Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chống dịch nCoV tại Việt Nam: Trên quyết liệt, dưới sẵn sàng

GiadinhNet - Ngay từ khi nhận thông tin từ những ca bệnh nhiễm nCoV đầu tiên tại Vũ Hán (Trung Quốc), Việt Nam đã có những bước chuẩn bị ứng phó, phòng chống dịch bệnh với quan điểm “nhanh hơn, cao hơn mức bình thường” trên tinh thần chủ động, quyết liệt…

Chống dịch nCoV tại Việt Nam: Trên quyết liệt, dưới sẵn sàng - Ảnh 1.
Chống dịch nCoV tại Việt Nam: Trên quyết liệt, dưới sẵn sàng - Ảnh 2.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam thăm hỏi, động viên bà con làm ăn bên nước bạn trở về đang chờ được đưa vào khu cách ly tại TP Móng Cái (Quảng Ninh) theo quy định. Ảnh: Trần Mạnh

Sự vào cuộc quyết liệt

Ngày 16/1, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã có ý kiến chỉ đạo khi dịch nCoV tại Trung Quốc có khả năng lây lan vào Việt Nam. Sáng 23/1 (ngày 29 Tết Canh Tý), Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trực tiếp kiểm tra mức độ sẵn sàng tiếp nhận, cách ly, điều trị các trường hợp nhiễm, nghi nhiễm nCoV tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương ở xã Kim Chung (Đông Anh, Hà Nội) với năng lực tiếp nhận tối đa khi cách ly toàn bộ bệnh viện lên tới 3.000 bệnh nhân.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ký ban hành Chỉ thị số 05 về phòng, chống dịch viêm hô hấp cấp do nCoV gây ra và Chỉ thị 06/CT-TTg về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống trước các diễn biến phức tạp mới của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV gây ra. 

Trước đó, ngày 23/1, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có công điện yêu cầu các bộ ngành, địa phương phải quyết liệt phòng, chống dịch nCoV. Ngày 1/2, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ký Quyết định công bố dịch viêm đường hô hấp cấp do nCoV gây ra tại 3 tỉnh: Khánh Hoà, Vĩnh Phúc, Thanh Hoá. 

Một ngày sau đó, Thủ tướng tiếp tục ký ban hành Công điện số 156/CĐ-TTg về việc tăng cường phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV gây ra, trong đó nêu rõ hạn chế tập trung đông người; các tỉnh đã công bố dịch dừng tất cả lễ hội, kể cả lễ hội đã khai mạc; quyết định cho học sinh nghỉ học.

Ngày 29/1, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng đã thay mặt Ban Bí thư ký ban hành Công văn 79 về việc phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV gây ra. Ngày 31/1,Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chủ trì họp Ban Bí thư để đánh giá kết quả thực hiện Chỉ thị 40 của Ban Bí thư về tổ chức Tết năm 2020; xem xét, quyết định về công tác cán bộ. 

Tại đây, Ban Bí thư yêu cầu các cấp ủy Đảng tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, huy động điều kiện, phương tiện, mọi biện pháp phòng, chống có hiệu quả dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV, không để ảnh hưởng tới cuộc sống người dân và phát triển kinh tế, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, vừa cấp bách, vừa lâu dài.

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh do nCoV gây ra, các bộ, ban, ngành đã liên tiếp có nhiều công văn chỉ đạo. Riêng với ngành Y tế, Bộ Y tế đã ban hành trên 30 văn bản hướng dẫn chuyên môn về giám sát, cách ly, điều trị, xét nghiệm, điều tra dịch tễ… khi phát hiện các trường nghi nhiễm nCoV. Quyết tâm của ngành Y tế là phát hiện dịch ở đâu, khoanh vùng, dập dịch ở đó, không để dịch lây lan trong cộng đồng. Khi có ca bệnh dương tính, tập trung điều trị, hạn chế thấp nhất số ca tử vong vì bệnh.

Sát sao, đôn đốc công tác phòng dịch

Chống dịch nCoV tại Việt Nam: Trên quyết liệt, dưới sẵn sàng - Ảnh 3.

