Chi tiền triệu mua vitamin C phòng dịch nCoV và những sai lầm dễ mắc phải
GiadinhNet – Theo các chuyên gia, việc chủ động nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, nhất là trong thời điểm diễn ra dịch bệnh là việc làm tốt, nhưng cần tỉnh táo để tránh tiền mất tật mang.
Sau khi đọc thông tin quảng cáo trên các trang mạng về việc uống vitamin C hàng ngày có thể phòng ngừa được bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra, chị Nguyễn Thị Thu (ở Cầu Giấy, Hà Nội) đã cấp tốc đặt mua 20 gói bổ sung vitamin C (mỗi gói 60 viên) với giá 220.000 đồng/gói cho cả nhà dùng dần.

Theo các chuyên gia, vitamin C rất tốt cho sức khỏe, giúp nâng cao sức đề kháng nhưng không phải là "thần dược" phòng dịch bệnh. Ảnh minh họa
Dù giá của mỗi gói vitamin C này bị đội lên vài chục nghìn/gói so với trước đây nhưng chị Thu vẫn "nghiến răng" chi tiền vì theo chị "không có gì quan trọng bằng sức khỏe, mất ít tiền nhưng không bị nhiễm bệnh cũng đáng" (?!)
Cùng suy nghĩ với chị Thu, chị Vũ Thị Nhật (ở Hà Đông, Hà Nội) cũng đang thực hiện việc "ép" 2 con nhỏ uống bổ sung viên C sủi hàng ngày. Không những thế, chị còn tích cực mua cam về vắt nước cho con uống sau mỗi bữa ăn để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, chống lại dịch bệnh.
Theo anh Huy – chồng chị Nhật, bọn trẻ nhà anh ngày nào cũng 2 cốc nước cam, kèm viên C sủi khiến chúng đâm ra sợ. "Chưa biết việc phòng dịch đến đâu nhưng trước mắt, các con tôi đang bị khủng hoảng, cứ thấy đồ chua là sợ", anh Huy nói.
Trao đổi với PV Báo GĐ&XH về vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho rằng, vitamin C có vai trò tăng cường miễn dịch, nâng cao sức đề kháng trong cơ thể, giúp chống lại các tác nhân gây bệnh. Do đó, việc cung cấp vitamin C hàng ngày cho cơ thể là cần thiết.
Vitamin C có rất nhiều trong các loại rau xanh (rau ngót, súp lơ, rau đay…) và trái cây tươi (cam, quýt, bưởi, đu đủ…). Nếu chế độ ăn uống hàng ngày đảm bảo có đầy đủ rau xanh và trái cây, nhất là những loại trái cây giàu vitamin C kể trên, nghĩa là đã đủ vitamin C rồi, không nhất thiết phải bổ sung thêm.
Về việc người dân đổ xô đi mua các loại thực phẩm chức năng bổ sung vitamin C để phòng ngừa dịch bệnh do nCoV gây ra, PGS.TS Nguyễn Thị Lâm cho rằng, điều này là không cần thiết nếu chúng ta đã đảm bảo đủ lượng vitamin C trong bữa ăn hàng ngày.

Đồ họa: Hoàng Việt
Trong khi đó, theo TS Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, cùng với nhiều vitamin và khoáng chất khác, vitamin C rất cần thiết cho sức khỏe. Tuy nhiên, vitamin C không có tác dụng chống hay tiêu diệt nCoV như nhiều người lầm tưởng. Bởi hiện nay, chưa có nghiên cứu nào cho thấy, bổ sung vitamin C có thể không mắc bệnh do nCoV gây ra.
Khi nào cần bổ sung thực phẩm chức năng chứa vitamin?
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, trong trường hợp không bổ sung được vitamin C từ thực phẩm hàng ngày, có thể kết hợp dùng thêm các viên uống, cốm (dành cho trẻ nhỏ) bổ sung vitamin C. Tuy nhiên, vị chuyên gia dinh dưỡng này cho biết, việc nâng cao sức khỏe không chỉ tập trung riêng vào vitamin C mà còn rất nhiều các vitamin khác như vitamin A, D, E và các khoáng chất.
Do đó, nếu dùng thực phẩm bổ sung, nên dùng loại đa vi chất dinh dưỡng sẽ đảm bảo cân đối đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Trước khi dùng, nên tham khảo ý kiến chuyên gia và dùng đúng liều lượng chỉ dẫn để đảm bảo đem lại hiệu quả một cách tốt nhất.
Điều quan trọng mà vị chuyên gia này khuyến cáo là tránh mua phải những thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc. Bởi lẽ, hiện nay trên mạng xã hội đang rao bán rất nhiều sản phẩm, thực phẩm chức năng được quảng cáo giúp ngăn ngừa, chống lại dịch nCoV.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, thời điểm hiện tại, chưa có thuốc và vaccine phòng ngừa nCoV. Vì vậy, người dân không nên nghe theo những lời quảng cáo, thổi phồng công dụng của các thực phẩm chức năng để bán hàng với giá cao cho người tiêu dùng.
Bên cạnh đó, lợi dụng tình hình dịch bệnh và tâm lý lo lắng của người dân, nhiều cơ sở, đơn vị sản xuất hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc cũng tranh thủ "tung" sản phẩm "nhái" để trà trộn vào thị trường. Do đó, người dân cũng nên cảnh giác với các loại sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ để tránh vừa tốn kém tiền của, vừa có nguy cơ rước họa nếu mua phải loại thực phẩm bổ sung kém chất lượng, không đảm bảo cho sức khỏe người dùng.

