Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chiều cao của thanh niên Việt Nam đã thay đổi nhiều sau 10 năm

Thứ năm, 14:05 15/04/2021 | Y tế

GiadinhNet – Theo kết quả của cuộc Tổng điều tra dinh dưỡng toàn quốc 2019 – 2020 vừa được công bố, chiều cao đạt được của thanh niên Việt Nam đã có sự thay đổi mạnh ở nhóm thanh niên nam 18 tuổi. Năm 2020, chiều cao của nam đạt 168,1cm (tăng 3,7cm so với năm 2010 là 164,4cm), nữ năm 2020 đạt 156,2cm so với năm 2010 là 154,8cm.

Ngày 15/4, Viện Dinh dưỡng quốc gia – Bộ Y tế đã tổ chức Hội nghị công bố kết quả Tổng điều tra dinh dưỡng toàn quốc 2019 – 2020. Cuộc điều tra Dinh dưỡng toàn quốc được tiến hành thường kỳ 10 năm một lần được Viện Dinh dưỡng quốc gia (Bộ Y tế) triển khai phối hợp với Tổng cục Thống kê và nhiều đơn vị khác.

Cuộc Tổng Điều tra Dinh dưỡng lần này có quy mô lớn nhất từ trước đến nay ở phạm vi quốc gia với sự tham gia của 22400 hộ gia đình tại 25 tỉnh thành phố đại diện cho 6 vùng sinh thái; thực hiện thu thập đồng thời các chỉ số về nhân trắc, vi chất dinh dưỡng, khẩu phẩn ăn cá thể, cũng như thông tin về an ninh lương thực và an toàn vệ sinh thực phẩm.

Chiều cao của thanh niên Việt Nam đã thay đổi nhiều sau 10 năm - Ảnh 2.

Kết quả của cuộc Tổng điều tra dinh dưỡng 2019 - 2020 đã đưa ra nhiều vấn đề thay đổi trong dinh dưỡng của người Việt

Theo kết quả của cuộc Tổng điều tra, chiều cao đạt được của thanh niên Việt Nam đã có sự thay đổi mạnh ở nhóm thanh niên nam 18 tuổi. Năm 2020, chiều cao của nam đạt 168,1cm (tăng 3,7cm so với năm 2010: 164,4cm), nữ năm 2020 đạt 156,2cm (năm 2010: 154,8cm).

Tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi (chiều cao/tuổi) ở trẻ em dưới 5 tuổi giảm so với trước. Tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em tuổi học đường (5 - 19 tuổi) còn 14,8% (năm 2010 tỷ lệ này là 23,4%). Tuy nhiên giữa các vùng miền về tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi vẫn còn có sự chênh lệch; ở các vùng nông thôn và miền núi tỷ lệ này còn ở mức cao.

Đáng lưu ý là tình trạng thừa cân, béo phì lại gia tăng. Béo phì tăng từ 8,5% năm 2010 lên thành 19,0% năm 2020, trong đó tỷ lệ thừa cân béo phì khu vực thành thị là 26,8%, nông thôn là 18,3% và miền núi là 6,9%.

Cuộc Tổng điều tra lần này cũng đã đưa ra những con số thay đổi đáng kể trong khẩu phần ăn của người dân năm 2020. Năng lượng trung bình trong khẩu phần đạt 2023kcal/người/ngày, tăng nhẹ so với mức năng lượng 1925kcal/ người/ngày năm 2010. Cơ cấu sinh năng lượng từ Protein, Lipid, và Glucid (2020) là: 15,8% : 20,2% : 64,0% (% so với tổng năng lượng ăn vào), cơ cấu này được coi là cân đối theo khuyến nghị cho người Việt Nam (2016).

Mức ăn rau quả của người dân đã tăng bình quân đầu người từ 190,4g rau/người/ngày; 60,9g quả chín/người/ngày (2010) lên thành 231,0g rau/người/ngày; 140,7g quả chín/người/ngày (2020); Mức tiêu thụ rau quả mới chỉ đạt khoảng 66,4% - 77,4% so với nhu cầu khuyến nghị của Tháp Dinh dưỡng cho người trưởng thành.