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên kiểm tra, lưu ý về tờ khai y tế tại ga quốc tế Đồng Đăng (Lạng Sơn). Ảnh: V.Thu

Trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh, toàn bộ hệ thống y tế trên cả nước xác định là tuyến tiên phong, chủ lực trong công tác phòng, chống dịch bệnh. Ghi nhận chung, các cơ sở y tế đã có sự chuẩn bị đầy đủ, sẵn sàng từ nhân lực, vật lực, các phòng bệnh cách ly, các bệnh viện dã chiến… cho mọi tình huống ở mức cao nhất.

Để đôn đốc hơn nữa tinh thần phòng, chống dịch, ngày 2/2, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV gây ra tổ chức 2 đoàn công tác đi kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh này tại Quảng Ninh, Lạng Sơn.

Tại Quảng Ninh, đoàn công tác do Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV gây ra, làm trưởng đoàn đã đi kiểm tra, khảo sát thực tế công tác phòng chống dịch tại Cửa khẩu Móng Cái, trao đổi với các cán bộ làm công tác phòng chống dịch và động viên bà con nhập cảnh về nước.

Tại đây, Phó Thủ tướng biểu dương, đánh giá cao tỉnh Quảng Ninh và thành phố Móng Cái đã triển khai nhanh, bài bản những chỉ đạo của Trung ương trong việc phòng, chống dịch bệnh như: Kiểm soát chặt chẽ người xuất nhập cảnh; bố trí các địa điểm tiếp nhận cách ly theo dõi sức khỏe người nhập cảnh về nước theo đúng quy định; đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền để người dân hiểu, chung sức đồng lòng cùng chính quyền phòng chống dịch…

Về công tác quản lý hành khách Trung Quốc nhập cảnh vào Việt Nam, Phó Thủ tướng đánh giá cao Quảng Ninh đã thực hiện tốt việc áp dụng tờ khai y tế đối với người nhập cảnh (từ 0 giờ ngày mùng Một Tết Canh Tý - ngày 25/1/2020) qua đó đảm bảo việc cung cấp thông tin để các cơ quan chức năng nắm bắt, giám sát, quản lý. Đối với việc một số bà con sang Trung Quốc làm ăn, buôn bán quay trở về, Phó Thủ tướng yêu cầu tỉnh Quảng Ninh, thành phố Móng Cái thực hiện khám sàng lọc, kiểm dịch, cách ly thật nghiêm túc, không để mầm bệnh đi sâu vào bên trong nội địa. Trong quá trình khám sàng lọc, điều trị phải làm theo đúng chỉ đạo của Bộ Y tế.

Còn tại Lạng Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, Phó Trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV gây ra, đánh giá cao Lạng Sơn đã tích cực chuẩn bị công tác phòng dịch dù tính đến ngày 2/2, tỉnh này chưa phát hiện, cách ly ca nghi ngờ. Trong đó, Lạng Sơn có quy trình chặt chẽ trong nhập cảnh khách từ Trung Quốc vào Việt Nam, in đầy đủ số điện thoại đường dây nóng của các cơ sở y tế từ Trung tâm Y tế huyện, thành phố… để người dân có thể gọi điện, nghe tư vấn về nCoV, cũng như đã có những tờ rơi in bằng nhiều thứ tiếng để người dân, hành khách hiểu biết về bệnh. Đồng thời tuyên truyền người dân thời điểm này không sang biên giới thăm thân; phun khử trùng trường học, cửa khẩu, di tích...

Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên yêu cầu Lạng Sơn thực hiện nghiêm việc cấm người qua lại đường mòn, lối mở khu vực biên giới; cách ly ngay người Việt trở về từ vùng dịch trong vòng 14 ngày; giám sát ca nghi ngờ tại cộng đồng. Thứ trưởng yêu cầu Lạng Sơn giám sát chặt chẽ lượng người trở về từ Trung Quốc.Theo đó, tờ khai y tế là yếu tố quan trọng.

