Chiến dịch tại TT-Huế, Quảng Bình, Hà Tĩnh: Nhiều mô hình hay
Giadinh.net - Từ ngày 12 – 20/3, đoàn giám sát của Tổng cục DS-KHHGĐ tiến hành giám sát công tác truyền thông và tổ chức Chiến dịch đợt 1/2009 tại Thừa Thiên Huế, Quảng Bình và Hà Tĩnh.
Theo bà Đặng Thị Bích Thuận, Phó Vụ trưởng Vụ Truyền thông - Giáo dục, Tổng cục DS - KHHGĐ, nhiều địa phương đã có mô hình hay về triển khai công tác dân số.
Những ghi nhận
Theo bà Thuận, trong 6 ngày, đoàn đã tiến hành giám sát 6 cơ sở: Hương Trà, Phú Lộc (Thừa Thiên Huế), Lệ Thủy, Quảng Trạch (Quảng Bình), Nghi Xuân, Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) với phương châm bám sát cơ sở đến tận địa bàn để mắt thấy tai nghe bức tranh toàn cảnh của hoạt động DS- KHHGĐ từ công tác ổn định bộ máy, lập và triển khai chương trình kế hoạch, thực hiện các Thông tư, Nghị định của Chính phủ và Bộ Y tế, cũng như việc triển khai Chiến dịch đợt 1/2009.
![]() |
Cán bộ DS-KHHGĐ xã Cổ Đạm, Nghi Xuân, Hà Tĩnh đang thực hiện gói KHHGĐ trong chiến dịch đợt 1. |
Theo bà Thuận, nếu xếp thứ tự trong ba tỉnh đã giám sát thì kết quả như sau: Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế, Quảng Bình.
Tại Hà Tĩnh, đoàn giám sát rất hài lòng về các trụ sở làm việc của ngành dân số nơi đây. Do ổn định tổ chức sớm, nên Hà Tĩnh đã triển khai kịp thời, đồng bộ các kế hoạch, nhất là việc triển khai Chiến dịch đợt 1/2009 đồng loạt, bám sát cơ sở, tăng cường giám sát, chỉ đạo chặt chẽ, minh bạch về nguồn ngân sách, tạo được sự nhất trí đồng thuận giữa cấp ủy, chính quyền, đoàn thể các cấp với nhân dân.
Qua giám sát, đoàn cũng đã phát hiện ra một số mô hình, cách làm hay cần được triển khai nhân rộng. Đó là mô hình nhân viên y tế thôn bản kết hợp làm nhiệm vụ CTV dân số tại Thừa Thiên Huế đã tập trung được lực lượng, lựa chọn được đội ngũ có trình độ, thống nhất chỉ đạo và tăng thu nhập cho CTV dân số. Tiếp đó là mô hình làm tốt công tác xã hội hóa DS-KHHGĐ ngoài mạng lưới DS- KHHGĐ đến tận thôn bản ở Hà Tĩnh. Mô hình này đã huy động được lực lượng cán bộ từ cấp ủy, chính quyền, cơ quan đoàn thể cùng vào cuộc, tạo nên sức mạnh tổng hợp.
Sáng 13/3, PV Báo GĐ&XH đã cùng đoàn giám sát có mặt tại xã Cổ Đạm, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh, chứng kiến một mô hình làm công tác DS- KHHGĐ của địa phương. Đó là địa điểm để làm công tác truyền thông và các dịch vụ DS-KHHGĐ được đặt ngay cổng chợ Đạm (chợ họp một ngày/phiên vào buổi sáng cho dân cư 4 xã Xuân Hoa, Xuân Song, Xuân Thành, Xuân Liên). Nhờ đặt ở cổng chợ, chị em vừa đi chợ, vừa có thể kết hợp thực hiện các dịch vụ KHHGĐ. Trong khi đó, tại trạm y tế xã, loa phát thanh thường xuyên phát chương trình DS - KHHGĐ. Do bám sát từng đối tượng, đặc biệt là những đối tượng đã sinh 2 con một bề là gái, với tinh thần vận động bằng được, nên chỉ trong 2 ngày tiến hành Chiến dịch đợt 1, Cổ Đạm đã thực hiện được 2 gói dịch vụ đạt 65% chỉ tiêu cả năm.
Một số bất cập
Theo bà Thuận, ở các địa phương được giám sát, tỷ lệ sinh con thứ 3, mức chênh lệch tỉ số giới tính khi sinh ở các vùng trọng điểm (vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào công giáo) vẫn còn cao hơn cùng kỳ năm ngoái.
Tổ chức bộ máy DS- KHHGĐ ở 3 cấp của một số nơi chưa hoàn thiện. Tại Thừa Thiên Huế, Chi cục DS- KHHGĐ tỉnh chỉ có 15/22 biên chế, lại chỉ có 3 phó phòng mà chưa có trưởng phòng. Trong khi đó, Quảng Bình lại có 2 trưởng phòng mà khuyết các phó phòng.
Tại Thừa Thiên Huế, mỗi Trung tâm DS- KHHGĐ tuyến huyện có 5 cán bộ và nhân viên, ở Quảng Bình con số này là 3; đặc biệt huyện Quảng Trạch chỉ có một Phó giám đốc, không có con dấu, không mở được tài khoản.
Về cơ chế tổ chức và quản lý cũng chưa hoàn thiện. Tại Quảng Trạch, cán bộ chuyên trách dân số cấp xã hoạt động dưới sự điều hành của UBND xã. CTV, cán bộ chuyên trách dân số tại Quảng Trạch từ đầu năm 2009 đến nay vẫn chưa nhận được phụ cấp. Tại huyện Lệ Thủy có 4 xã chủ động làm tờ trình lên Trung tâm DS- KHHGĐ huyện thay thế 5 cán bộ chuyên trách của xã, gây tâm lý hoang mang, giao động trong đội ngũ. Về việc triển khai Chiến dịch đợt 1, tại Quảng Bình kinh phí đến ngày 13/3 mới được giao; chiều 17/3 mới tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch.

