, bệnh nhồi máu não. Khi đi bộ, hai đùi khép lại, chân bắt chéo nhau, đi bộ dễ dàng bước trước một chỉ mu bàn chân của bàn chân.

Dáng đi bất thường không chỉ báo hiệu bệnh xương khớp, mà còn có thể là bệnh tim mạch hay não bộ (Ảnh minh họa)
Lý do là các dây thần kinh và mạch máu của cơ thể con người phân bố rộng rãi ở chân nên nhồi máu não có thể gây suy giảm khả năng vận động của chi một bên, khiến chi bị ảnh hưởng mất đi sự linh hoạt khi đi lại. Vì vậy, người bệnh sẽ dùng chân khỏe làm điểm tựa khi đi lại, chi còn lại sẽ đu về phía trước nhờ sự trợ giúp của lực và quán tính của cơ thể khi đi, tạo thành dáng đi giống như một chiếc kéo khi nhìn từ phía sau”.
Đau nhức bắp chân khi đi quãng ngắn, kể cả khi nghỉ ngơi:
Bác sĩ Wang Wei, Trưởng khoa Phẫu thuật mạch máu của Bệnh viện Xiangya thuộc Đại học Trung Nam (Hồ Nam, Trung Quốc) nói: “Nếu cảm thấy bắp chân nặng, lạnh và yếu, khoảng cách đi bộ ngắn cũng thấy đau nhức dù không quá cao tuổi thì nên cẩn trọng với nhiều vấn đề sức khỏe. Ví dụ như thiếu máu, căng cơ quá độ, viêm dây thần kinh ngoại biên, tiểu đường, mỡ máu, huyết khối, thuyên tắc động mạch chi dưới….
Các bệnh tim mạch nghiêm trọng và bệnh thuyên tắc động mạch chi dưới khiến bạn bị rút ngắn quãng đường đi bộ theo thời gian, thậm chí bắp chân vẫn cảm thấy đau ngay cả khi nghỉ ngơi. Cảm giác khó chịu rõ ràng hơn khi nằm xuống vào ban đêm. Trường hợp nặng có thể bị bầm tím, loét bàn chân, ngón chân”.
Đau răng hay đau hàm khi đi lại:
Bác sĩ Qin Haidong, Trưởng khoa Cấp cứu của Bệnh viện Số 1 Nam Kinh (Giang Tô, Trung Quốc) cho biết: “Nếu bình thường bạn không cảm thấy đau răng hay đau quai hàm nhưng cứ đi lại là có cảm giác đó thì hãy cẩn trọng với nhồi máu cơ tim. Cơn đau này thường kéo dài dai dẳng và có thể kèm theo các triệu chứng khác như đau ngực, đau vai, cảm giác bức bối khó hiểu”.
Đau đầu gối khi leo cầu thang, xuống dốc:
Theo Wang Jian, Phó trưởng khoa Phẫu thuật Khớp và Xương tại Bệnh viện Nanfang thuộc Đại học Y miền Nam (Trung Quốc) cảnh báo: “Dù ở tuổi nào, nếu thường xuyên bị đau khớp gối khi leo cầu thang, xuống dốc mà không phải chấn thương thì hãy cẩn với bệnh viêm khớp gối, thoái hóa khớp gối, tràn dịch khớp gối.

Đau đầu gối một cách khó hiểu, ngay cả khi nghỉ ngơi thường do các bệnh về khớp gối (Ảnh minh họa)
Những người bị viêm khớp gối cũng có thể bị khó ngồi xổm hoặc đứng dậy, hoặc thậm chí phát ra âm thanh lộp bộp ở đầu gối. Một số trường hợp có thể là do tổn thương dây chằng, viêm bao hoạt dịch, thậm chí ung thư liên quan tới xương khớp hoặc máu”.
Loạn giá vé tết

Mùa hè, 4 dấu hiệu cơ thể cảnh báo bạn đang bị nóng gan
Bệnh thường gặp - 2 giờ trướcGĐXH - Nóng gan không phải là bệnh quá nguy hiểm, tuy nhiên nếu không chủ động điều trị thì lâu dài có thể tiến triển thành các loại bệnh gan như: Suy gan, xơ gan, thậm chí là ung thư gan.

