Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chiến dịch đợt 1/2009 ở Bình Phước: Sự chủ động làm nên thành công

Thứ sáu, 08:28 15/05/2009 | Dân số và phát triển

Giadinh.net - Mặc dù đến ngày 25/5 Chiến dịch đợt 1/2009 của tỉnh Bình Phước mới kết thúc, nhưng đến thời điểm này các chỉ tiêu đặt ra cơ bản đã đạt được.

Tuy nhiên, ngay từ bây giờ, nhiều kinh nghiệm đã được đúc rút để áp dụng cho các lần thực hiện Chiến dịch tiếp theo.
 
Khắc phục khó khăn
 
Với địa bàn rộng, mật độ dân cư thưa nên việc đi lại tuyên truyền, vận động và tư vấn DS - KHHGĐ ở Bình Phước thường gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là tại tuyến thôn, ấp vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc. Đã vậy, người dân Bình Phước chủ yếu sống bằng canh tác nông nghiệp; các lần Chiến dịch trước khi đi vận động nhiều trường hợp đã chấp nhận thực hiện KHHGĐ, nhưng khi tiến hành do không sắp xếp được thời gian nên các đội dịch vụ KHHGĐ đã phải “trắng tay” ra về. Bên cạnh đó, nhiều khi do sự phối hợp chưa đồng bộ của các đơn vị cấp huyện, các đơn vị cung cấp dịch vụ nên một số đối tượng nản chí bỏ về.
 

Xe hoa cổ động Chiến dịch đợt 1/2009 tại thị xã Đồng Xoài, Bình Phước (Ảnh: TG).

Lường trước những khó khăn trên, Chiến dịch đợt 1/2009 (được triển khai ở 41 xã, phường trên toàn bộ 8 huyện, thị xã) lãnh đạo Sở Y tế, Chi cục DS - KHHGĐ tỉnh đã đề ra nhiều biện pháp ứng phó. Cụ thể, ngay khi có hướng dẫn thực hiện Chiến dịch, ngành dân số đã xây dựng kế hoạch, trong đó chú trọng đến một số nội dung như thay đổi thời gian thực hiện chiến dịch, đầu tư, trang bị 8 nhà vòm lưu động cho các đội dịch vụ lưu động tuyến huyện... Đặc biệt, kế hoạch thực hiện Chiến dịch do UBND tỉnh ban hành, đã tạo yếu tố pháp lý mạnh hơn trong chỉ đạo, điều hành và tăng cường sự ủng hộ của các ban, ngành khác tham gia Chiến dịch. Đối với công tác truyền thông, Chi cục DS - KHHGĐ đã phối hợp với Đài Phát thanh truyền hình tỉnh xây dựng các phóng sự, chương trình phổ biến kiến thức trên chuyên mục Tiếng Stiêng; Phát hành các loại băng cassette tuyên truyền Chiến dịch với nội dung ngắn gọn, dễ hiểu bằng tiếng Việt và tiếng Stiêng; Các tờ rơi được biên tập song ngữ tiếng Việt và Khmer...

Nhờ có sự chuẩn bị và vào cuộc mạnh mẽ, nên dù đến 25/5 Chiến dịch đợt 1/2009 mới kết thúc nhưng nhiều chỉ tiêu cơ bản đã hoàn thành.

Nhiều kinh nghiệm được đúc rút

Mặc dù ngày 25/5 mới kết thúc, nhưng đến ngày 24/4, tổng các biện pháp tránh thai đạt được là 5.310/16.758 ca (đạt 32%): Trong đó: triệt sản: 85/181 ca (đạt 47%); đặt vòng: 1.074/5.166 ca (đạt 20.8%); thuốc cấy tránh thai: 25/84 ca (đạt 30%); thuốc tiêm tránh thai: 914/3.347 ca (đạt 27.3%); thuốc viên tránh thai: 1.923/4.830 ca (đạt 40%); bao cao su: 1.289/3.150 ca (đạt 41%); khám phụ khoa: 8.226/14.111 ca (đạt 58.3%); điều trị phụ khoa: 4.007/4.323 ca (đạt 92.7%); soi tươi: 2.545/2.162 ca (đạt 117.7%); làm Papsmear: 2.243/1.453 ca (đạt 154.4%).

Mặc dù các chỉ tiêu cơ bản đạt được, song để các đợt Chiến dịch sau đạt hiệu quả cao hơn nên ngay từ bây giờ Chi cục DS - KHHGĐ tỉnh đã bắt tay vào việc xây dựng kế hoạch Chiến dịch đợt 2/2009. Sự chủ động này sẽ tạo điều kiện thuận lợi đạt được chỉ tiêu đề ra trong năm 2009, tránh được những bất lợi do khách quan mang lại.