Theo Thứ trưởng, bản chất của tờ khai y tế là để ngăn chặn mầm bệnh từ đầu ngay cửa nhập cảnh. Do đó, để phát huy giá trị tờ khai y tế cửa khẩu của các ga, cửa khẩu, nơi xuất nhập cảnh, Bộ Y tế đã có văn bản chỉ đạo, tại phiếu tờ khai y tế cần ghi rõ họ tên, số điện thoại, địa chỉ (ở Việt Nam). Sau mỗi ngày, cán bộ kiểm dịch phải lập danh sách những người kê khai y tế, gửi về cơ sở y tế địa phương, để y tế cơ sở (phường, xã, thôn, xóm…) theo dõi chặt chẽ đối tượng trong vòng 14 ngày. Đây cũng là điểm rất có giá trị để điều tra dịch tễ.

Theo yêu cầu, người khai tờ khai y tế phải liên lạc một ngày 2 lần với cơ quan y tế địa phương. Nếu trường hợp này không chủ động liên lạc thì y tế cơ sở phải chủ động liên lạc thậm chí nếu không được phải trực tiếp xuống kiểm tra. Nếu người đó có những biểu hiện bệnh như (sốt, ho, khó thở) thì phải mời ngay lên cơ sở y tế có chức năng giám sát, thu dung, sàng lọc, cách ly, điều trị… theo đúng hướng dẫn; còn nếu không có dấu hiệu thì loại trừ.

Chủ động thực hiện đúng biện pháp phòng dịch

Làm việc với lãnh đạo các tỉnh, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên nhấn mạnh, trong chống dịch, điều quan trọng nhất là tuyên truyền để người dân hiểu và thực hiện đúng quy định, không chủ quan, nhưng cũng không hoảng loạn

Tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn người dân chủ động thực hiện đúng các biện pháp phòng dịch. Trong đó, người dân ra đường, đến nơi đông người có thể sử dụng khẩu trang thông thường bằng vải, giặt sạch phơi khô, không cần dùng đến khẩu trang chuyên dụng, khẩu trang 4 lớp, khẩu trang N95. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng với nước sạch. Trường hợp bất đắc dĩ không có xà phòng nước sạch mới dùng dung dịch s át khuẩn, với tiêu chuẩn nồng độ cồn trên 60%, không cần loại đặc hiệu trong y tế. Hạn chế đến nơi đông người. Tích cực vệ sinh nhà cửa, các bề mặt dụng cụ trong gia đình… bằng dung dịch sát khuẩn thông thường. Đối với bảng tuyên truyền về dịch nCoV tại các cửa khẩu quốc tế, lãnh đạo Bộ Y tế yêu cầu cần tuyên truyền dễ hiểu, ngắn gọn để người dân đọc là hiểu ngay.

Tính tới chiều 3/2, Việt Nam đã ghi nhận 8 bệnh nhân dương tính nCoV, một bệnh nhân đã được ra viện (ca bệnh ở Thanh Hoá). Bảy trường hợp còn lại đang được điều trị, cách ly, theo dõi tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 (3 bệnh nhân); Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Khánh Hoà (1 bệnh nhân); Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM (2 bệnh nhân, một trong số này đã khỏi bệnh); Bệnh viện Nhiệt đới TPHCM (1 bệnh nhân). Tình trạng sức khoẻ của các bệnh nhân nhiễm nCoV tại Việt Nam ổn định, tiến triển tích cực.

 Thu Nguyên

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nam bác sĩ hiến giác mạc của mẹ để mang lại ánh sáng cho 2 người

Nam bác sĩ hiến giác mạc của mẹ để mang lại ánh sáng cho 2 người

Y tế - 12 giờ trước

Nam bác sĩ quyết định hiến tặng giác mạc người mẹ theo di nguyện của bà để mang lại ánh sáng cho hai người bệnh

Cô gái 20 tuổi ở Phú Thọ bị u nang buồng trứng xoắn khi mang thai ở tuần thứ 9 may mắn thoát nạn

Cô gái 20 tuổi ở Phú Thọ bị u nang buồng trứng xoắn khi mang thai ở tuần thứ 9 may mắn thoát nạn

Y tế - 22 giờ trước

GĐXH - Ca phẫu thuật tiến hành thành công trong 1 giờ, không xảy ra tai biến, không tạo cơn co tử cung, thai nhi trong buồng tử cung hoàn toàn ổn định, không bị ảnh hưởng.