Đồ họa: Hoàng Việt
Để nâng cao sức khỏe, hỗ trợ phòng ngừa dịch bệnh, theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, việc cần làm là đảm bảo cân đối các nhóm chất dinh dưỡng trong các bữa ăn hàng ngày. Trong đó, nên tăng cường rau xanh và trái cây tươi vì đây là nguồn cung cấp các loại vitamin như vitamin C, vitamin A, B1... và nhiều khoáng chất như kali, canxi, magiê cần thiết cho quá trình chuyển hóa, góp phần tăng sức đề kháng phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn, viêm đường hô hấp...
Ngoài việc ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, người dân cần chủ động tuân thủ các khuyến cáo của Bộ Y tế về phòng ngừa dịch nCoV như: Rửa tay thường xuyên; đeo khẩu trang đúng cách, dùng tay che miệng khi ho, hắt hơi; tránh tiếp xúc nơi đông người. Trường hợp có triệu chứng của bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV như ho, sốt, khó thở, phải đến các cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị kịp thời, hạn chế nguy cơ lây lan ra cộng đồng.
Rửa tay bằng xà phòng để phòng lây nhiễm nCoV
Mai Thùy

3 thời điểm không nên uống cà phê
Sống khỏe - 1 giờ trướcCà phê có nhiều lợi ích nhưng uống vào lúc không thích hợp có thể gây ra nhiều tác dụng phụ tiêu cực. Tìm hiểu những thời điểm nên cân nhắc hạn chế hoặc tránh uống cà phê.

6 nguyên nhân gây vết loét ở người bệnh tiểu đường, nhất định phải biết để tránh
Bệnh thường gặp - 19 giờ trướcGĐXH - Vết loét ở người bệnh tiểu đường nếu không được điều trị đúng cách có thể làm tăng nguy cơ hoại tử, viêm tủy xương, thậm chí là cắt cụt chi.

Chồng bất tỉnh vì đột quỵ, vợ ngất xỉu do nhồi máu cơ tim
Bệnh thường gặp - 19 giờ trướcChỉ trong vòng một tháng, cặp vợ chồng trẻ tại TPHCM đã phải đối mặt với hai biến cố sức khỏe nghiêm trọng, khiến người thân không khỏi bàng hoàng.

Hành trình 103 ngày kỳ diệu nuôi bé sinh non chỉ nặng 550 gram
Sống khỏe - 1 ngày trướcBé gái chào đời ở tuần thai thứ 24, chỉ nặng 550 gram, cẳng chân nhỏ bằng ngón tay út của người lớn, thể trạng rất non yếu, được trở về với gia đình sau 103 ngày nuôi dưỡng đặc biệt, sức khoẻ ổn định.

Người đàn ông bị ung thư đại tràng giai đoạn 4 ân hận vì không làm việc này dù đã được cảnh cáo trước
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Gia đình từng có người mắc ung thư đại tràng, mặc dù được khuyến cáo nên nội soi đại tràng sau tuổi 40, anh vẫn chưa thực hiện...

Ca bệnh hi hữu: Viên bi sắt 6mm nằm trong mí mắt nam sinh 15 tuổi ở Ninh Bình suốt nhiều ngày
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Nam sinh 15 tuổi mang dị vật kim loại nằm sâu trong mí mắt trái suốt nhiều ngày mà không biết.

Hai người phải nhập viện cấp cứu sau khi ăn tiết canh, nem sống
Y tế - 1 ngày trướcSau khi ăn nem sống và tiết canh, hai người đàn ông phải nhập viện cấp cứu với biểu hiện sốt cao, đau đầu dữ dội, kích thích vật vã, cứng gáy, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết, kèm biến chứng điếc.

Người đàn ông nhập viện vì sốc nhiễm khuẩn, thừa nhận sai lầm nghiêm trọng khi điều trị bệnh tiểu đường
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Tự ý dùng thuốc không rõ nguồn gốc để điều trị bệnh tiểu đường, người đàn ông này nhập viện với biểu hiện lơ mơ, vã mồ hôi và tình trạng ngày một xấu đi.

Hai người viêm màng não, điếc vĩnh viễn do món 'khoái khẩu' của nhiều đàn ông Việt
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH - Sau khi ăn lòng lợn, tiết canh, các bệnh nhân xuất hiện sốt cao, đau đầu, buồn nôn nên được đưa đi cấp cứu. Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán mắc liên cầu khuẩn lợn có biến chứng nghiêm trọng.

8 dấu hiệu ung thư trực tràng dễ nhận biết nhưng thường bị bỏ qua
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH - Có rất nhiều dấu hiệu cảnh báo ung thư trực tràng nhưng thường bị người bệnh phớt lờ, bỏ qua như: Tiêu chảy, táo bón, thay dổi hình dạng phân...

Ca bệnh hi hữu: Viên bi sắt 6mm nằm trong mí mắt nam sinh 15 tuổi ở Ninh Bình suốt nhiều ngày
Y tếGĐXH - Nam sinh 15 tuổi mang dị vật kim loại nằm sâu trong mí mắt trái suốt nhiều ngày mà không biết.