Người cao tuổi không ăn cơm, hại nhiều hơn lợi
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcViệc loại bỏ cơm khỏi khẩu phần ăn có thể gây hại cho sức khỏe người cao tuổi, dẫn đến thiếu năng lượng, suy dinh dưỡng, rối loạn đường huyết và nhiều hệ lụy khác.

Có nên ngừng cho con bú khi trẻ bắt đầu mọc răng không?
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcNhiều bà mẹ lo lắng rằng khi con mọc răng, việc bú mẹ sẽ trở nên đau đớn và nghĩ đến việc cai sữa, không cho con bú nữa. Điều đó có nên không?

Al hỗ trợ bác sĩ siêu âm phát hiện dị tật thai nhi nhanh hơn
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcTheo kết quả một nghiên cứu mới, trí tuệ nhân tạo (AI) có thể giúp các bác sĩ siêu âm xác định bất thường nào khi siêu âm sàng lọc thai kỳ ở tuần thứ 20 nhanh gấp đôi mà không làm giảm độ chính xác của chẩn đoán.

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới dễ nhầm với bệnh lây truyền qua đường tình dục
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcMặc dù nam giới ít bị nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) hơn phụ nữ nhưng đây cũng có thể là mối quan tâm đáng kể về sức khỏe, đặc biệt là khi không được điều trị.

4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcSữa giả không chỉ đơn giản là không có giá trị dinh dưỡng mà nó còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người dùng, đặc biệt là phụ nữ mang thai cần được chăm sóc dinh dưỡng và đảm bảo an toàn sức khỏe.

Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcChlamydia là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến do nhiễm vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra. Phụ nữ chủ yếu nhiễm Chlamydia khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng với chồng/ đối tác bị nhiễm trùng.

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcHội chứng tiền kinh nguyệt là một tập hợp các triệu chứng về thể chất, tâm lý và cảm xúc mà nhiều phụ nữ gặp phải trong khoảng thời gian 1 - 2 tuần trước khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt.

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcGĐXH – Theo các chuyên gia, với những trường hợp lạm dụng sử dụng thuốc tránh thai liên tục trong một thời gian quá dài, không có thời gian "nghỉ" là không đúng với hướng dẫn chuyên môn của viên uống tránh thai đường uống, có nguy cơ gây hệ lụy.

Chế độ ăn cho người bị cường kinh
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcChế độ ăn uống khoa học, vận động thể chất đều đặn là những yếu tố quan trọng giúp chị em có sức khỏe tốt và chu kỳ kinh nguyệt ổn định.

Mẹ bầu tiếp xúc với phthalate trong mỹ phẩm, con có thể bị ảnh hưởng thần kinh
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcMặc dù được sử dụng rộng rãi trong nhiều sản phẩm gia đình nhưng phthalate không tốt cho sức khỏe. Phụ nữ mang thai tiếp xúc với chất này có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và sự phát triển não bộ trẻ sơ sinh.

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.