Chợ đầu mối Hà Nội từng là thiên đường bán sỉ nay chỉ còn toàn khách du lịch - Tiểu thương từng nuôi được cả nhà giờ 'bỏ của chạy lấy người'
Trước làn sóng thương mại điện tử, chợ Đồng Xuân (Hà Nội) rơi vào cảnh ế ẩm. Nơi đây chỉ có khách du lịch, người nước ngoài ghé thăm nhưng ai đến hỏi giá cũng bảo đắt hơn trên mạng rồi bỏ đi.


Chợ Đồng Xuân từng là thiên đường mua sắm của miền Bắc. Mỗi sạp vài m2 nơi đây từng có giá cả tỷ đồng vì là con gà đẻ trứng vàng. Dân buôn nhập hàng từ nhà máy, từ các chợ ở nước ngoài rồi bán lại cho tiểu thương ở các tỉnh. Hàng ngày, ô tô đấu đuôi vào nhau, bốc hàng liên tục.

Nhưng vài năm trở lại đây với sự bùng nổ của thương mại điện tử, tình hình dần thay đổi. Bây giờ, người dân đã có thể mua thẳng một món hàng nhỏ từ Trung Quốc rồi ship đến tận nhà. Mua sắm tiện lợi, giá cả cạnh tranh nên ít người còn mặn mà đến việc đi chợ. Hệ thống tiểu thương trung gian cũng dần teo tóp.

Bà Minh, 80 tuổi đã bán hàng ở chợ Đồng Xuân được hơn 50 năm cho biết bà từng nuôi sống cả gia đình, cho các con đi du học chỉ bằng tiền bán hàng. Nhưng giờ đây, ngày nhiều nhất bà chỉ kiếm được khoảng 300.000 đồng.

Vẫn chống gậy đi ra chợ mỗi sáng, bà Minh không biết giải quyết hàng tồn đã nhiều tuần bằng cách nào. “Hàng để đấy, bán thì không được mà bỏ đi thì tiếc. Già rồi tôi cứ ra đây ngồi cho đỡ buồn, chứ bán hàng lay lắt chẳng đủ bù lỗ nữa”, bà Minh chia sẻ thêm.

Giống như bà Minh, nhiều tiểu thương tại đây cũng ra chợ chỉ để nói chuyện cho đỡ chán. Dù biển giảm giá, khuyến mãi, thanh lý đầy rẫy nhưng không có khách hàng nào hỏi mua.

Bà Đỗ Tuyết Mơ (60 tuổi) đã làm ở đây hơn 30 năm nhưng chưa bao giờ bà thấy chợ Đồng Xuân vắng vẻ như bây giờ. “Toàn khách du lịch và người nước ngoài, buôn bán ế ẩm. Ai đến hỏi giá cũng bảo đắt hơn trên mạng rồi bỏ đi”.

Những khách hàng nước ngoài cũng chỉ mua một hai món đồ lưu niệm. Dù bị trả giá rất thấp nhưng chị Hồng đành tặc lưỡi bán. “Có còn hơn không, được chừng nào hay chừng đấy”, chị cho biết sau khi bán được chiếc khăn với giá 80.000 đồng.

Khung cảnh phổ biến trong chợ Đồng Xuân là những tiểu thương nằm ngủ, ngồi xem điện thoại hoặc nói chuyện với nhau.

Chị Thanh Hà, 27 tuổi từ Thanh Hoá ra Hà Nội để buôn bán quần áo. Cửa hàng không có khách, hầu như cả ngày chị ngồi xem điện thoại.

“Mình đang học cách livestream bán hàng chứ ngồi không như mấy năm nay thì chắc về quê sớm. Mình chẳng biết bắt đầu từ đâu, đành phải xem nhiều rồi tự mày mò tự live”. Chị nói về hướng đi mới khi khách quen không có, khách vãng lai cũng không.

Chợ Đồng Xuân dần vắng vẻ. Nhiều cửa hàng đã cửa đóng then cài từ lâu. Hàng hoá vẫn còn ngổn ngang bên trong vì chưa nhượng được ki-ốt. Dù giá thuê không cao nhưng vì khó bán nên ít ai lựa chọn chợ truyền thống để khởi nghiệp.

Trước đây giá thuê một gian tại tầng 2 khu vực mái vòm là 15 triệu đồng/tháng. Nhưng hiện tại dù chủ sạp đã giảm còn trên dưới 10 triệu/tháng vẫn ít ai hỏi thuê.

