Hà Nội
23°C / 22-25°C

“Chiến binh” chống dịch nơi địa đầu Tổ quốc

GiadinhNet - Những ngày giữa tháng 4/2020, cuộc sống của người dân nơi địa đầu Tổ quốc Hà Giang đảo lộn khi xuất hiện ca bệnh số 268 mắc COVID-19 tại thôn Pín Tủng. Các y bác sỹ cùng lực lượng chức năng đã phải ngày đêm căng mình chống dịch.

“Chiến binh” chống dịch nơi địa đầu Tổ quốc - Ảnh 1.

Lực lượng chức năng phối hợp lấy mẫu bệnh phẩm của người dân thôn Pín Lủng, xã Phố Là, huyện Đồng Văn, Hà Giang. Ảnh: TL

Ăn lán, ngủ rừng để chống dịch

Pín Tủng thuộc xã Phố Là, huyện Đồng Văn là nơi sinh sống của 29 hộ đồng bào dân tộc Mông. Người dân nơi đây đã bao thế hệ sống quây quần trong xóm nhỏ, với những nếp nhà trình tường nằm san sát, được chia tách bởi hàng rào đá rêu phong. Cây ngô mọc lên từ kẽ đá đã nuôi bao thế hệ đồng bào trong thôn bám biên cương. Có không ít người trong thôn đi lao động phía bên kia biên giới với mong muốn cuộc sống khấm khá hơn. Thế nhưng, cuộc sống êm đềm dường như bị đảo lộn khi trong thôn phát hiện ca mắc COVID-19.

Ông Nguyễn Trần Tuấn, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hà Giang nhớ lại, nhận được thông báo kết quả xét nghiệm của bệnh nhân số 268 dương tính với SARS-CoV-2, ngay trong đêm, đội ngũ cán bộ y tế của Trung tâm tức tốc chuẩn bị lên đường làm nhiệm vụ. Từ Thành phố Hà Giang, để đến được nơi bệnh nhân 268 sinh sống phải mất hơn 4 tiếng đồng hồ đi ô tô đến thị trấn Phố Bảng. Từ đây, đi thêm 30 phút xe máy men theo con đường mòn lởm chởm đá vắt ngang lưng núi, vượt qua nhiều đoạn cua tay áo, dốc dựng đứng mới đến được thôn Pín Tủng.

“Chiến binh” chống dịch nơi địa đầu Tổ quốc - Ảnh 2.

Để đảm bảo lấy mẫu bệnh phẩm của toàn bộ người dân trong thôn, lực lượng chức năng đã lặn lội đến từng nhà thăm khám, thu thập thông tin.

Ngay khi thông tin có người trong thôn Pín Tủng mắc COVID-19, toàn bộ thôn được phong tỏa, các chốt kiểm soát được thành lập để thực hiện các biện pháp chống dịch. Các lực lượng công an, biên phòng, dân quân tự vệ, cán bộ xã, đội ngũ cán bộ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hà Giang, Trung tâm Y tế huyện Đồng Văn, cán bộ y tế xã làm việc không nghỉ với quyết tâm không để dịch bệnh lây lan. Tại các chốt kiểm soát luôn có cán bộ y tế tham gia bám chốt. Mặc dù trong thời gian gấp gáp, các chốt được dựng tạm, các cán bộ thay phiên nhau ăn lán, ngủ rừng nhưng luôn xác định rõ tư tưởng bám sát địa bàn đến khi hết dịch.