Người phụ nữ 37 tuổi phát hiện u dưới niêm mạc thực quản kích thước lớn từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 5 giờ trướcGĐXH - Sau khi nội soi thực quản dạ dày, các bác sĩ phát hiện một khối u dưới niêm mạc kích thước lớn. Trước đó, bệnh nhân có cảm giác nuốt vướng, nuốt nghẹn...

Cảnh báo nguy cơ viêm mũi xoang cấp từ một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 7 giờ trướcGĐXH - Thấy có triệu chứng viêm xoang, anh V nghĩ rằng bệnh không nghiêm trọng nên tự mua kháng sinh tại hiệu thuốc nhưng triệu chứng không chỉ cải thiện mà ngày một nặng lên.

Người đàn ông 33 tuổi thoát chết vì nhồi máu cơ tim thừa nhận chủ quan, bỏ qua dấu hiệu nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 9 giờ trướcGĐXH - Người đàn ông bị nhồi máu cơ tim cho biết, gia đình có tiền sử bị nhồi máu cơ tim, cộng thêm cơ địa béo phì (BMI = 35,4) và lối sống ít vận động...

Người đàn ông 45 tuổi phát hiện ung thư dương vật thừa nhận 1 sai lầm nhiều nam giới Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 12 giờ trướcGĐXH - Triệu chứng của ung thư dương vật đôi khi không rõ ràng, ban đầu chỉ là vết sùi, vết loét nhỏ rỉ dịch nên người bệnh thường dễ bỏ qua hoặc ngại đi khám.

3 loại dầu quen thuộc là "thủ phạm" gây bệnh gan, thậm chí ung thư: Đừng tiết kiệm mà hại cả nhà!
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcDầu ăn được dùng để nấu ăn hàng ngày. Nếu vô tình dùng thường xuyên 3 loại dầu ăn "độc hại" này, nguy cơ bệnh tật, thậm chí bị ung thư là rất cao.

Top 10 loại trái cây khô và hạt giàu canxi tốt cho xương
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcNgoài sữa và các sản phẩm từ sữa thì trái cây khô và hạt cũng chứa nhiều canxi. Đây là lựa chọn tuyệt vời cho những người không dung nạp lactose, người ăn chay hoặc đơn giản là muốn đa dạng hóa nguồn cung cấp canxi giúp xương chắc khỏe.

Căn bệnh gây đau đớn khủng khiếp, nguyên nhân một phần do ăn 'sướng miệng' và uống vitamin vô tội vạ
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcSỏi thận từ lâu đã trở thành nỗi ám ảnh của hàng triệu người, gây ra những cơn đau quặn thắt và biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời. Điều rất đáng báo động là ngoài nguyên nhân bệnh lý, sỏi thận còn có thể hình thành do thói quen ăn uống chưa khoa học và sử dụng các loại vitamin vô tội vạ.

Mùa hè, uống nước cam vào thời điểm này để thải độc gan, cải thiện tiêu hóa và tăng cường miễn dịch
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcGĐXH - Chất xơ có trong cùi và múi cam có thể giúp cơ thể duy trì sức khỏe hệ tiêu hóa, thải độc gan, giảm nguy cơ mắc các bệnh như đái tháo đường, tim mạch và một số loại ung thư.

Người phụ nữ 60 tuổi phát hiện ung thư trực tràng từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcGĐXH - Bác sĩ cho biết người phụ nữ này mắc ung thư trực tràng trước đó có triệu chứng táo bón kéo dài mà không biết.

Người phụ nữ 60 tuổi phát hiện ung thư trực tràng từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặpGĐXH - Bác sĩ cho biết người phụ nữ này mắc ung thư trực tràng trước đó có triệu chứng táo bón kéo dài mà không biết.