Bà Ngô Thị Ngọt, 59 tuổi, quản lý vệ sinh tại chợ Đồng Xuân chia sẻ: “Quá khổ cho tiểu thương. Nhiều người bỏ của chạy lấy người, đóng cửa về quê làm công nhân vì lương còn cao hơn. Ở đây không bán được hàng mà còn phải trả tiền mặt bằng. Giờ thương mại điện tử phổ biến, không ai muốn đến đây nữa”.

Cậu bé 12 tuổi điều hành một doanh nghiệp trị giá 150.000 USD, giờ ra sao?
Xu hướng - 17 giờ trướcMỸ - Cuộc sống hiện tại của triệu phú Moziah Bridges (23 tuổi) khiến nhiều người mơ ước nhưng ít ai biết rằng Moziah khởi nghiệp từ khi mới 9 tuổi.

Nông dân bán chuối lãi 300 triệu đồng/năm, chuyện khó tin ở Nậm Chảy
Xu hướng - 1 ngày trướcNăm ngoái, nhà ông Giàng Sử Hòa ở Nậm Chảy thu 500 triệu đồng từ chuối, chủ yếu xuất khẩu sang Trung Quốc, trừ chi phí lãi khoảng 300 triệu đồng. Trồng chuối nhàn hơn mà thu nhập cao hơn gấp nhiều lần so với trồng ngô, sắn.

Phân khúc bất động sản nào tăng giá cao nhất thời gian qua?
Xu hướng - 2 ngày trướcTheo các báo cáo nghiên cứu thị trường bất động sản, trong quý I/2025, mặt bằng giá chung cư có phần chững lại có có mức tăng giá theo quý thấp nhất trong 2 năm qua. Trong khi đó, đất nền tại các tỉnh miền Bắc ghi nhận mức độ tăng trưởng lớn nhất.

Việt Nam sở hữu loại 'kim cương đen' cực kỳ cao cấp: Cả thế giới chỉ 20 nước được công nhận!
Xu hướng - 4 ngày trướcDù chỉ chiếm 0,1% sản lượng toàn cầu nhưng "kim cương đen" của Việt Nam thuộc nhóm hàng cao cấp hàng đầu thế giới.

Hội chị em rủ nhau ‘xách tay’ bánh mì đắt nhất TP.HCM
Xu hướng - 5 ngày trướcGiá ổ bánh mì đến tay thực khách là cả trăm nghìn đồng, thậm chí lên đến 500.000 đồng vẫn không làm nhiều người e dè mà tìm cách đặt mua.

Bất ngờ vượt sầu riêng, ‘siêu thực phẩm’ chiếm giữ top 2 ở ngành hàng 7 tỷ USD
Xu hướng - 6 ngày trướcKim ngạch xuất khẩu của loại quả được ví như 'siêu thực phẩm' bất ngờ vượt qua 'vua trái cây' sầu riêng để chiếm giữ vị trí thứ hai ở ngành hàng 7 tỷ USD.

Quả mọc đầy đường ở Việt Nam, sang nước ngoài đắt phát sốc
Xu hướng - 1 tuần trướcTại Việt Nam, bạn có thể hái quả này ngoài đường mà không tốn tiền.

Sầu riêng xuất khẩu còn ít hơn chuối
Xu hướng - 1 tuần trướcSầu riêng là trái cây vua nhưng xuất khẩu vẫn còn ngập trong khó khăn, giá giảm mạnh giữa lúc mùa sầu riêng đang bắt đầu

Thức ăn cho lợn bỗng hóa “vàng xanh”, giá gần 1 triệu/kg vẫn bán “cháy hàng”
Xu hướng - 1 tuần trướcLoại rau đắt đỏ ở nước ngoài này không ngờ ở Việt Nam lại là thực phẩm bình dân và vô cùng quen thuộc.

Một mặt hàng của Việt Nam "đại thắng", Trung Quốc, EU, Nhật Bản đua nhau mua
Xu hướng - 1 tuần trướcTrong 2 tháng đầu năm, một sản phẩm trong nhóm hàng này có mức tăng trưởng lên đến gần 700%.

Vì sao người Lào thích mê món hàng này từ Việt Nam - 2 tháng nhập hơn 100 tấn, trị giá chục tỷ đồng?
Xu hướngMột nửa lô hàng xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam đang được chuyển đến Lào.