Kể từ khi phong tỏa, giữa trung tâm thôn Pín Tủng là địa điểm tác chiến của lực lượng phản ứng nhanh. Trong tổng số gần 190 nhân khẩu sinh sống tại thôn, có 18 người tiếp xúc gần được đưa đi cách ly. Những người còn lại được cán bộ y tế tuyên truyền, hướng dẫn cách phòng, chống dịch. Tuy nhiên, do nhận thức hạn chế và đang bước vào mùa chăm sóc ngô nên không ít người vẫn đi làm như ngày thường, khiến công tác lấy mẫu xét nghiệm gặp nhiều khó khăn. Do đặc thù địa hình hiểm trở, các hộ dân sống rải rác nên đội ngũ cán bộ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hà Giang phải trèo đèo, lội suối đến các hộ để đảm bảo hoàn thành lấy mẫu trong thời gian sớm nhất.

Cuộc chiến không nghỉ

“Chiến binh” chống dịch nơi địa đầu Tổ quốc - Ảnh 3.

Cán bộ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh lấy thông tin từ người dân thôn Pín Tủng phục vụ công tác chống dịch.

Cuộc chiến với dịch COVID-19 được coi là một trận chiến không tiếng súng. Chứng kiến nhóm cán bộ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hà Giang phối hợp với các đơn vị đến từng nhà thăm khám, thu thập thông tin mới thấu hiểu hết nỗi nhọc nhằn mà những người khoác "blues trắng" nơi địa đầu Tổ quốc đã phải trải qua.

Không chỉ khó khăn về ngôn ngữ trong quá trình tiếp cận, việc gặp được người dân cũng là điều không hề dễ dàng. Do địa hình hiểm trở và để đảm bảo công tác lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm toàn bộ người dân trong thôn, đội ngũ cán bộ y tế đã lặn lội đến tận nương rẫy tìm gặp người dân. Anh Nguyễn Tất Thắng, cán bộ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hà Giang tâm sự: "Do công việc đòi hỏi gấp gáp nên nhiều khi anh em chỉ ăn tạm gói mỳ tôm để cố gắng hoàn thành công việc. Quán triệt tinh thần "chống dịch như chống giặc", dù thời tiết lúc đó khá oi bức, mặc đồ bảo hộ khiến mồ hôi nhễ nhại, khó thở nhưng anh em thực hiện nghiêm túc việc đảm bảo an toàn trong quá trình tiếp xúc và tự cách ly tại chỗ đủ thời gian sau khi hoàn thành nhiệm vụ".

Thôn biên giới Pín Tủng ngoài địa hình chia cắt thì sóng điện thoại gần như không có. Các "chiến sĩ áo trắng" thực hiện công tác chống dịch nơi tuyến đầu đã gác lại hạnh phúc riêng để mang lại cuộc sống bình yên cho đồng bào biên cương. Anh Long Viết Cường "chiến đấu" trong tâm dịch từ những ngày đầu kể về thời gian xa gia đình: "Đó là lần công tác đáng nhớ nhất và dài ngày nhất kể từ khi bước chân vào nghề. Vất vả nhất là những ngày đầu, thực phẩm thiếu thốn, thông tin liên lạc gần như bị cô lập, việc vận chuyển mẫu xét nghiệm gặp vô vàn khó khăn. Dù vậy, đội ngũ cán bộ y tế luôn lạc quan, tin tưởng, không ngại hiểm nguy, quyết tâm bám địa bàn đến khi hết dịch".

“Chiến binh” chống dịch nơi địa đầu Tổ quốc - Ảnh 4.

Bữa trưa của lực lượng tham gia chống dịch chỉ là bát mỳ tôm ăn vội.

Song song với công tác chống dịch, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hà Giang đã chỉ đạo, phối hợp với Trung tâm Y tế các huyện, thành phố truyền thông tại cộng đồng, chú trọng truyền thông tại các xã biên giới trên phạm vi toàn tỉnh. Công tác tuyên truyền được xác định phải thực hiện đầu tiên, bởi khi người dân biết, người dân hiểu và đánh giá được mức độ quan trọng của việc phòng, chống dịch bệnh, ý thức của người dân tăng lên thì công tác phòng, chống dịch sẽ đạt hiệu quả cao nhất. Với địa hình miền núi, nhiều xã vùng cao, đi lại khó khăn và có đông đồng bào dân tộc thiểu số, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hà Giang đã cùng với các Trung tâm y tế huyện, xã đa dạng hóa hình thức tuyên truyền phù hợp trên từng địa bàn.