Đáng lưu ý, mức tiêu thụ thịt của người Việt tăng nhanh từ 84,0g/người/ngày tăng lên 136,4g/người/ngày (năm 2020); khu vực thành phố tiêu thụ cao hơn, ở mức 155,3g/người/ngày.

Báo cáo tại hội nghị về kết quả Tổng điều tra, Ths.BS Trịnh Hồng Sơn – Viện Dinh dưỡng quốc gia cũng nhấn mạnh, tỷ lệ người dân có hiểu biết và thực hành đúng về an toàn thực phẩm có cải thiện rõ rệt: 35,8% số người trả lời có kiến thức tốt; 55,6% có kiến thức trung bình và chỉ 8,6% có kiến thức kém. Về xử lý ngộ độc thực phẩm: 78,0% số người trả lời lựa chọn đưa người bệnh đến cơ sở y tế để điều trị so với 44,9% năm 2010; tỷ lệ người dân được tiếp cận với nguồn thông tin chính thống về ATTP cũng tăng so với điều tra năm 2010.

Tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng có nhiều cải thiện rõ. Tỷ lệ thiếu vitamin A tiền lâm sàng và thiếu máu đã ở mức nhẹ về ý nghĩa sức khỏe cộng đồng (riêng phụ nữ có thai tỷ lệ thiếu máu ở mức trung bình). Giảm tỷ lệ thiếu vitamin A tiền lâm sàng ở trẻ em 6-59 tháng (2010 - 2020). Nhưng tình trạng thiếu kẽm vẫn còn cao, nhất là ở đối tượng có nguy cơ cao là trẻ em, bà mẹ mang thai…

Đánh giá chung về vai trò quan trọng những kết quả của cuộc tổng điều tra, GS. TS. Lê Danh Tuyên – Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia đã khẳng định, cuộc Tổng điều tra Dinh dưỡng toàn quốc lần này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc đánh giá các Mục tiêu của Chiến lược Quốc gia về Dinh dưỡng, giai đoạn 2011-2020 và đưa ra các bằng chứng khoa học nhằm phục vụ cho việc soạn thảo Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng trong giai đoạn tiếp theo".

Chiều cao của thanh niên Việt Nam đã thay đổi nhiều sau 10 năm - Ảnh 3.

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên phát biểu tại hội nghị. Ảnh PT

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Đồng chí Đỗ Xuân Tuyên đã nhấn mạnh, kết quả của Tổng điều tra dinh dưỡng 2019 – 2010 cho thấy bức tranh toàn cảnh về dinh dưỡng Việt Nam, những tiến bộ trong 10 năm qua cũng như thách thức mà chúng ta cần giải quyết thời gian tới.

Đó là vấn đề thiếu các vi chất dinh dưỡng như sắt, kẽm, vitamin A, I ốt... Thừa cân béo phì đang gia tăng ở tất cả các lớp tuổi và ở cả thành thị và nông thôn kéo theo là sự gia tăng không kiểm soát của các bệnh không lây nhiễm liên quan đến chế độ ăn. Vấn đề chất lượng và sự an toàn của thực phẩm mà người dân hàng ngày vẫn đang ăn từ khâu sản xuất, lưu thông, chế biến và sử dụng.

Theo đó, cần có những nỗ lực nhằm giảm tình trạng thừa cân và béo phì đang gia tăng nhanh chóng ở trẻ em, thanh thiếu niên và người lớn. Tăng cường đầu tư cho các can thiệp dinh dưỡng thiết yếu trong 1.000 ngày vàng bao gồm dinh dưỡng trước/trong khi mang thai, dinh dưỡng bà mẹ cho con bú, nuôi con bằng sữa mẹ và ăn bổ sung hợp lý, lồng ghép can thiệp dinh dưỡng trong đảm bảo bao phủ y tế toàn dân.

Ngoài ra, việc đầu tư chiến lược và cơ cấu lại hệ thống là cần thiết để đạt được sự công bằng hơn cho các nhóm dân tộc thiểu số và khu vực miền núi và cần có các mục tiêu cải thiện dinh dưỡng riêng cho các nhóm dân tộc thiểu số và các vùng khó khăn. Đồng thời cần chuyển dinh dưỡng từ việc coi là vấn đề y tế sang cam kết và tham gia đa ngành.