Người đàn ông ở Bắc Giang nguy kịch sau khi uống 10 lít nước kiềm pha muối mỗi ngày

Người đàn ông ở Bắc Giang nguy kịch sau khi uống 10 lít nước kiềm pha muối mỗi ngày

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Nghe theo thầy lang, mỗi ngày, bệnh nhân uống khoảng 10 lít nước kiềm pha muối và không ăn bất cứ loại thực phẩm nào.

Có thể phát hiện sớm nguy cơ, giúp phòng ngừa ung thư, đột quỵ từ sớm

Có thể phát hiện sớm nguy cơ, giúp phòng ngừa ung thư, đột quỵ từ sớm

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Đây là nội dung được đưa ra tại tọa đàm “Sức khỏe về gen và chống lão hóa” diễn ra ngày 26/9 tại Hà Nội.

Bác sĩ kể chuyện cứu sống bệnh nhân trong tình cảnh 'ngàn cân treo sợi tóc'

Bác sĩ kể chuyện cứu sống bệnh nhân trong tình cảnh 'ngàn cân treo sợi tóc'

Y tế - 2 ngày trước

Khi tình trạng bệnh nhân nguy kịch với chỉ số sinh tồn rất thấp các bác sĩ tiến hành ca mổ khẩn. Với sự nỗ lực của ekip mổ, bệnh nhân được cứu sống ngoạn mục.

'Phụ nữ hiện đại, tự chủ cuộc sống': Nâng cao nhận thức cộng đồng về chăm sóc sức khỏe sinh sản

'Phụ nữ hiện đại, tự chủ cuộc sống': Nâng cao nhận thức cộng đồng về chăm sóc sức khỏe sinh sản

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Hưởng ứng Ngày Tránh thai thế giới (26/9), Báo Phụ Nữ Việt Nam tổ chức Tọa đàm với chủ đề "Phụ nữ hiện đại, tự chủ cuộc sống".

Vụ 220 người ngộ độc tại Vĩnh Long: Có 3 loại vi sinh vật trong thức ăn

Vụ 220 người ngộ độc tại Vĩnh Long: Có 3 loại vi sinh vật trong thức ăn

Y tế - 3 ngày trước

Các món thức ăn gồm ngô xào củ cải thịt nạc; đậu hũ rán; ngô xào chay; đùi gà chiên nước mắm; thịt lợn xào đậu, cà rốt; rau xà lách, dưa leo, cà chua; trái cây (táo, chuối).

Sau 6 ngày bị gạch rơi vào chân, người đàn ông ở Hưng Yên nhập viện cấp cứu

Sau 6 ngày bị gạch rơi vào chân, người đàn ông ở Hưng Yên nhập viện cấp cứu

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH – Trong quá trình xây đắp tường chống lũ, ông K bị gạch rơi vào chân. 6 ngày sau, ông xuất hiện tình trạng khó há miệng tăng dần, khó nuốt, bụng cứng nên được đưa đi cấp cứu.

Người nhận tim của nam thanh niên 32 tuổi chết não ở Hà Nội được xuất viện

Người nhận tim của nam thanh niên 32 tuổi chết não ở Hà Nội được xuất viện

Y tế - 3 ngày trước

Sau 1 tháng thực hiện ghép tim xuyên Việt, bệnh nhân L.A.H. đã khoẻ mạnh và được về với gia đình.

Gạch rơi vào chân khi đắp tường phòng lũ, người đàn ông cứng miệng không thể há to

Gạch rơi vào chân khi đắp tường phòng lũ, người đàn ông cứng miệng không thể há to

Y tế - 3 ngày trước

Khi cùng người dân đắp tường phòng lũ do bão số 3 Yagi vừa qua, ông K. bị vết thương nhỏ do gạch rơi vào chân. Sau đó, ông K. xuất hiện tình trạng khó há miệng tăng dần, khó nuốt, bụng cứng...

Top