Ông Lương Viết Thuần, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Hà Giang cho biết, các ngành, các cấp, cả hệ thống chính trị ở địa phương đều quán triệt tinh thần "chống dịch như chống giặc", không chủ quan, lơ là, quản lý chặt chẽ người nước ngoài được phép làm việc, lưu trú; tăng cường kiểm soát chặt chẽ khu vực biên giới, đặc biệt là các đường mòn, lối mở; xử lý nghiêm các trường hợp nhập cảnh trái phép theo quy định. Thực hiện cách ly y tế tập trung, theo dõi sức khỏe, lấy mẫu xét nghiệm đối với tất cả công dân tự do nhập cảnh hoặc được trao trả về địa phương; bảo đảm kinh phí cho công tác phòng, chống dịch, nhất là vật tư, hóa chất, trang phục phòng, chống dịch; cơ sở vật chất và hậu cần tại khu cách ly tập trung và chế độ chính sách cho cán bộ phòng, chống dịch…

"Dù vất vả, khó khăn và thiếu thốn đủ bề, nhưng đội ngũ cán bộ y tế luôn lạc quan, tin tưởng, không ngại hiểm nguy, quyết tâm bám địa bàn đến khi hết dịch".

Anh Long Viết Cường

Thanh Sơn

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bé gái sơ sinh bị bỏ trong túi bóng đặt trước cửa bệnh viện ở Hà Nội

Bé gái sơ sinh bị bỏ trong túi bóng đặt trước cửa bệnh viện ở Hà Nội

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Trẻ bị bỏ vào túi bóng đặt tại cửa khoa cấp cứu của bệnh viện trong tình trạng tím tái toàn thân, không tự thở, tim mờ.

Mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ 19 tuổi vào rừng hái lá ngón để ăn

Mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ 19 tuổi vào rừng hái lá ngón để ăn

Y tế - 2 ngày trước

Do mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ trẻ ở Quảng Nam đã vào rừng hái 6 lá ngón ăn để tự tử, rất may được cứu sống kịp thời.

Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện

Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện

Y tế - 3 ngày trước

Sau khi ăn thịt một con chó bị đánh bả, 8 người dân tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) có biểu hiện sốt, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy phải nhập viên cấp cứu.

Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao

Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Huấn luyện viên thể hình 32 tuổi nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở, vã mồ hôi… Ngay khi tiếp nhận người bệnh, các bác sĩ bệnh viện E nhận thấy ở người bệnh có những triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim cấp.

Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'

Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'

Y tế - 4 ngày trước

Nam thanh niên 23 tuổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau đớn, mất vận động đùi trái, xương đùi vỡ nát thành nhiều mảnh sau khi bị cây đổ đè trúng.

Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn

Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn

Y tế - 4 ngày trước

Trong lúc bố mẹ vắng nhà, 2 anh em ruột ở Đắk Lắk đã bắt cóc làm thịt. Sau khi ăn xong, cả hai đều bị ngộ độc, người anh tử vong còn em gái đang nguy kịch.

Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này

Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh Whitmore.

Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt

Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Đây là ca bệnh đặc biệt và nhỏ tuổi nhất được thăm khám tại chương trình Phẫu thuật vi phẫu quốc tế được tổ chức thực hiện tại Bệnh viện E.

Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm

Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm

Y tế - 4 ngày trước

Nam thanh niên 26 tuổi phải vào viện tâm thần 2 lần do thường xuyên hút thuốc lá điện tử pha với cần sa.

Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2

Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH – Tại bệnh viện, bệnh nhân có biểu hiện choáng, sắc mặt tái nhợt, tim thai giảm thấp, huyết áp không đo được.

Top