Phương Thuận

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cảnh báo ngộ độc thực phẩm

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm

Y tế - 16 giờ trước

Bộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, cảnh báo cộng đồng

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Cả 6 người sau khi uống cùng 1 loại rượu trái cây đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói thậm chí lơ mơ…

Cứu sống du khách nước ngoài bị nhồi máu cơ tim cấp khi đang đi bộ

Cứu sống du khách nước ngoài bị nhồi máu cơ tim cấp khi đang đi bộ

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng nguy kịch, huyết áp tụt, suy hô hấp nặng phải đặt ống nội khí quản, thở máy xâm nhập.

Chủ quan với đau răng, người đàn ông bị sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng

Chủ quan với đau răng, người đàn ông bị sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Sau khi tự uống thuốc giảm đau và kháng sinh tại nhà để điều trị đau răng, bệnh nhân thấy tổn thương ngày càng lan rộng. Đến khi khối áp xe chèn ép đường thở, bệnh nhân mới đến viện điều trị.

Trường Đại học Y Dược ký thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện Mắt Trung ương

Trường Đại học Y Dược ký thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện Mắt Trung ương

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Trường ĐH Y Dược vừa ký kết thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện mắt Trung ương. Đây là sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong mối quan hệ hợp tác giữa hai đơn vị.

4 giai đoạn diễn biến của sởi cần biết để tránh bệnh trở nặng

4 giai đoạn diễn biến của sởi cần biết để tránh bệnh trở nặng

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Dịch sởi liên tục có những diễn biến phức tạp cùng với sự gia tăng số ca bệnh trên cả nước. Bộ Y tế đã có công văn hỏa tốc, chỉ đạo khẩn tới các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và ban hành tài liệu chuyên môn hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh sởi.

Xuất hiện virus lạ gây triệu chứng ho ra máu ở Nga

Xuất hiện virus lạ gây triệu chứng ho ra máu ở Nga

Y tế - 1 ngày trước

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, một loại virus chưa rõ nguồn gốc đã xuất hiện ở Nga, với các triệu chứng bao gồm ho ra máu và sốt cao, trong khi xét nghiệm COVID-19 và cúm đều cho kết quả âm tính.

Bộ Y tế hoả tốc yêu cầu tăng cường phân luồng, kiểm soát lây nhiễm sởi trong cơ sở khám, chữa bệnh

Bộ Y tế hoả tốc yêu cầu tăng cường phân luồng, kiểm soát lây nhiễm sởi trong cơ sở khám, chữa bệnh

Y tế - 2 ngày trước

Bộ Y tế đề nghị các địa phương chuẩn bị thuốc, vật tư, thiết bị y tế để thực hiện công tác khám, chữa bệnh sởi, kiểm soát nhiễm khuẩn; Phân luồng và bố trí khu khám riêng trong khoa khám bệnh cho người nghi mắc sởi và người bệnh sởi...

Phát động chiến dịch truyền thông toàn quốc nâng cao nhận thức, phòng ngừa ung thư do HPV

Phát động chiến dịch truyền thông toàn quốc nâng cao nhận thức, phòng ngừa ung thư do HPV

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH – Chiến dịch truyền thông toàn quốc ‘Vì một Việt Nam không gánh nặng bởi HPV’ đã được Bộ Y tế phát động vào sáng ngày 29/3. HPV là một loại vi rút có thể gây ra các bệnh lý nguy hiểm bao gồm ung thư cổ tử cung, ung thư hậu môn, ung thư âm hộ, ung thư âm đạo…

Triển lãm công nghệ AI: "Vì một Việt Nam không gánh nặng bệnh tật bởi HPV"

Triển lãm công nghệ AI: "Vì một Việt Nam không gánh nặng bệnh tật bởi HPV"

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Sáng ngày 29/3, tại phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm - Hà Nội đã diễn ra lễ phát động chiến dịch truyền thông toàn quốc "Vì một Việt Nam không gánh nặng bởi HPV" thu hút hàng chục nghìn người tham dự.

Top