Theo đó, tuy đã đạt được một số kết quả, song việc thực hiện Chiến dịch nói riêng, công tác dân số nói chung đòi hỏi cần có sự phối hợp tốt hơn nữa giữa các ban, ngành trong tỉnh. Tuyên truyền, tư vấn, vận động đối tượng tuy thuộc trách nhiệm của ngành Dân số, nhưng cũng rất cần có sự hỗ trợ nhiệt tình của các tổ chức xã hội khác như MTTQ, Hội LHPN, Hội Nông dân, nhất là ở tuyến cơ sở. Đặc biệt sự phối hợp nhịp nhàng trong việc cung cấp dịch vụ của ngành y tế là vô cùng quan trọng để đảm bảo đạt được mục tiêu đề ra.

Đối với công tác DS - KHHGĐ việc vận động đối tượng chấp nhận thực hiện các biện pháp KHHGĐ là rất khó khăn, vận động được coi như thành công quá nửa. Phần còn lại thuộc về việc tiến hành thực hiện dịch vụ. Nếu các bệnh viện huyện không quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các đối tượng tham gia KHHGĐ thì rất có thể quá trình vận động sẽ “xôi hỏng, bỏng không”. Cần đưa việc thực hiện Chiến dịch vào chỉ tiêu chung của ngành y tế, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, có như vậy Chiến dịch sẽ dễ đạt thành công hơn.
 
Hoàng Mai Linh
Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Bình Phước
thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người cao tuổi không ăn cơm, hại nhiều hơn lợi

Người cao tuổi không ăn cơm, hại nhiều hơn lợi

Dân số và phát triển - 22 giờ trước

Việc loại bỏ cơm khỏi khẩu phần ăn có thể gây hại cho sức khỏe người cao tuổi, dẫn đến thiếu năng lượng, suy dinh dưỡng, rối loạn đường huyết và nhiều hệ lụy khác.

Có nên ngừng cho con bú khi trẻ bắt đầu mọc răng không?

Có nên ngừng cho con bú khi trẻ bắt đầu mọc răng không?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Nhiều bà mẹ lo lắng rằng khi con mọc răng, việc bú mẹ sẽ trở nên đau đớn và nghĩ đến việc cai sữa, không cho con bú nữa. Điều đó có nên không?

Al hỗ trợ bác sĩ siêu âm phát hiện dị tật thai nhi nhanh hơn

Al hỗ trợ bác sĩ siêu âm phát hiện dị tật thai nhi nhanh hơn

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Theo kết quả một nghiên cứu mới, trí tuệ nhân tạo (AI) có thể giúp các bác sĩ siêu âm xác định bất thường nào khi siêu âm sàng lọc thai kỳ ở tuần thứ 20 nhanh gấp đôi mà không làm giảm độ chính xác của chẩn đoán.

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới dễ nhầm với bệnh lây truyền qua đường tình dục

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới dễ nhầm với bệnh lây truyền qua đường tình dục

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Mặc dù nam giới ít bị nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) hơn phụ nữ nhưng đây cũng có thể là mối quan tâm đáng kể về sức khỏe, đặc biệt là khi không được điều trị.

4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả

4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Sữa giả không chỉ đơn giản là không có giá trị dinh dưỡng mà nó còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người dùng, đặc biệt là phụ nữ mang thai cần được chăm sóc dinh dưỡng và đảm bảo an toàn sức khỏe.

Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ

Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Chlamydia là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến do nhiễm vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra. Phụ nữ chủ yếu nhiễm Chlamydia khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng với chồng/ đối tác bị nhiễm trùng.

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Hội chứng tiền kinh nguyệt là một tập hợp các triệu chứng về thể chất, tâm lý và cảm xúc mà nhiều phụ nữ gặp phải trong khoảng thời gian 1 - 2 tuần trước khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt.

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH – Theo các chuyên gia, với những trường hợp lạm dụng sử dụng thuốc tránh thai liên tục trong một thời gian quá dài, không có thời gian "nghỉ" là không đúng với hướng dẫn chuyên môn của viên uống tránh thai đường uống, có nguy cơ gây hệ lụy.

Chế độ ăn cho người bị cường kinh

Chế độ ăn cho người bị cường kinh

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Chế độ ăn uống khoa học, vận động thể chất đều đặn là những yếu tố quan trọng giúp chị em có sức khỏe tốt và chu kỳ kinh nguyệt ổn định.

Mẹ bầu tiếp xúc với phthalate trong mỹ phẩm, con có thể bị ảnh hưởng thần kinh

Mẹ bầu tiếp xúc với phthalate trong mỹ phẩm, con có thể bị ảnh hưởng thần kinh

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Mặc dù được sử dụng rộng rãi trong nhiều sản phẩm gia đình nhưng phthalate không tốt cho sức khỏe. Phụ nữ mang thai tiếp xúc với chất này có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và sự phát triển não bộ trẻ sơ sinh.

Top